Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình



MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
Chương I: Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. 3
1.1. Tổng quan về du lịch và khách du lịch 3
1.1.1. Khái niệm du lịch 3
1.1.2. Khách du lịch 4
1.1.3. Sản phẩm du lịch 8
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn thu hút khách du lịch 8
1.2.1. Những nhân tố chung 8
1.2.2. Những nhân tố thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 12
 
Chương II: Thực trạng kinh doanh du lịch và hoạt động phát triển nguồn khách của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua ( 1992 – 2002) 16
2.1. Khái quát về Sở Thương mại và du lịch Hoà Bình 16
2.1.1. Lịch sử hình thành. 16
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 17
2.2. Các điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch của tỉnh Hoà Bình 18
2.2.1. Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Hoà Bình 18
2.2.2. Các cơ sở hạ tầng xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch 22
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thụât của ngành du lịch Hoà Bình 25
2.2.4 Nguồn dân cư xã hội và lao động trong ngành du lịch Hoà Bình 31
2.3. Tình hình khách du lịch đến Hoà Bình và kết quả kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua 34
2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua 42
2.4. Đánh giá các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình trong thời gian vừa qua 46
2.4.1. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình 46
2.4.3. Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch 48
2.4.4. Chính sách giá 48
2.4.5. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch Hoà Bình 49
2.4.6. Đánh gía tổng quát về tình hình kinh doanh và các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 1999 - 2002. 49
Chương III: Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Hoà bình trong giai đoạn 2003-2010 55
3.1 Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình 55
3.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình 55
3.3. Các mục tiêu của ngành du lịch Hoà Bình trong giai đoạn 2003-2010. 57
3.4. Xác định thị trường mục tiêu của du lịch Hoà Bình trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 58
3.4.1. Khách du lịch quốc tế 58
3.4.2. Khách du lịch nội địa 59
3.5. Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình trong gia đoạn 2003-2010. 59
3.5.1. Các giải pháp thuộc cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Hoà Bình 59
3.5.2. Các giải pháp thuộc phạm vi doanh nghiệp du lịch 64
3.6. Một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2003 - 2010 69
3.6.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Hoà Bình 69
3.6.2. Kiến nghị với Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình 70
3.6.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh 70
Kết luận 71
Tài liệu tham khảo 73
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hữu sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty cổ phần
- Công ty TNHH
- Hợp tác xã
Quy mô khách sạn, nhà nghỉ ở Hoà Bình còn nhỏ, khách sạn trung bình có từ 20 đến 50 phòng, không có khách sạn trên 100 phòng. Hầu hết các khách sạn tập trung ở thị xã Hoà Bình, còn ở các điểm du lịch khác chỉ có nhà nghỉ.
Với đặc điểm chủng loại và tỷ lệ phân bố của khách sạn ở Hoà Bình như trên ta thấy:
+ Mức độ tập trung khách sạn ở khu vực thị xã và ở các điểm du lịch không đồng đều, gây ra cạnh tranh gay gắt ở khu tập trung đông khách sạn.
+ Sự đa dạng về chủng loại cho phép phục vụ được nhiều thị trường có khả năng thanh toán khác nhau, yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau.
+ Hầu như không có khách sạn qui mô nhỏ dưới 10 phòng nên dễ hơn cho các cơ quan quản lý.
2.2.3.2. Các cơ sở vui chơi giải trí
Cho đến nay các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương nói chung và khách du lịch nói riêng ở Hoà Bình còn cùng kiệt nàn và đơn điệu. Ngoài một số danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, di tích lịch sử, di tích văn hoá, phục vụ cho nhu cầu tham quan như thuỷ điện Sông Đà, lòng hồ Sông Đà, khu mộ cổ Đống Thếch … còn các hình thức vui chơi giải trí khác như leo núi, lễ hội, sinh hoạt văn hoá các dân tộc chưa được đầu tư khai thác mặc dù đây là thế mạnh của du lịch Hoà Bình. ở các khu vực khác của tỉnh không có hình thức vui chơi giải trí nếu có thì không lớn do chưa được đầu tư hợp lý.
- Khách đến Hoà Bình ngoài việc tham quan một số điểm du lịch thì không còn cách giải trí nào mang tính chất độc đáo, thể hiện bản sắc văn hoá đặc thù của địa phương. Chính vì vậy đã làm cho khách du lịch cảm giác nhàm chán không kéo dài được thời gian lưu trú của khách, không kích thích chi tiêu, lượng khách quay lại lần hai thấp.
Từ thực trạng này cho thấy việc tăng tốc độ đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại Hoà Bình là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Làm được điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc thu hút khách và lưu giữ khách của du lịch Hoà Bình trong tương lai.
Hiện nay, Hoà Bình đang có một số dự án xây dựng khu du lịch trong đó có các dịch vụ vui chơi giải trí. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Hoà Bình.
2.2.3.3. Cơ sở vận chuyển khách
Vận chuyển khách là một dịch vụ không thể thiếu trong một chuyến du lịch. Với phương tiện vận chuyển tốt, an toàn sẽ gây thiện cảm và tâm lý thoải mái cho du khách.
* Vận chuyển đường bộ
Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 50 xe (8 – 45 chỗ) vận chuyển khách trong đó có 5 đều xe được phép vận chuyển quốc tế. Phần lớn các xe chỉ vận chuyển khách nội địa. Nhìn tổng thể thị trường vận chuyển khách du lịch đường bộ ở Hoà Bình còn tương đối lộn xộn. Các đầu xe của tư nhân và các thành phần kinh tế khác không có chức năng vận chuyển khách du lịch nhưng vẫn vận chuyển khách. Có lẽ đây cũng là hiện tượng phổ biến ở các địa phương. Điều này làm cho doanh thu vận chuyển khách thấp.
* Vận chuyển đường thuỷ
Do địa bàn tỉnh có hồ thuỷ điện, tạo thành tuyến du lịch trên lòng hồ nên có điều kiện phát triển du lịch vận chuyển khách bằng đường thuỷ. Tổng phương tiện tham gia vận chuyển có 8 chiếc, trong đó có 3 chiếc tàu và 5 chiếc thuyền với sức chở tổng cộng là 150 người. Những phương tiện này thuộc quyền quản lý của 2 đơn vị : Công ty du lịch tỉnh Hoà Bình và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Ngoài ra còn có hàng chục phương tiện của tư nhân tham gia vận chuyển khách. Nhìn chung các phương tiện này cần được sửa chữa làm mới để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ để thu hút khách và khai thác có hiệu quả khách du lịch hồ Hoà Bình.
2.2.3.4. Các Công ty lữ hành, đại lý lữ hành
Trước đây Hoà Bình có một đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng hiện nay đơn vị này không đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế nữa. Có 2 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa Công ty cổ phần thương mại du lịch Đà Giang và Công ty khách sạn Phương Lâm.
2.2.4 Nguồn dân cư xã hội và lao động trong ngành du lịch Hoà Bình
2.2.4.1. Nguồn dân cư
Tính đến cuối năm 2002 dân số toàn tỉnh khoảng 800 nghìn người trong đó dân tộc Mường chiếm 60,3%. Dân tộc Kinh chiếm 31% còn lại là dân tộc Thái, Tày, Dao, H’mông chiếm 8,7%. Như vậy 69 % dân số tỉnh thuộc dân tộc ít người. Phân bố tổng số lao động chiếm 57%. Lao động có trình độ chuyên môn chiếm 8%. Lao động tốt nghiệp PTTH chiếm 25%. Dân tộc Hoà Bình với nhiều phong tục tập quan riêng biệt, độc đáo, mến khách và thân thịên đặc biệt là truyền thống văn hoá và phong tục tập quán của 7 dân tộc anh em được lưu giữ lâu đời. Tất cả được quyện chặt vào nhau tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo và đa dạng phục vụ đắc lực cho việc hấp dẫn và thu hút khách .
2.2.4. 2. Lao động ngành du lịch
Lao động trong du lịch tập trung chủ yếu ở khách sạn và các doanh nghiệp lữ hành.
Tính đến cuối năm 2002 lao động trong ngành du lịch có 427 lao động trong đó có số lượng lữ hành 73 lao động chiếm 17,1%.
Số lượng lao động trong khách sạn có 300 lao động 70,3%. Còn lại là lao động trong các dịch vụ khác: vận chuyển khách du lịch, khu vui chơi giải trí ...
Biểu 6. Hiện trạng lao động trong ngành du lịch Hoà Bình.
Trình độ
1997
1998
1999
2000
2001
2002

