Thiết kế hệ thống tính toán thông tin vsatipstar - pdf 14

Download miễn phí Thiết kế hệ thống tính toán thông tin vsatipstar
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự linh hoạt của con người cũng đòi hỏi ở mức cao hơn và đặc biệt là vị trí địa lý của Vệt Nam ta hơn 1/3 là đồi núi, do đó mạng thông tin hữu tuyến không đáp ứng hết các nhu cầu kể cả trong thương mại và quân sự. Các hệ thống thông tin vệ tinh trạm mặt đất VSAT ra đời là để đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu của con người, cũng như đáp ứng được dịch vụ giá rẽ trong thương mại. Vấn đề tài nguyên tần số rất hạn hẹp, nên việc cấp phát kênh tần số đòi hỏi phải được tối ưu để không làm ảnh hưởng đến các hệ thống khác, đồng thời giảm nhiễu trong hệ thống. Mặc khác, do hệ thống thông tin vệ tinh VSAT sử dụng trong môi trường truyền vô tuyến có suy hao đường truyền lớn, đặc biệt là suy hao do mưa, giao thoa (Interference) và các loại nhiễu khác (như nhiễu nhân tạo, nhiễu công nghiệp, ) làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hệ thống.
Đề tài “Hệ thống thông tin vệ tinh VSAT IPSTAR” với mục đích đề xuất lộ trình tuyến thông tin vô tuyến vệ tinh VSAT tại Việt Nam, đồng thời đánh giá chất lượng tuyến đã triển khai. Đề tài được chia ra làm năm chương:
Chương 1 : Trình bày tổng quan về thông tin vệ tinh VSAT
Chương 2 : Trình bày kỹ thuật trạmạm mặt đất và Hub-nhiễu và các vấn đề khi hoạt động
Chương 3 : Giới thiệu về VSAT IP-STAR
Chương 4 : Trình bày tổng quan về hệ thống VSAT IPSTAR- phương pháp thiết kế mạng VSAT IPSTAR
Chương 5 : Trình bày phương phápthiết kế mạng VSAT IPSTAR thực tế tại Việt Nam


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VỆ TINH VSAT
1.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG.
VSAT (Verry Small Aperture Terminal) trạm mặt đất khẩu độ nhỏ là một phương tiện truyền thông hiệu quả về mặt kinh tế với các đặc tính đặc trưng, VSAT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong viễn thông phục vụ cho các ứng dụng nhất định nào đó.
Trong chương này giải thích các khái niệm cơ bản về trạm mặt đất VSAT, sơ lược hoạt động và cấu trúc như thế nào cũng như các ứng công cụ thể. Ngoài ra còn trình bày chức năng trong ứng dụng và cả các giao diện mặt đất.
1.2 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG VSAT.
1.2.1 Giới thiệu chung.
VSAT (Verry Small Aperture Terminal) trạm mặt đất khẩu độ nhỏ hay đầu cuối khẩu độ nhỏ, được sử dụng phổ biến trong dịch vụ vệ tinh cố định (FSS) - đây là kiểu phân phối dữ liệu trực tiếp tới người sử dụng. Tại Mỹ từ năm 1981 các hệ thống cỡ nhỏ được dùng cho các ứng dụng chuyên dùng và là các trạm mặt đất một chiều (One Way). Các trạm mặt đất được trang bị các anten với đường kính 0.6m và có khả năng thu dữ liệu với tốc độ bít thấp (0,3 ÷ 9,6 Kbit/s) và được phát đi thông qua trạm mặt đất trung tâm (Hub). Do việc thu được thực hiện trên anten có đường kính nhỏ như vậy vệ tinh cần có một hệ số phát xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) rất cao. Vì vậy việc ứng dụng kỹ thuật truy cập và điều chế trải phổ để tránh can nhiễu đến từ các hệ thống thông tin khác sử dụng cùng băng tần. Từ năm 1984, các hệ thống hai chiều (Two Way) vẫn dựa trên các nguyên lý trên cũng được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên sau đó cũng xuất hiện thế hệ mới băng tần là 14/12Ghz, với khả năng đảm bảo thông lượng dữ liệu rất cao (64kbit/s) mặc dù đường kính anten có lớn hơn (trên 1.2m) và sử dụng kỹ thuật điều chế khác (kết hợp TDM/TDMA).
1.2.2 Đặc tính của hệ thống VSAT.
Các trạm mặt đất VSAT thường sử dụng trong các mạng khép kín ở các ứng dụng có tính chuyên dụng, kể cả quảng bá thông tin lẫn trao đổi thông tin.
Các trạm mặt đất VSAT (từ xa) thường thiết lập trực tiếp ở khuôn viên hay những nơi không được giám sát thường xuyên.
Các trạm mặt đất VSAT thường là thành phần của một mạng hình sao bao gồm một trạm trung tâm (Hub) tương đối lớn và nhiều trạm VSAT từ xa. Tuy nhiên một vài mạng lại hoạt động theo cấu hình điểm nối điểm hay theo cấu hình mạng lưới không cần Hub.
1.3 CÁC ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG VSAT.
1.3.1 Tổng quát về tính ưu-nhược của hệ thống VSAT.
Các hệ thống VSAT thường được sử dụng dưới hình thức tư nhân, một nhóm người sử dụng khép kín, hay các mạng thông tin số trong đó các trạm VSAT từ xa được thiêt lập trực tiếp tại khuôn viên của người sử dụng từ xa.
Xét mạng VSAT có những ưu điểm so với các mạng thông tin mặt đất khác:
Khả năng cung cấp dịch vụ lớn do tầm phủ sóng lớn.
