Chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls - pdf 14

Download miễn phí Khóa luận Chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .
MỤC LỤC .
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .
CHƯƠNG 1 : CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS
1.1. Tổng quan chuyển mạch nhãn đa giao thức
1.1.1. Giới thiệu .
1.1.2. Định tuyến và chuyển mạch gói truyền thống .
1.1.3. MPLS là gì ?
1.1.4. Lợi ích của MPLS
1.2. MPLS và các thành phần .
1.2.1. LERs và LSRs
1.2.2. Lớp chuyển tiếp tương đương FEC
1.2.3. Nhãn .
1.2.4. Tuyến chuyển mạch nhãn (LSP)
1.2.5. Giao thức phân phối nhãn
1.2.6. Kĩ thuật điều khiển lưu lượng
1.2.7. Định tuyến ràng buộc .
1.3. Hoạt động của mạng MPLS .
1.4. Đường hầm trong MPLS
1.5. Kiến trúc hệ thống giao thức MPLS
1.6. Các ứng dụng của MPLS .
1.7. Tóm tắt chương .
CHƯƠNG 2 : CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ .
2.1. Mở đầu .
2.1.1. Động lực QoS .
2.2. Các định nghĩa cơ bản
2.2.1. QoS là gì ?
2.2.2. Một số khái niệm cơ bản của QoS .
2.2.3. Điều kiện cần thiết cho QoS .
2.3. Kiến trúc cơ bản của QoS .
2.3.1. Phân biệt và đánh dấu .
2.3.2. QoS trong các phần tử mạng riêng lẻ .
2.3.3. Quản lý chất lượng dịch vụ
2.4. Mức chất lượng dịch vụ đầu cuối-đầu cuối
2.5. Tóm tắt chương .
CHƯƠNG 3 : CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG MPLS
3.1. Mở đầu .
3.2. Mô hình QoS và TE ban đầu
3.2.1. IntServ với RSVP .
3.2.2. DiffServ
3.2.3. MPLS .
3.3. MPLS với DiffServ
3.3.1. MPLS hỗ trợ DiffServ
3.3.2. Kĩ thuật điều khiển lưu lượng DiffServ-Aware MPLS
3.4. Thực hiện quản lý hàng đợi trong MPLS-DiffServ
3.5. Các thành phần QoS trong MPLS UNI
3.6. Tóm tắt chương
KẾT LUẬN .
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

một
luồng bằng cách hạn chế thông lượng (throughput) của luồng khác.
Yoram Bernet đã phân biệt giữa định nghĩa QoS thụ động và chủ động. Định
nghĩa thụ động miêu tả chất lượng dịch vụ như là lưu lượng chuyển tải qua mạng.
Trong khi định nghĩa chủ động liên quan tới quá trình điều khiển chất lượng dịch vụ
thu được bởi lưu lượng chuyển qua mạng. Định nghĩa chủ động của Bernet về chất
lượng dịch vụ mạng là “ Khả năng điều khiển các quá trình xử lý lưu lượng trong
mạng để mạng có thể gặp được đòi hỏi dịch vụ của ứng dụng nào đó và các chính sách
mà người dùng đưa ra đối với mạng”.
Jerry Ash cung cấp một tập hợp mở rộng các định nghĩa liên quan tới TE và
QoS từ quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ. Trong khi khả năng quản lý và hoạch
định mạng đảm bảo cho chức năng của mạng trong tương lai, quản lý lưu lượng lại
liên quan tới việc tối ưu nguồn tài nguyên có sẵn của mạng dưới các điều kiện khác
Đỗ Tiến Dũng-Lớp K46ĐA
26
Khoá luận tốt nghiệp
nhau. Quản lý lưu lượng bao gồm các chức năng điều khiển định tuyến, quản lý bảng
định tuyến, định tuyến động.
Trong [TE-QoS], QoS được định nghĩa là “một tập hợp các yêu cầu gặp phải
bởi mạng khi truyền dẫn một kết nối hay một luồng, hay tập hợp các ảnh hưởng của
chức năng dịch vụ mà xác định mức độ thoả mãn của người dùng dịch vụ”. Định nghĩa
này là “thụ động” theo phân biêt của Bernet, nhưng định nghĩa sau của Quản lý tài
nguyên QoS là “chủ động” : “chức năng mạng mà bao gồm phân biệt cấp độ dịch vụ,
rút ra bảng định tuyến, quản lý kết nối, cấp phát băng thông, bảo vệ băng thông, dành
sẵn băng thông, định tuyến ưu tiên, hàng đợi ưu tiên”.
Tóm lại, ta sẽ nói về QoS như là sự yêu cầu dịch vụ của rất nhiều các ứng
dụng, và về các quá trình QoS / các chức năng quản lý tài nguyên QoS như quá trình
điều khiển mạng mà cho phép một mạng thoả mãn QoS.
Yêu cầu dịch vụ của các ứng dụng khác nhau có thể biểu diễn bằng một tập
các tham số bao gồm băng thông, trễ, rung pha, mất mát gói, quyền ưu tiên và một vài
thứ khác. Ví dụ thoại và các ứng dụng multimedia rất nhạy cảm với trễ và rung pha,
trong khi các ứng dụng truyền dữ liệu có thể đòi hỏi mất mát gói rất thấp. Chúng ta sẽ
xem các tham số đó là các biến QoS.
