Báo cáo Thực tập tại công ty Cơ Khí 120 - pdf 14

Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại công ty Cơ Khí 120



MỤC LỤC
PHẦN I:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ 120 3
I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 3
II-/ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MẶT HÀNG SẢN XUẤT KINH DOANH: 4
1-/ Chức năng, nhiệm vụ: 4
2-/ Mặt hàng sản xuất kinh doanh: 4
III-/ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY: 4
1-/ Nguyên vật liệu sản xuất: 4
2-/ Công nghệ sản xuất chính của công ty: 4
IV-/ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY: 5
PHẦN II:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY. 7
I-/ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TSCĐ VÀ VỐN CỐ ĐỊNH. 7
II-/ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TSLĐ VÀ VLĐ: 10
III/- CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 12
1-/ Bảng tính giá thành sản phẩm chính của doanh nghiệp năm 1999: 13
2-/ Đánh giá phân tích tình hình thực hiện giá thành: 14
IV-/ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP: 15
V-/ CƠ CẤU VỐN, NGUỒN VỐN KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP: 18
PHẦN III:
ĐÁNH GIÁ VÀ VÀ KẾT LUẬN CHUNG 26
I-/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY: 26
1-/ Ưu điểm: 26
2-/ Nhược điểm: 27
3-/ Nguyên nhân của những hạn chế trên: 27
II-/ KẾT LUẬN: 28
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng do doanh nghiệp mua sắm thêm TSCĐ.
=
= = = 2,45
Với cơ cấu TSCĐ chưa hợp lý ở trên, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ thấp do quá trình sử dụng, hiệu suất sử dụng TSCĐ có tăng lên nhưng chưa cao, tình hình cung ứng vật liệu cho sản xuất chưa đảm bảo đầy đủ, trình độ tay nghề của công nhân chưa cao (Bậc thợ 6/7 và 7/7 của công ty chiếm: 31,13%) cũng như việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ của doanh nghiệp nói chung là chưa cao.
Hiện nay, công ty đã có định hướng mới về đầu tư chiều sâu, thay thế dần các máy móc, thiết bị đã hết thời gian sử dụng, công suất thấp, nhưng ở đây còn phụ thuộc vào mức hỗ trợ của Nhà nước và Bộ chủ quản.
Từ năm 1995 - nay, công ty cơ khí 120 đã đưa máy tính vào công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất nhằm tạo ra sự năng động, sáng tạo thích ứng kịp thời với thị trường ngày nay, phục vụ tốt nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo mức sống tốt hơn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phương pháp tính khấu hao cơ bản tại công ty cơ khí 120:
Công ty áp dụng tỉ lệ khấu hao cơ bản theo quy định của Nhà nước, tính theo phương pháp khấu hao cơ bản cho từng loại tài sản, thiết bị, máy móc.
MKH =
Trong đó:
+ MKH : Mức khấu hao cơ bản một năm.
+ Gđ : nguyên giá của TSCĐ.
+ n : Số năm khấu hao.
Hàng năm, doanh nghiệp lập kế hoạch khấu hao TSCĐ đồng thời có kế hoạch quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ như sau: Đầu năm doanh nghiệp thực hiện kiểm kê TSCĐ để xác định số TSCĐ phải tính khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao, đồng thời doanh nghiệp cũng xác định xem trong năm có những TSCĐ nào tăng, giảm và nguyên giá TSCĐ bình quân phải trích khấu hao để từ đó tính toán mức khấu hao bình quân hàng năm. Với kế hoạch này, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ trong năm xem nộp ngân sách Nhà nước bao nhiêu, trả lãi vay vốn để mua TSCĐ như thế nào, đầu tư qũy khấu hao tạm thời nhàn rỗi như thế nào.
Doanh nghiệp đầu tư đổi mới TSCĐ bằng việc huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp, vay ngân hàng hay lấy từ qũy khấu hao nhưng quỹ khấu hao rất thấp nên hình thức đầu tư chủ yếu là Ngân sách Nhà nước cấp và vay ngân hàng.
Trong vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, doanh nghiệp có thực hiện một số biện pháp như:
Cuối mỗi năm, kiểm kê lại TSCĐ, có phương pháp khấu hao và mức khấu hao được xác định theo quy định của Nhà nước, thực hiện bảo dưỡng sửa chữa dự phòng TSCĐ tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng vẫn chưa chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định như chưa lập quỹ dự phòng tài chính, chưa mua bảo hiểm tài sản đầy đủ.
Trong công tác hạch toán TSCĐ, doanh nghiệp sử dụng sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng, thẻ TSCĐ, bảng tính khấu hao để kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng TK 211 - TSCĐ hữu hình.
