Đề án Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán nhà nước - pdf 14

Download miễn phí Đề án Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán nhà nước



Đứng đầu KTNN là Tổng Kiểm toán Nhà nước, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách từng lĩnh vực công tác của KTNN có các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. Tổng Kiểm toán Nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Đứng đầu các Kiểm toán chuyên ngành và KTNN khu vực là Kiểm toán trưởng (Vụ trưởng); giúp việc Kiểm toán trưởng có các Phó Kiểm toán trưởng. Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm và miễn nhiệm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u và các khoản chi của các cơ quan Nhà nước được lập ra theo Luật định.
+ Các tài sản, nợ, lợi nhuận và thua lỗ của các DNNN.
+ Việc thực hiện ngân sách và các khoản thu, khoản chi của các công trình xây dựng Nhà nước.
+ Các khoản thu, khoản chi của các quỹ bảo hiểm xã hội, các khoản tài chính được quyên góp trong xã hội và các quỹ có liên quan do các tổ chức được cơ quan Nhà nước hay Chính phủ giao cho quản lý.
+ Các khoản thu, khoản chi, các khoản trợ giúp tài chính và khoản vay của các tổ chức tài chính quốc tế và Chính phủ nước ngoài.
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.1. Tính độc lập của cơ quan KTNN
Các quy định về một cơ quan KTNN tại cả ba nước đều được đề cập đến trong Hiến pháp và coi đó như là một cơ quan có thẩm quyền cao trong kiểm tra tài chính nhà nước, tuy nhiên chỉ có Hiến pháp của Liên bang Đức có những quy định đề cập rõ đến tính độc lập của cơ quan KTNN, trong Hiến pháp của Trung Quốc cũng có một điều nói đến tính độc lập này và tại cả ba nước tính độc lập của cơ quan này đều được nói rõ hơn trong các đạo luật về kiểm toán.
Sự độc lập về tài chính là tiền đề cơ bản cho những cách làm việc mang tính tự chủ, do vậy trong khuyến cáo của tuyên bố Lima nói rất rõ điều này. Trong ba nước được giới thiệu ở trên chỉ có Đức là sự độc lập về tài chính được nói rõ trong các luật về kiểm toán; tại Nga, trong luật về cơ bản kiểm toán chỉ dừng lại ở việc lưu ý rằng phải tôn trọng tối đa tính độc lập của KTNN trong việc lập dự toán ngân sách, qua đó hạn chế sự tác động của các cơ quan khác; tại Trung Quốc, trong luật về cơ quan KTNN chỉ quy định rằng kinh phí để trang trải cho hoạt động của cơ quan này được cấp từ ngân sách mà không quy định rõ là cơ quan nào phê duyệt kinh phí này và ai là người xác định mức kinh phí đó. Qua đó ta có thể thấy rõ các quy định về tính độc lập của cơ quan KTNN ở Đức rất chặt chẽ và rõ ràng hơn so với ở Nga và Trung Quốc.
2.2. Mối quan hệ với Chính phủ và Quốc hội
Tại Đức như đã phân tích ở trên cho thấy cơ quan KTNN thực sự được xây dựng như là những cơ quan nhà nước độc lập, bằng việc tách cơ quan kiểm tra tài chính khỏi các cơ quan hành pháp hay lập pháp về mặt tổ chức sẽ đảm bảo sự tách rời và không đồng nhất giữa ngừời kiểm tra với người bị kiểm tra và giữ được một khoảng cách tối thiểu cần thiết - điều này đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ nhưng có sự phối hợp rất chặt chẽ với nhau, ngoài ra KTNN liên bang còn thành lập một số kiểm toán khu vực nhưng không trực thuộc về mặt hành chính với các bang, điều này cho thấy tính độc lập cao của KTNN khu vực. Điều này tương đối giống với tại Nga khi mà KTNN Trung ương chỉ thành lập các KTNN khu vực để không bị các địa phương chi phối.
Trái lại, ở Trung Quốc do việc thành lập các cơ quan kiểm toán cùng cấp với các chính quyền từ cấp huyện trở lên và chịu sự chỉ đạo song trùng từ 2 cơ quan là chính quyền cùng cấp và KTNN cấp trên do đó hạn chế nhiều đến tính độc lập của cơ quan này.
