Truyền tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh - pdf 14

Download miễn phí Truyền tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh
Dòng tín hiệu vào s(t) có tốc độ v bit/s, đi qua bộ chuyển đổi nối tiếp- song song, được chia thành hai dòng tín hiệu I(t) (I : in- phase) và Q(t) (Q: quadrature- phase) cùng có tốc độ v/2 bit/s. Bộ chuyển đổi nối tiếp- song song thực chất là bộ chia 2, chu kỳ bit sau bộ chia bằng hai lần so với trước khi chia, do đó tốc độ bít giảm xuống 1/2.
Tín hiệu I(t), Q(t) đưa vào hai bộ điều chế 2- PSK với các sóng mang trực giao. Tín hiệu sau điều chế 2- PSK được cộng lại với nhau thành tín hiệu QPSK và được đưa tới đổi tần lên, khuếch đại công suất và bức xạ ra không gian


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………………..... 1
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………… 2
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ SƠ ĐỒ KHỐI PHÁT TRONG TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH………. 4
Vệ Tinh Và Băng Tần Của Vệ Tinh ………………………………… 4
Vệ Tinh …………………………………………………….. 4
Băng Tần Của Vệ Tinh………………………………………5
Sơ Đồ Khối ………………………………………………………..…...6
Nén Tín Hiệu …………………………………………………………..7
1.4 Đóng Gói Dòng Truyền Tải …………………………………………...8
CHƯƠNG 2. MÃ HOÁ TÍN HIỆU ……………………………………………………..10
2.1 Mã RS………………………………………………………………… 10
2.2 Mã Hoá Cài Xen……………………………………………………... 11
2.2.1 Cài Xen Khối……………………………………………….. 13
2.2.2 Cài Xen Xoắn………………………………………………. 14
CHƯƠNG 3. ĐIỀU CHẾ TÍN HIỆU ………………………………………………… 16
3.1 Điều Chế Pha PSK………………………………………………… 16
3.2 Điều Chế Pha - 4 Mức ( 4 – PSK )………………………………… 17
3.3 S¬ ®å khèi m¹ch ®iÒu chÕ vµ gi¶i ®iÒu chÕ QPSK…………………… 18
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………… 20
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt
Từ Đầy Đủ
Nghĩa Tiếng Việt
PCR
Program Clock Reference
Th«ng tin chuÈn ®ång bé ch­¬ng tr×nh
DCT
Discrete Cosine Transform
Biến đổi casin rời rạc
ES
Elementary Stream
Dßng cơ sở
PES
Program Elementary Stream
Dòng chương trình cơ bản
CRC
Cyclic Redundancy Code
M· kiểm tra lỗi
TS
Transport Stream
Dòng truyền tải
PID
Packet Identifier
Dßng gãi c¬ së
PSI
Program Specific Information
Th«ng tin x¸c ®Þnh ch­¬ng tr×nh
FSK
Frequency-shift keying
Điều chế tần số
PSK
Phase-shift keying
Điều chế pha
QPSK
quadrature phase-shift keying
Điều chế pha cầu phương
QAM
quadrature amplitude modulation
Điều chế biên độ cầu phương
FSS
Fixed Satellite Service
Dịch vụ vệ tinh cố định
DBS
Direct Broadcast Satellite
Vệ tinh quảng bá trực tiếp
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, truyền hình số đang phát triển một cách mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Có thể nói trong một tương lai không xa, truyền hình số sẽ thay thế truyền hình tương tự. Điều này được khẳng định vì tín hiệu số có khả năng thực hiện được các chức năng mà tín hiệu tương tự hầu như không thể và rất khó thực hiện, nhất là trong việc xử lí tín hiệu và lưu trữ... Xu hướng chung cho sự phát triển công nghiệp truyền hình trên thế giới là xây dựng một hệ thống truyền hình hoàn toàn kĩ thuật số có chất lượng cao và dể dàng phân phối trên kênh thông tin.
Với truyền hình nói chung và truyền hình số nói riêng thì truyền dẫn là một khâu tối quan trọng. Nó đảm bảo cho tín hiệu từ đài phát có thể truyền một cách chính xác tới máy thu của người sử dụng. Có hai phương pháp phổ biến để truyền dẫn tín hiệu truyền hình số là truyền hình số mặt đất và truyền hình số qua vệ tinh. Hiện nay ở Việt Nam truyền hình số mặt đất đang được sử dụng khá rộng rãi. Còn truyền hình số vệ tinh thì được sử dụng trong việc thu phát tín hiệu ở đài truyền hình.
