Xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing ở khách sạn ATS - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN 3
1.1 Một số nét khái quát về kinh doanh khách sạn 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn 3
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của ngành trong nền kinh tế quốc dân 5
1.2 Marketing khách sạn 6
1.2.1 Dịch vụ đặc điểm dịch vụ và các hàm ý marketing 6
1.2.2 Định nghĩa và phương hướng marketing khách sạn 8
1.2.3 Những đặc trưng cơ bản của marketing dịch vụ và marketing trong kinh doanh khách sạn 10
1.2.4 Các phương pháp tiếp cận marketing khác nhau cần cho ngành khách sạn 11
1.3 Khái niệm và nội dung của chiến lược marketing 12
1.3.1 Khái niệm về chiến lược marketing 13
1.3.2 Nội dung xây dựng chiến lược marketing 13
1.3.2.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu 13
1.3.2.2 Hoạch định hệ thống marketing-mix trên thị trường mục tiêu 21
1.3.3.3 Xây dựng ngân sách marketing: (chúng ta tới đó bằng cách nào?) 26
1.4 Các chiến lược marketing 27
1.4.1.Chỉ chọn một thị trường mục tiêu từ một số phân đoạn thị trường và thị trường riêng của mình. Chiến lược thị trường mục tiêu đơn. 27
1.4.2 Tập chung vào một số thị trường mục tiêu được chọn từ một loạt các phân đoạn thị trường. Chiến lược marketing tập chung. 27
1.4.3 Chiến lược marketing toàn diện: chú ý tới tất cả các phân đoạn thị trường trong một thị trường, với phương pháp tiếp cận riêng cho từng phân đoạn. 27
1.4.4 Chiến lược marketing không phân biệt: thấy rằng có các đoạn thị trường khác nhau nhưng bỏ qua tất cả khi tiến hành tiếp thị. 28
CHƯƠNG 2 28
THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING Ở KHÁCH SẠN ATS-HÀ NỘI 28
2.1 Khái quát về khách sạn 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn ATS 30
2.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh và khách hàng hiện tại của khách sạn 32
2.2 Những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh của khách sạn ATS 35
2.3 Đánh giá việc xây dựng chiến lược marketing ở khách sạn ATS 38
2.3.1 Nội dung xây dựng chiến lược marketing ở khách sạn ATS 38
2.3.1.1 Công tác nghiên cứu, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu 38
2.3.1.2 Hệ thống marketing-mix của khách sạn ATS 40
2.3.1.3 Đánh giá mục tiêu marketing và ngân sách cho chiến lược marketing 51
2.4 Đánh giá tổng quát 52
CHƯƠNG III 55
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING Ở KHÁCH SẠN ATS 55
3.1 Xu hướng phát triển thị trường du lịch và mục tiêu trong những năm tới của khách sạn 55
3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt nam 55
3.1.2 Xu hướng phát triển của thị trường khách sạn du lịch ở Hà nội 59
3.1.3 Thực trạng và phương hướng hoạt động của khách sạn ATS trong những năm tới 61
3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược marketing ở khách sạn ATS 63
3.2.1 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược marketing 63
3.2.2 Nghiên cứu phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu 64
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống marketing-mix 67
3.2.4 Xác định ngân sách marketing 76
3.3 Một số đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing ở khách sạn ATS 77
3.4. Điều kiện thực thi các ý kiến đề xuất 79
KẾT LUẬN 81
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN

1.1 Một số nét khái quát về kinh doanh khách sạn
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn
Khái niệm:
Khách sạn là một trong những bộ phận rất quan trọng của ngành du lịch. Kinh doanh khách sạn là hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú. Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng cách cho thuê các phòng nghỉ đã được chuẩn bị sẵn với các tiện nghi cần thiết cho khách nghỉ qua đêm hay thực hiện các kỳ nghỉ dài hạn, nhưng ngoại trừ việc lưu trú thường xuyên tại đó. Khách sạn còn có thể bao gồm các dịch vụ như: ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác cung cấp cho khách.
Đặc điểm kinh doanh khách sạn:
- Kinh doanh khách sạn luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh hết sức gay gắt vì lượng cung tương đối cố định trong khi cầu thay đổi khá mạnh.
- Đôi khi hoạt động của khách sạn có mật độ rất lớn. Kinh doanh khách cũng giống như kinh doanh du lịch nên nó có tính mùa vụ cao.
- Tại khách sạn diễn ra các sự kiện rất quan trọng trên thế giới. Khách sạn là nơi đem con người đến với nhau để giải quyết các vấn đề của thế giới.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải có nguồn vốn ban đầu lớn, hoạt động kinh doanh của khách sạn diễn ra quanh năm.
- Nhu cầu sử dụng các dịch vụ khách sạn mang tính mùa vụ.
- Kinh doanh khách sạn đa dạng và phức tạp do đặc điểm của sản phẩm khách sạn. Trong các dịch vụ mà khách sạn cung ứng cho khách hàng đều có sự tham gia của nhân viên, mà những người này thường xuyên phải giao tiếp với khách; việc quản lý những con người đó để đảm bảo chất lượng dịch vụ có nhiều khó khăn.
Sản phẩm khách sạn là một sản phẩm tổng hợp, nó không phải chỉ có một sản phẩm, mà gồm nhiều sản phẩm hợp thành. Không thể có khách sạn chỉ kinh doanh lưu trú, sản phẩm trong khách sạn rất phong phú và nó có làm hài lòng khách hàng không? điều đó phụ thuộc vào thái độ phục vụ của nhân viên tiếp xúc.
- Kinh doanh khách sạn là hỗn hợp của nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau, đòi hỏi những con người có trình độ hết sức khác nhau. Tuy vậy phải nhằm mục đích chung là phục vụ chu đáo cho khách.
- Rất khó lường trước những khó khăn trong quản lý do nhân viên và do khách gây ra, vì vậy người quản lý phải linh hoạt trong điều phối. Nhân viên tiếp xúc phải hiểu được tâm lý của khách để hạn chế tới mức thấp nhất sự không hài lòng của khách khi tiêu dùng sản phẩm của khách sạn.
- Các vấn đề xảy ra trong khách sạn tuy không phải là lớn nhưng lại đòi hỏi có những quyết định kịp thời.
- Vai trò của các nhân viên ở các bộ phận khác nhau đều phải làm nhiệm vụ khuyếch trương các dịch vụ của khách sạn với khách hàng.
- Các dịch vụ trong khách sạn rất dễ bị sao chép, cách tốt nhất để tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm là tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên, các nhà quản lý cố gắng tăng sức cạnh tranh của mình bằng cách tạo ra sự khác biệt.
Sản phẩm khách sạn: là sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia của nhân viên phục vụ trong khách sạn.
- Sản phẩm khách sạn rất đa dạng, tổng hợp nó mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ và có những phần do khách sạn tạo ra nhưng khách sạn là người cuối cùng phục vụ cho khách. Khách sử dụng các dịch vụ trong khách sạn là sự kết hợp của nhiều dịch vụ theo sơ đồ sau:


IdMJ2YX67nw27JO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status