Đương nhiên ở đây không thể đi tới chỗ hoàn toàn tách rời cơ quan KTNN khỏi Quốc hội và Chính phủ được, bởi vì việc lập ra cơ quan này cũng nhằm để báo cáo cho Quốc hội và Chính phủ biết rõ việc quản lý công quỹ và tài sản quốc gia đã được thực hiện như thế nào; mặt khác có nhiều lĩnh vực khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán rất cần sự hợp tác chặt chẽ từ chính hai cơ quan này đặc biệt trong việc tư vấn các dự luật cho Quốc hội hay kiến nghị Chính phủ phải sửa chữa và khắc phục các yếu kém trong quản lý và điều hành ngân sách.
Một trong những quan hệ cần sự độc lập của cơ quan KTNN trước Quốc hội và Chính phủ là việc cơ quan KTNN được quyền tự lựa chọn chương trình và mục tiêu kiểm toán hàng năm, được độc lập thực hiện các chương trình xây dựng mà không phụ thuộc vào sự ngăn trở hay giao nhiệm vụ từ cơ quan lập pháp hay tư pháp. Điều này thực sự đã được các cơ quan KTNN tại Đức và Nga tiến hành kể từ khi thành lập tới nay. Trái lại ở Trung Quốc, Chính phủ (Quốc vụ viện) giao nhiệm vụ cho cơ quan KTNN thực hiện hàng năm, đặc biệt đối với các DNNN giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trên cơ sở đó KTNN mới tiến hành lập kế hoạch và chương trình kiểm toán, lựa chọn các đơn vị được kiểm toán phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2.3. Hình thức Tổ chức
Hình thức tổ chức của các nước được nghiên cứu ở trên cho thấy sự khác nhau, mỗi nước một kiểu từ hình thức có nhiều cơ quan KTNN độc lập nhau như ở Đức, đến hình thức có một cơ quan KTNN nhưng lại được tổ chức theo mô hình tập trung thống nhất như kiểu Nga hay một cách thức là các cơ quan KTNN trực thuộc cả vào chính quyền địa phương như tại Trung Quốc. Tuy nhiên các mô hình này đều có sự thích ứng với hình thức tổ chức NSNN và các quy định trong Hiến pháp và Luật về tổ chức bộ máy nhà nước của từng nước. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan KTNN thường được sự phê chuẩn của Quốc hội và người đề cử thường dành quyền cho Chính phủ. Nhiệm kỳ công tác của người đứng đầu và các uỷ viên của nó thường kéo dài hơn nhiệm kỳ của Chính phủ và Quốc hội, họ chỉ bị miễn nhiệm khi không đủ sức khoẻ, về hưu hay vi phạm các quy định nghề nghiệp.
2.4. Cơ chế hoạt động
Như đã phân tích ở trên, đứng đầu các cơ quan này ở các ba nước đều có một chủ tịch Cơ quan KTNN, trong luật kiểm toán của Đức và Nga thể hiện rõ một cơ cấu tổ chức mang tính đồng sự, tức là các vấn đề, kết luận của cơ quan kiểm toán được quyết định bởi một hội đồng có nhiều thành viên (còn gọi là các uỷ viên) và thông qua quyết định theo nguyên tắc đa số. Các quyền quyết định được phân cấp xuống dưới theo từng lĩnh vực nhất định. Riêng tại Đức còn có các hội đồng cấp vụ hay phòng để quyết định những vấn đề riêng phụ thuộc trách nhiệm của Vụ hay phòng đó. Tuy nhiên tại Trung Quốc không có quy định rõ về cơ cấu tổ chức nội bộ của cơ quan KTNN, tại điều 39 của luật kiểm toán chỉ quy định rằng các nhóm, đoàn kiểm toán phải báo cáo với KTNN và các báo cáo này sẽ được kiểm tra lại trước khi phát hành cho đơn vị được kiểm toán biết. Như vậy ở đây có thể nhận thấy một số yếu tố của một cơ cấu đồng sự trong vấn đề quyết định.
Trong các luật kiểm toán đề nghiên cứu đều đòi hỏi năng lực, trình độ của các uỷ viên cũng như nhân viên kiểm toán phải đáp ứng được yêu cầu của những công việc phức tạp, kinh nghiệm và trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra tài chính. Trong luật và các quy định mang tính nội bộ đều yêu cầu một chương trình bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ và được sát hạch qua các kỳ thi hàng năm để đảm bảo nhân viên của KTNN luôn được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới nhất đáp ứng yêu cầu của công việc ngày càng khó khăn hơn. Đây là điều kiện tất yếu để có được các báo cáo kiểm toán với chất lượng cao.
CHƯƠNG I...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status