TK 211 được mở thành các TK cấp 2:
+ TK 211.1 : Đất.
+ TK 211.2 : Nhà xưởng, vật kiến trúc.
+ TK 211.3 : Máy móc thiết bị.
+ TK 211.4 : Phương tiện vận tải truyền dẫn.
+ TK 211.5 : TSCĐ khác.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh và các TK liên quan khác.
Nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ của doanh nghiệp chủ yếu chỉ có TSCĐ hữu hình, và phương pháp chủ yếu theo việc xem xét cơ cấu TSCĐ, sự biến động của TSCĐ, tình hình sử dụng TSCĐ và các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung.
II-/ Tình hình quản lý TSLĐ và VLĐ:
- Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh TSCĐ và VCĐ, doanh nghiệp còn cần một yếu tố nữa vô cùng quan trọng đó là TSLĐ và VLĐ. Ta hãy xem xét cơ cấu TSLĐ của công ty cơ khí 120 thông qua bảng sau:
Loại TSLĐ
Giá trị (đồng)
Tỉ trọng (%)
I- Tiền
66.963.928
0,55%
II - Các khoản phải thu
8.049.213.952
65,95%
III- Hàng tồn kho
3.882.971.311
31,81%
IV - TSLĐ khác
205.711.000
1,69%
Tổng cộng
12.204.860.191
100%
Qua bảng trên ta thấy các khoản phải thu chiếm tỉ trọng quá lớn (65,95%). Điều này cho thấy số vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng khá nhiều, đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng là: 7.887.139.951 VNĐ (64,62%). Lượng hàng tồn kho của công ty cũng cao. Điều này là do ảnh hưởng của nhân tố về mặt dự trữ như khối lượng vật tư trong kho ở cuối năm còn khá lớn (1.260.816.112 VNĐ). Về mặt sản xuất, do mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, sản phẩm cần độ chính xác cao và chu kỳ sản xuất sản phẩm kéo dài nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn ở cuối kỳ (2.416.477.686 VNĐ). Thêm vào đó, do các khách hàng của công ty thường là các doanh nghiệp Nhà nước nên vốn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, do đó ảnh hưởng đến các khoản phải thu của công ty, các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn (65,95%).
Công ty xác định nhu cầu VLĐ dựa trên doanh thu năm kế hoạch và số vòng quay VLĐ năm kế hoạch. Đầu mỗi năm, công ty dựa trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, kế hoạch sản xuất trong năm nay để xác định nhu cầu VLĐ trong năm.
VLĐ của công ty được hình thành chủ yếu từ vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có, một phần vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng và một phần là của khách hàng ứng trước trong các hợp đồng.
Công ty thực hiện thanh toán các khoản nợ sau khi kết thúc các hợp đồng sản xuất. Ta xem xét chỉ tiêu khả năng thanh toán chung của công ty.
Hệ số thanh toán tổng quát =
Hệ số thanh toán tổng quát đầu năm = = 2 lần.
Hệ số thanh toán tổng quát cuối năm = = 1,47 lần.
Hai kết quả trên chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty khá tốt, các khoản huy động đều có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên khả năng thanh toán ở cuối năm thấp hơn đầu năm là do trong năm công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài là: 12.524.586.233 - 5.881.481.283 = 6.643.104.950 VNĐ.
Ta cũng cần xét đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty qua chỉ tiêu sau:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
= = 1,5
Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty nói chung là chưa cao lắm.
Trong quá trình sử dụng VLĐ, ngoài số vốn tự có công ty thực hiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và khách hàng. Từ các tổ chức tín dụng thì chủ yếu là công ty thực hiện vay ngắn hạn để thực hiện hợp đồng và trong hợp đồng với khách hàng, khách hàng sẽ ứng trước một số vốn nhất định khi hết hợp đồng, công ty sẽ thực hiện trả nợ các tổ chức tín dụng. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty được đảm bảo vì vậy quan hệ giữa công ty với các tổ chức tín dụng và khách hàng là khá tốt. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chưa cao lắm. Điều này là do sản phẩm sản xuất có thời gian dài, nên vốn tồn kho dự trữ bị ứ đọng lâu, các khách hàng thường là các doanh nghiệp Nhà nước có vốn ngân sách Nhà nước nên các khoản phải thu cũng bị ảnh hưởng do phải phụ thuộc vào Nhà nước. Như vậy, mặc dù công ty đã có mọi biện pháp để hạn chế ứ đọng vốn như mở sổ theo dõi chi ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status