%

%

%

%

%

%
ĐH và trên ĐH
18
3,92
19
4,7
11
3
60
12,4
60
14
60
14
CĐ & TH
34
7,41
183
45,4
127
35
149
30,8
149
35
149
35
LĐ khác
407
88,7
201
49,9
226
62
275
56,8
218
51
218
51
Tổng
459
403
364
484
427
427
Nguồn: Sở thương mại – du lịch Hoà Bình
Như vậy, mặc dù lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng lại tăng dần qua các năm và đến 2002 chiếm 14%, lao động có trình độ cao đẳng và trung học hầu như không thay đổi, còn lao động khác giảm rất nhanh năm 1997 chiếm 88,67% đến năm 2002 chiếm 51%. Mặc dù lao động khác chiếm tỷ lệ vẫn cao nhưng đã có sự chuyển biến về trình độ lao động qua các năm của ngành du lịch Hoà Bình, chuyển biến này chứng tỏ ngành du lịch Hoà Bình đang có bước đầu tư mạnh vào lao động .
Biểu đồ 1 : Sự biến động về trình độ lao động trong ngành du lịch Hoà Bình
Một số nhận xét về lao động trong ngành du lịch của tỉnh Hoà Bình.
- Lao động trong các khách sạn Nhà nước có tuổi đời bình quân cao trong ngành. Có thâm niên công tác lâu năm. Trình độ dạy nghề tương đối cao do việc tích luỹ kinh nghiệm nên chất lượng phục vụ trong các khách sạn này nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hạn chế của lao động trong khách sạn quốc doanh đó là thiếu lao động trẻ, tỷ lệ biết ngoại ngữ thấp. Vì vậy việc trang bị kiến thức về ngoại ngữ và nghiệp vụ quy trình quản lý theo công nghệ tiên tiến là rất cần thiết nhằm nâng cao nghiệp vụ chất lượng phục vụ trong khối khách sạn này.
- Lao động trong các khách sạn tư nhân chủ yếu là những người trong gia đình mặc dù số lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao nhưng hầu hết chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Việc đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn chỉ được t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status