Báo hiệu trong mạng NGN và triển khai tại NGN Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Báo hiệu trong mạng NGN và triển khai tại NGN Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển của các ngành điện tử – tin học, công nghệ viễn thông
trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh mẽ cung cấp ngày càng nhiều các loại
hình dịch vụ mới đa dạng, an toàn, và chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu của khách hàng.
Trong xu hướng phát triển và hội tụ của viễn thông và tin học, cùng với sự phát triển nhanh chóng về nhu cầu của người dùng đối với những dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao đã làm cho cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông đã có những thay đổi lớn về cơ bản. Những tổng đài chuyển mạch kênh truyền thống đã không còn có thể đáp ứng được những đòi hỏi của người dùng về những dịch vụ tốc độ cao, chính vì thế đòi hỏi cần có một giải pháp đáp ứng được yêu cầu đó. Xu hướng viễn thông dựa trên nền tảng chuyển mạch gói tốc độ cao, dung lượng lớn và hội tụ được các loại dịch vụ trên cùng một hạ tầng mạng là điều tất yếu.
Mạng thế hệ sau ra đời đã đáp ứng được các yêu cầu này. Sự ra đời của NGN
ngoài mặt có ý nghĩa về công nghệ và dịch vụ, nó còn đem lại cơ hội cho những công ty nhỏ ít tên tuổi hay những công ty mới tham gia vào thị trường viễn thông có thể đứng vững trên thị trường mà trước đây nằm trong sự kiểm soát của một số ít nhà sản xuất lớn.
Đứng trước xu hướng tự do hoá thị trường, cạnh tranh và hội nhập, việc phát triển mạng viễn thông theo cấu trúc thế hệ sau (NGN) với các công nghệ phù hợp là bước đi tất yếu của viễn thông thế giới và mạng viễn thông Việt Nam. Vì vậy em chọn đề tài mạng NGN để làm đồ án tốt nghiệp, nội dung của đồ án này gồm có 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về sự hình thành mạng NGN và công nghệ chuyển mạch mềm Softswitch
Chương 2: Nêu ra đặc điểm và cấu trúc mạng NGN, sau đó trình bày các ứng dụng của mạng NGN
Chương 3: Trình bày về các giao thức báo hiệu và điều khiển trong mạng NGN như H.323 , SIP, BICC, MGCP
Chương 4: Tình hình triển khai mạng NGN Tại Việt Nam


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

erver khác. Việc viết lại mào đầu làm cho proxy server đóng vai trò như nơi khởi tạo các yêu cầu và để đảm bảo rằng các đáp ứng sẽ được gửi về nó thay vì đến thẳng client.
- Redirect server: Nhận các bản tin yêu cầu của SIP và gửi một đáp ứng định hướng lại cho client có chứa địa chỉ của server tiếp theo. Redirect server không chấp nhận các cuộc gọi cũng như không xử lý hay chuyển tiếp các bản tin yêu cầu của SIP.
• Đánh địa chỉ
Địa chỉ SIP hay còn gọi là địa chỉ định vị tài nguyên tổng quan URL (Univeral Resource Locator). Giống như địa chỉ thư điện tử SIP URL có dạng user@host. Phần uer có thể là tên người sử dụng hay số điện thoại. Phần host có thể là tên miền hay địa chỉ mạng.
Ví dụ : sip: [email protected]
sip: [email protected]
• Định vị máy phục vụ (Locating a server)
Một client có thể gửi yêu cầu SIP trực tiếp tới proxy server nội hạt đã được đặt cấu hình với nó hay tới địa chỉ IP và cổng của địa chỉ SIP URL tương ứng. Gửi một yêu cầu trực tiếp theo cách một tương đối đơn giản, còn gửi yêu cầu SIP theo cách thứ 2 có phức tạp hơn vì những lý do sau:
- Client phải xác định địa chỉ IP và số hiệu cổng của server mà yêu cầu cần gửi tới.
- Nếu số hiệu cổng không có trong địa chỉ SIP URL được yêu cầu thì cổng mặc định là 5060.
- Nếu loại giao thức không được liệt kê trong SIP URL được yêu cầu thì client phải cố gắng thử kết nối UDP và sau đó là TCP.
- Client truy vấn máy phục vụ hệ thống tên miền (Domain Name System) để tìm địa chỉ IP của máy chủ. Nếu không tìm thấy thì nó không thể định vị server và không thể tiếp tục gửi yêu cầu.
• Giao dịch SIP
Sau khi xác định được địa chỉ client gửi một hay nhiều yêu cầu SIP và nhận một
hay nhiều đáp ứng từ phía server đích. Mọi yêu cầu và đáp ứng của quá trình này đều là một phần của giao dịch SIP. Để đơn giản và nhất quán thì các trường trong mào đầu của mọi bản tin yêu cầu phù hợp với các trường của các bản tin đáp ứng. Các giao dịch SIP có thể sử dụng UDP hay TCP. Trong trường hợp TCP, mọi bản tin yêu cầu và đáp ứng của một giao dịch SIP có thể truyền trên cùng một kết nối TCP hay các giao dịch riêng biệt giữa hai thực thể cũng có thể truyền trên cùng một kết nối TCP. Nếu sử dụng UDP, đáp ứng gửi về địa chỉ có trong trường mào đầu của bản tin yêu cầu.
Hình 2.7 - Mô hình tổng quan về cuộc gọi SIP
• Định vị người sử dụng (Locating user)
Bên bị gọi có thể di chuyển từ một hệ thống cuối tới nhiều hệ thống cuối khác. Ví dụ một user di chuyển từ một mạng LAN về nhà mà ở nhà được kết nối với ISP (Internet Service Provider), hay tới một điểm kết nối Internet công cộng trong khi đang tham gia hội nghị. Do đó, các dịch vụ định vị của SIP phải chứa đựng được sự linh hoạt và tính di động của hệ thống cuối IP.