Trong đề tài này, chúng em đề cập những hiểu biết của mình về cách truyền tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh. Qua đó chúng em đã tìm hiểu về sơ đồ khối phía phát, cũng như các quá trình biến đổi tín truyền hình số như : mã hoá, lượng tử … Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 chương như sau :
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ SƠ ĐỒ KHỐI PHÁT TRONG TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH.
CHƯƠNG 2 : MÃ HOÁ TÍN HIỆU .
CHƯƠNG 3 : ĐIỀU CHẾ TÍN HIỆU .
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do sự hạn chế về thời gian và năng lực nên nội dung của chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, chúng em mong được thầy cô và các bạn quan tâm góp ý thêm.
Cuối cùng chúng em xin chân thành Thank sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo: Bùi Trung Hiếu, Nguyễn Viết Minh đã giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.
Nhóm Sinh Viên
Nguyễn Thành Luân.
Nguyễn Ngọc Dần.
Đào Gia Trung.
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VÀ SƠ ĐỒ KHỐI PHÁT TRONG TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH.
Vệ Tinh Và Băng Tần Của Vệ Tinh.
Vệ Tinh
Vệ tinh chuyển động quanh trái đất theo một quỹ đạo nhất định, hình bên. Khi vệ tinh chuyển động trong mặt phẳng quỹ đạo cùng chiều quay của quả đất với bán kính 35800 km, ta có vệ tinh địa tĩnh, khi đó, tại một địa điểm trên trái đất, vị trí của vệ tinh là không đổi. Sở dĩ vệ tinh địa tĩnh luôn ở một vị trí so với mặt đất là do đạt được sự cân bằng giữa các lực bao gồm trọng lực, lực li tâm.
Vị trí cố định của vệ tinh trên quỹ đạo tĩnh gọi là vị trí quỹ đạo. Vị trí này được xác định bằng kinh tuyến chứa vệ tinh. Các vệ tinh của một quốc gia phải được xác lập trên một cung của qũy đạo theo sự phân chia của chuẩn quốc tế.
Việc thực hiện đúng các tiêu chuẩn này nhằm tránh khỏi hiện tượng nhiễu giữa các kênh vệ tinh. Khoảng cách giữa các vị trí quỹ đạo càng bé thì số lượng vệ tinh càng nhiều trên quỹ đạo. Khoảng cách nhỏ nhất của chúng được xác định bằng tính định hướng của antena phát và thu. Ban đầu đối với băng C khoảng cách giữc các vệ tinh là 4o và đối với băng Ku khoảng cách đó là 3o, tuy nhiên hiện nay khoảng cách đó là nhỏ hơn 2o. Băng Ku có khoảng cách quỹ đạo nhỏ hơn vì bước sóng hẹp hơn, tính định hướng của antena cũng đạt cao hơn.
Ngoài vệ tinh địa tĩnh, cần sử dụng các vệ tinh có quỹ đạo hình Elip. Nhờ việc kéo dài bán kính ở điểm xa trái đất lên cao mà các vệ tinh chuyển động tự do thời gian cũng như phạm vi phủ sóng được tăng lên. Vệ tinh với quỹ đạo Elip phục vụ cho các vùng ở hai bán cầu và đặc biệt cho các cực trái đất. Đặc điểm của hệ thống là do chuyển động tương đối của vệ tinh ở xa là rất nhỏ nên có thể thu được tín hiệu liên tục với antene cố định; trong khi đó, antena phát trên vệ tinh phải được điều chỉnh theo sự chuyển động của vệ tinh.
Băng tần vệ tinh
Theo tiêu chuẩn quốc tế, các vệ tinh viễn thông sử dụng các dải tần số L, S, C, X, Ku, K, và dải tần có bước sóng milimet. Trong đó, các dải tần C và Ku được sử dụng rộng rãi trong truyền hình với dạng truyền thông cố định (FSS-Fixed Satellite Service). Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh (DBS-Direct Broadcast Satellite) cũng sử dụng trong dải tần K.
Tính chất của các băng tần và các loại dịch vụ phụ thuộc vào tính chất truyền sóng trong không gian của các dải tần đó. Băng tần C có tần số thấp nên suy hao do mưa và trong không khí nhỏ hơn. Vùng phủ sóng của vệ tinh, làm việc ở băng tần C, theo lí thuyết có thể đạt được 1/3 bề mặt quả đất. Độ rộng băng tần C từ 500MHz-800MHz, vì vậy, cùng một lúc có thể phát được 20 chương trình khác nhau phục vụ cho yêu cầu của các vùng khác nhau trong khu vực phủ sóng. Tuy nhiên, cũng do tần s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status