Đề án Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình khoán - pdf 14

Download miễn phí Đề án Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình khoán



Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO MÔ HÌNH KHOÁN 2
I- ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH XÂY LẮP VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH XÂY LẮP
THEO MÔ HÌNH KHOÁN 2
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán có ảnh hưởng
tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 2
2. Tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán 3
II- ĐẶC ĐIỂM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG
ĐIỀU KIỆN KHOÁN 4
1. Đặc điểm chi phí sản xuất 4
a. Đặc điểm chi phí sản xuất tại đơn vị giao khoán 5
b. Đặc điểm chi phí sản xuất tại đơn vị nhận khoán 6
2. Đặc điểm giá thành sản phẩm xây lắp 6
a. Tại đơn vị giao khoán 7
b. Tại đơn vị nhận khoán 7
III-/ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
XÂY LẮP TRONG KHOÁN. 8
1-/ Chế độ kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại đơn vị giao khoán. 8
2-/ Chế độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị nhận khoán. 9
B- THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN GỌN CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 9
1. Tài khoản sử dụng 9
TK 136-Phải thu nội bộ 9
TK 336-Phải trả nội bộ 10
2. Phương pháp hạch toán 11
a, Tại đơn vị giao khoán 11
b. Tại đơn vị nhận khoán 12
C-/ TỔ HỨC SỔ CHO HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂYLẮP. 14
PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHÂM XÂY LẮP
THEO MÔ HÌNH KHOÁN. 17
I-/ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH KHOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP HIỆN NAY. 17
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH KHOÁN 19
KẾT LUẬN 21
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhận khoán. đơn vị nhận khoán tự tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động... để tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao, quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình theo giá nhận khoán và nộp cho đơn vị giao khoán một số khoản theo quy định.
Đơn vị giao khoán chỉ là người có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng và chịu trách nhiện pháp lý đối với chất lượng công trình và thời gian thi công.
-cách khoán gọn khoản mục chi phí
Theo cách này, đơn vị giao khoán chỉ khoán các khoản mục chi phí nhất định (thường là CPNC) còn các khoản mục chi phí khác do đơn vị tự chi, hạch toán và chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật, chất lượng công trình. cách này chỉ áp dụng cho các tổ, đội thi công không có đủ điều kiện tự cung ứng vật tư, giám sát kỹ thuật và chưa thực hiện hạch toán kế toán.
Tuy nhiên, dù theo bất kỳ mô hình, cách khoán nào, việc tổ chức kinh doanh xây lắp gồm những bước chủ yếu sau:
-Doanh nghiệp xây lắp (đơn vị giao khoán) sau khi ký kết hợp đồng với bên A, thực hiện giao khoán khối lượng xây lắp, tư vấn, thiết kế cho các xí nghiệp, đội , công trường xây dựng trực thuộc (đơn vị nhận khoán) thông qua hợp đồng giao nhận khoán. Hợp đồng giao nhận khoán phải xác định rõ:
+Nội dung công việc, khối lượng, chất lượng, đơn giá, thời hạn khởi công và hoàn thành hợp đồng; nếu có những phát sinh mới thì phải bổ sung hợp đồng giao nhận khoán nội bộ.
+Giá giao khoán bao gồm các phí tổn trực tiếp và một phần chi phí chung của giá thành dự toán.
-Khi kết thúc hợp đồng, phải nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giao nhận khoán và những phát sinh bổ sung của hợp đồng giao nhận khoán.
-Kết quả của hợp đồng giao nhận khoán (kể cả tiết kiệm giá thành xây lắp) - trên cơ sở lấy thu bù chi- phải được giũ lại để thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và trích lập các quỹ theo chế độ hiện hành.
-Nếu đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính, có tổ chức bộ máy kế toán riêng, đơn vị nhận khoán phải tổ chức hạch toán kế toán hoạt động nhận khoán, theo dõi chi phí sản xuất, kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán theo chế độ hiện hành.
-Đội trưởng đơn vị nhận khoán hay giám đốc xí nghiệp của đơn vị nhận khoán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các mặt hoạt động kinh doanh xây lắp, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật về các chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán theo chế độ hiện hành.
-Nếu đơn vị nhận khoán tổ chức bộ máy kế toán riêng, các công việc trên sẽ do đơn vị giao khoán thực hiện.
Có thể nói, đặc điểm kinh doanh xây lắp và tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán có những nét đặc trưng riêng khiến cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán xây lắp có những đặc điểm riêng biệt.
II- Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán
1. Đặc điểm chi phí sản xuất
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào thành các công trình, lao vụ nhất định. Các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (mà biểu hiện cụ thể là hao phí về lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí về lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ tạo ra sản phẩm. Để đo lường các hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng kỳ nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục vụ yêu cầu quản lý thì mọi hao phí lao động cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tề và gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh xây lắp, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt công trình.
a. Đặc điểm chi phí sản xuất tại đơn vị giao khoán
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp tổ chức kinh doanh theo mô hình khoán
gọn công trình,hạng mục công trình
Chi phí phát sinh chỉ gồm chi phí quản lý, chi phí giao dịch... để đảm bảo sự tồn tại của đơn vị. Do đó, kế toán chi phí không cần sử dụng TK 621,622,627 mà có thể sử dụng TK 642 để tập hợp các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp, TK 632 để tập hợp chi phí phát sinh tại đơn vị nhưng không thuộc nội dung chi phí quản lý.
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp tổ chức sản xuất kinh doanh theo phương
thức khoán gọn khoản mục chi phí
Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị nhận khoán. Chi phí sản xuất gồm 4 khoản mục chi phí sau:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT): bao gồm toàn bộ các khoản hao phí nguyên vật liệu mà đơn vị xây lắp bỏ ra để cấu tạo nên thực thể công trình như: vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện bê tông, phụ gia, dàn giáo, ván khuôn...
-Chi phí nhân công trực tiếp(CPNCTT): bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân xây lắp của đơn vị nhận khoán.
-Chi phí máy thi công(CPMTC): bao gồm toàn bộ các khoản chi phí mà đơn vị xây lắp bỏ ra có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công phục vụ cho xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình (không phân biệt máy thi công của đơn vị hay thuê ngoài).
-Chi phí chung:
+Chi phí sản xuất chung(CPSXC): là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các đơn vị nhận khoán .
+Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các khoản chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được.
+Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như chi phí giao dịch, chi phí bảo hành công trình xây dựng.
b. Đặc điểm chi phí sản xuất tại đơn vị nhận khoán
Trường hợp đơn vị được giao khoán gọn công trình, hạng mục công trình
-Chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình bao gồm:
+CPNVLTT
+CPNCTT
+CPMTC
+CPSXC: là chi phí phát sinh trong phạm vi của đơn vị nhận khoán để thực hiện khối lượng xây lắp được giao khoán, bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý, chi phí hội họp, tiếp khách, tiền điện, nước phục vụ thi công...
Trường hợp đơn vị được giao khoán gọn khoản mục chi phí: do đơn vị chưa
có tổ chức bộ máy riêng nên chi phí sản xuất sẽ do đơn vị giao khoán tập hợp, hạch toán.
2. Đặc điểm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao đông sống và lao động vật hoá bỏ ra để tiến hành sản xuất ra một khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định hoàn thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí như CPNVL, CPMTC... tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định, có thể là công trình hay một hạng mục công trình.
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm 4 khoản mục sau:
-Khoản mục CPNVL
-Khoản mục CPNC
-Khoản mục CPMTC
-Khoản mục chi phí...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status