Việc triển khai mạng trở nên linh hoạt nhờ việc dễ dàng thay đổi cấu hình và cho phép thiết lập các VSAT mới ở bất kỳ nơi nào nằm trong vùng phủ sóng.
Khả năng quảng bá thông tin, đặc biệt là đối với việc phân phối dữ liệu.
Khả năng truyền dẫn với tốc độ bit cao, thường là 64, 128 Kbit/s hay hơn.
Chi phí thông tin không phụ thuộc vào khoảng cách.
Không có nút mạng trung gian giữa người sử dụng đầu cuối và hệ thống thông tin trung tâm (Hub). Điều này làm cho hệ thống VSAT có đặc tính hoạt động rất cao như độ tin cậy, độ sẵn dùng và chất lượng truyền dẫn cao (lỗi Bit-Ber thấp).
Nhưng mạng VSAT cũng còn nhược điểm trễ truyền dẫn trên đường truyền vệ tinh. Do đó cần chú ý đến các giao thức ứng dụng và thông tin phải có khả năng thích ứng với việc xử lý thời gian trễ này (đặc biệt là mạng GSM).
1.3.2 Các ứng dụng trong thông tin một chiều.
1.3.2.1 Phân phối dữ liệu và phân phối tín hiệu Video.
Ứng dụng phân phối dữ liệu (truyền thông dữ liệu) là ứng dụng phổ biến nhất của thông tin một chiều, tức là phân phối thông tin dưới dạng tín hiệu số từ Hub tới tất cả các thuê bao hay một số các giới hạn trong thuê bao (như: tin tức, thông cáo báo chí, thông tin thời tiết, truyền hình giải trí ...).
Việc phân phối tín hiệu Video tới các trạm VSAT có thể thực hiện dưới hai hình thức chính:
Dùng VSAT thu các tín hiệu Video (hay truyền hình) ở tốc độ bít thấp (1.5 hay 2.4Mbit/s), tức là hoạt động theo chế độ bình thường.
Thu các tín hiệu số hay tín hiệu TV/FM truyền thống (analog), dưới dạng chức năng phụ trợ của VSAT. Chức năng thường được thực hiện thông qua một cổng ra phụ ở khối chuyển đổi nhiễu thấp (LNC).
1.3.2.2 Thu nhập dữ liệu.
Các VSAT một chiều có thể sử dụng ở hướng ngược lại từ trạm VSAT đến các Hub cho mục đích thu nhập dữ liệu. Nghĩa là truyền dữ liệu tự động thông qua VSAT từ các bộ cảm biến từ xa. Các ứng dụng phổ biến là giám sát khí tượng hay môi trường, giám sát mạng truyền tải điện tự động…
1.3.3 Các ứng dụng hai chiều.
1.3.3.1 Truyền dữ liệu.
Thông tin vệ tinh VSAT hai chiều bổ sung thêm cho các dịch vụ thông tin một chiều ở trên, các dịch vụ thông tin VSAT hai chiều mang lại một phạm vi ứng dụng gần như không giới hạn.
Đối với truyền dữ liệu, các mạng VSAT thương mại ngày càng sử dụng phổ biến cho rất nhiều hình thức truyền dữ liệu khác nhau, đặc biệt là với truyền dữ liệu hai chiều. Điều này làm cho tính linh động của mạng tăng lên rất nhiều và đặc biệt là đối với kiểu truyền dữ liệu và file theo phương pháp tương hổ hay theo kiểu luân phiên hỏi đáp. Trong thực tế các mạng VSAT hoạt động tương tự như “Mạng dữ liệu chuyển mạch gói (PSDN)”. Các ứng dụng điển hình của mạng như: chuyển đổi truyền trọn gói các file dữ liệu quản lý trong kinh doanh từ các chi nhánh về trung tâm xử lý dữ liệu, thu thập dữ liệu và đặc biệt cung cấp dịch vụ điều khiển và giám sát dữ liệu theo yêu cầu (SCADA), các dịch vụ thư điện tử, xử lý từ xa các VSAT có thể truy cập vào một máy tính chủ thông qua Hub.
1.3.3.2 Video hội nghị
Đối với truyền Video hội nghị, theo sự phát triển kỹ thuật nén hình ảnh số, các bộ mã hoá và giải mã (coder) video tốc độ bít thấp đã tạo điều khiển cho việc thực thi hình thức video hội nghị phục vụ cho các hoạt động kinh doanh với mục đích tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.
1.4 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT CỦA VSAT.
1.4.1 Tổng quan về các kiểu VSAT.
Hầu hết các ứng dụng VSAT đều dựa trên khái niệm sau:
- Mạng hình sao: Gồm một trạm mặt đất trung tâm gọi là Hub, được trang bị một anten tương đối lớn và một trạm mặt đất từ xa được trang bị anten cỡ nhỏ. Mọi đường thông tin giữa các trạm VSAT từ xa đều thông qua Hub.
Luồng thông tin từ Hub tới VSAT được thực hiện trên kênh tuyến ra (outbound), còn luồng thông tin giữa VSAT tới Hub được thực hiện trên kênh tuyến vào (inbound). Các chế độ thông tin trên các kênh tuyến ra được phân phối đồng thời từ Hub tới các VSAT. Trong khi các kênh tuyến vào yêu cầu được phúc đáp riêng lẻ được thiêt lập từ mỗi một trạm VSAT từ xa tới Hub.
Phần lớn các đặc điểm áp dụng cho thông tin hai chiều (các VSAT thu/phát). Tuy nhiên cũng có...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status