2.2.2. Một số khái niệm cơ bản của QoS
Trễ
Trễ là khoảng thời gian một bản tin chiếm khi truyền từ điểm này sang điểm
khác trên mạng. Trễ bao gồm một số thành phần như thời gian tiêu tốn trong hàng đợi
của bộ định tuyến-trễ xếp hàng, thời gian cần thiết để thực hiện quyết định trong bộ
định tuyến-trễ chuyển tiếp, thời gian cần thiết để tuyến vật lý truyền dữ liệu-trễ lan
truyền và thời gian sử dụng để đặt gói tin lên mạng-trễ nối tiếp hoá. Thành phần có thể
được quản lý với QoS là trễ xếp hàng. Gói có ưu tiên cao hơn sẽ được đưa ra để truyền
trước các gói có ưu tiên thấp hơn và các kĩ thuật quản lý hàng đợi như RED có thể
được sử dụng.
Rung pha
Rung pha được định nghĩa như sự biến đổi trong các trễ chuyển tiếp đầu cuối-
đầu cuối. Trong một số ứng dụng, như các ứng dụng thời gian thực không thể chấp
nhận rung pha. Giao thức TCP cũng thực hiện rất kém dưới tác dụng của rung pha, vì
nó cố gắng điều chỉnh tốc độ truyền dẫn của nó tương ứng.
Đỗ Tiến Dũng-Lớp K46ĐA
27
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
Băng thông
Băng thông biểu thị tốc độ tryền dữ liệu cực đại có thể đạt được giữa hai điểm
kết cuối
Tổn hao
Tổn hao gói tin là trường hợp khi gói tin không tới được đích của nó trước thời
gian timeout của bộ thu. Trong mạng TCP/IP thì tổn hao gói tin chủ yếu là do nghẽn,
đây là nguyên nhân tạo ra sự tràn bộ nhớ hay loại bỏ gói tin bởi các phương tiện quản
lý lưu lượng.
Cấp độ dịch vụ (CoS)
Khái niệm cấp độ dịch vụ CoS có nghĩa hẹp hơn QoS và chỉ ra một cách đơn
giản rằng các dịch vụ có thể phân loại được trong các cấp độ khác nhau, có thể được
cung cấp cho người sử dụng và được quản lý độc lập.
Thoả thuận mức dịch vụ (SLA)
SLA là hợp đồng giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ SP, SLA định mức
dịch vụ nào SP định cung cấp. Ý tưởng rất đơn giản : khách hàng nào báo cáo bao
nhiêu lưu lượng họ sẽ gửi và trả tiền cho mức độ tối thiểu được đảm bảo trong lưu
lượng đó.
2.2.3. Điều kiện cần thiết cho QoS.
Với QoS như được định nghĩa ở trên, chúng ta hãy xem xét các yêu cầu cơ bản
mà cần có để có thể thu được nó. Để có thể cung cấp QoS cho nhiều loại yêu cầu
của ứng dụng (ví dụ : thoại, multimedia..), mạng phải thoả mãn hai điều kiện cần thiết
o Điều kiện thứ nhất là băng thông phải được đảm bảo cho một ứng dụng
dưới các điều kiện khác nhau, bao gồm cả nghẽn và lỗi.
o Điều kiện thứ hai là khi một ứng dụng truyền qua mạng, nó phải nhận được
sự đối xử dựa trên cấp độ thích hợp, bao gồm cả sự sắp xếp và việc loại bỏ
gói. Chúng ta có thể nghĩ là hai điều kiện đó là trực giao. Một luồng có thể
có băng thông hiệu quả nhưng phải chịu trễ (điều kiện thứ nhất đạt được
còn điều kiên thứ hai thì không). hay một luồng có thể được phục vụ một
cách thích hợp trong mọi node mạng nhưng bị chấm dứt hay bị méo bởi sự
dao động một chút của băng thông (điều kiện thứ hai đạt được nhưng điều
kiện thứ nhất thì không). Vì thế cần thoả mãn cả hai điều kiện này để
Đỗ Tiến Dũng-Lớp K46ĐA
28
Khoá luận tốt nghiệp
thu được đảm bảo QoS chắc chắn mà đã được yêu cầu bởi nhà cung cấp
dịch vụ và khách hàng của họ.
2.3 Kiến trúc cơ bản của QoS
Kiến trúc cơ bản đối với việc thực thi QoS bao gồm ba phần cơ sở
o Kĩ thuật phân biệt (identification) và đánh dấu (marking) QoS cho việc định
QoS từ đầu cuối tới đầu cuối giữa các phần tử mạng
o QoS trong các phần tử mạng riêng lẻ ( Ví dụ : hàng đợi, sắp xếp và các
công cụ hoạch định lưu lượng)
o Chức năng kiểm soát, quản lý, hoạch định (accouting) đối với việc điều
khiển và quản trị lưu lượng đầu cuối-đầu cuối qua mạng
Hình 10 : Kiến trúc cơ bản của QoS
2.3.1. Phân biệt và đánh dấu QoS
Phân biệt và đánh dấu được thực hiện thông qua phân loại (classification) và
điều phối (reservation)
- Phân loại
Để cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho một loại lưu lượng thì đầu tiên nó phải
được phân biệt. Bước thứ hai gói có thể được đánh dấu. Hai bước đó tạo thành quá
trình phân loại. Khi một gói được phân biệt nhưng không được đánh dấu, phân loại
được xem là trên cơ sở mỗi chặng (per hop), khi mà việc phân loại chỉ liên quan tới
thiết bị mà nó vào, không liên quan tới router tiếp theo. Điều này xảy ra với hàng đợi
ưu tiên (PQ) và hàng đợi tùy ý (CQ). Khi gói được đánh dấu cho việc sử dụng rộng rãi
trên mạng, bit IP ưu tiên có thể được đặt.
Đỗ Tiến Dũng-Lớp K46ĐA
29
Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
Các phương pháp phân biệt lu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status