Vị trí của hệ thống cuối IP có thể được đăng ký với SIP server hay các server định vị khác nằm ngoài phạm vi của SIP. Trong tr−ờng hợp sau thì SIP server lưu trữ danh sách các vị trí dựa trên các server định vị này.
Hoạt động và kết quả của việc định vị một user phụ thuộc vào kiểu SIP server được sử dụng. Một server định hướng lại chỉ gửi lại toàn bộ danh sách vị trí và cho phép client định vị user một cách trực tiếp, còn một proxy server sẽ thử các địa chỉ này một cách song song cho tới khi cuộc gọi thành công.
2.2.2. Các bản tin của SIP
SIP là một giao thức dựa trên ký tự văn bản với cú pháp bản in và các trường mào đầu đồng nhất với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (Hypper Text Transfer Protocol). SIP có hai loại bản tin là các bản in yêu cầu do các client tạo ra và các bản tin đáp ứng do các server trả về. Các bản in của SIP truyền trên cùng một kết nối TCP hay bó dữ liệu UDP.
• Mào đầu bản tin
Các mào đầu bản tin đ−ợc dùng để xác định bên gọi, bên bị gọi, tuyến, kiểu bản tin của cuộc gọi. Có 4 nhóm mào đầu sau:
- Mào đầu chung (General Header): áp dụng cho các bản tin yêu cầu và đáp ứng.
- Mào đầu thực thể: Xác định thông tin về loại và chiều dài phần mang bản tin.
- Mào đầu yêu cầu: Cho phép client thêm các thông tin yêu cầu phụ.
- Mào đầu đáp ứng: Cho phép server thêm các thông tin đáp ứng phụ.
Các trường có trong các mào đầu được chỉ ra trong bảng 3.1
2.2.3. Khả năng tìm gọi song song của SIP
Đây là một trong những chức năng chính của Proxy server bên cạnh chức năng nhận thực và đăng ký với dịch vụ định vị thuê bao để cung cấp các chức năng sau:
• Định tuyến tới vị trí vật lý của thuê bao.
• Nếu thuê bao đăng ký nhiều thiết bị đầu cuối thì cùng một thời điểm, Proxy sẽ thực hiện gửi bản tin Invite tới mọi thiết bị đầu cuối.
Ví dụ như khi thuê bao đăng ký ở hai thiết bị đầu cuối thì cùng một thời điểm, Proxy cố gắng tìm thuê bao ở các vị trí vật lý đó và định tuyến cuộc gọi tới cả hai Sip agent. Nếu thuê bao nhất máy ở Sip user agent 1 và trả lời với bản tin 200 OK, proxy sẽ kết thúc quá trình thiết lập cuộc gọi tới user agent này và cũng kết thúc quá trình thiết lập cuộc gọi tới SIP user agent 2 bằng việc gửi bản tin yêu cầu Cancel. Cơ chế tìm thuê bao trên có thể cho phép tìm kiếm nhanh chóng thuê bao trong mạng. Được áp dụng ở các dịch vụ như tin tức về giao thông tới máy cầm tay, hay các dịch vụ taxi... Do SIP có khả năng cập nhật các vị trí của thuê bao, và độ sẵn sàng của các vị trí đó, nên nó có thể thực hiện các định tuyến thông minh hơn đối với mạng PSTN hiện nay.
2.2.4. Các quá trình thiết lập cuộc gọi của SIP
• Cuộc gọi theo chế độ Proxy Server
Hình 2.8 - Quá trình thiết lập cuộc gọi qua Proxy server
Các bước thiết lập cuộc gọi trong chế độ Proxy Server được thể hiện như trên hình :
- Proxy chấp nhận yêu cầu INVITE từ bên chủ gọi (client).
- Proxy server xác định vị trí của bên bị gọi bằng cách sử dụng các địa chỉ được cung cấp trong bản tin INVITE và các dịch vụ định vị (thông thường nó tham vấn server định vị).
- Proxy server gửi yêu cầu INVITE tới địa chỉ mà nó vừa xác định được.
- Bên bị gọi (server) thông báo cho người sử dụng biết và đáp ứng lại bằng bản tin thành công 200 OK.
- Proxy server lại đáp ứng lại bên chủ gọi bằng bản tin 200 OK.
- Bên chủ gọi xác nhận bằng bản tin ACK. Bản tin này được gửi qua Proxy server hay được gửi trực tiếp tới bên bị gọi.
• Cuộc gọi theo chế độ Redirect Server
Các bước thiết lập cuộc gọi trong chế độ Redirect server:
- Redirect server chấp nhận yêu cầu INVITE từ bên chủ gọi và xác định vị trí của bên bị gọi.
- Sau khi đã xác định được vị trí của thuê bao thì Redirect server gửi trực tiếp địa chỉ vừa nhận được cho phía chủ gọi.
- Bên chủ gọi gửi bản tin ACK tới Redirect server để hoàn tất phiên giao dịch.
- Bên chủ gọi gửi trực tiếp yêu cầu INVITE tới bên bị gọi.
- Bên bị gọi đáp ứng bằng bản tin 200 OK và bên chủ gọi xác nhận bằng bản tin ACK.
Hình 2.9 - Quá trình thiết lập cuộc gọi ở chế độ Redirect Server
2.2.5. So sánh giữa H.323 và SIP : (Hình 2.10)
Giữa H.323 và...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status