Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Xí nghiệp in 15 - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Xí nghiệp in 15



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4
1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4
I. 1.1.1. Chi phí sản xuất 4
1.1. 2. Giá thành sản phẩm 8
1. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 12
1.1.4. Yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm 12
1. 2 . Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14
1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14
1.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 14
1.2.3. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 17
1.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 28
1.3.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hay CPNVL chính) 29
1.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 29
1.3.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. 30
1.4. Các phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 30
1. 4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn 30
1.4. 2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 32
1.4.3. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục 33
1.4.4. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ 36
1.4.5. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức 36
1.5. các Hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất 37
1.5. 1. Hình thức sổ Nhật ký - chứng từ 37
1.5.2. hình thức nhật ký-sổ cái 37
1.5.3. Hình thức nhật ký chung 38
1.5.4. Hình thức chứng từ ghi sổ 38
CHƯƠNG 2 39
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN 15 39
2.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp có ảnh hưởng tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 39
2.1.1 Đặc điểm chung của xí nghiệp in 15 39
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 39
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 41
2.1.4. Tình hình chung về công tác kế toán ở xí nghiệp in 15: 43
2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in 15. 44
2.2.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất 44
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Xí nghiệp in 15 45
2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí. 46
2.3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in 15 69
2.3.1. Công tác quản lý giá thành tại Xí nghiệp . 69
2.3.3. Đánh giá sản phẩm làm dở 69
2.3.4. Phương pháp tính giá thành 70
CHƯƠNG 3 71
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN 15 71
1. Nhận xét chung về tình hình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp in 15. 71
2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 74
2.1. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất 74
2.2. Hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành 82
KẾT LUẬN 84
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì CPNVLTT (hay CPNVL chính ) chiếm tỷ trọng lớn thông thường là hơn 70%.
Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm làm dở khoản CPNVLTT (hay CPNVL chính) còn chi phí chế biến đựơc tính hết cho sản phẩm trong kỳ. Đồng thời coi mức chi phí NVLTT (hay CPNVL chính) dùng cho đn vị sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau.
Công thức tính:
Số lượng sản
x phẩm dở
dang cuối kỳ
Chi phí sản Chi phí NVLTT
Chi phí sản xuấtdở dang + (hay CPNVL chính)
xuất tính cho đầu kỳ thực tế sử dụng trong kỳ
sản phẩm dở =
dang cuối kỳ Số lượng sản Số lượng sản
phẩm hoàn + phẩm dở
thành trong kỳ dang cuối kỳ
1.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Đặc điểm của phương pháp này biểu hiện ở các mặt:
- Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất.
- Nếu mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương ứng với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ cần quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành nói chung để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Công thức tính:
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ quy
x đổi thành sản phẩm hoàn thành
Chi phí sản Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất dở dang + phát sinh
xuất tính cho đầu kỳ trong kỳ
sản phẩm dở =
dang cuối kỳ Số lượng sản Số lượng sản phẩm
phẩm hoàn + dở dang cuối kỳ quy đổi
thành trong kỳ thành sản phẩm hoàn thành
1.3.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Phương pháp này vận dụng phù hợp với các doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức.
Đặc điểm của phương pháp này là chi phí NVLTT, CPNCTT và CPSXC của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được và tỷ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm dở dang được chế tạo không phải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hàon thành.
Ngoài giá thành định mức như trên, chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cũng có thể được xác định theo giá thành kế hoạch (trường hợp doanh nghiệp không xây dựng giá thành định mức).
Việc đáng giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc rất phức tạp, khó có thể thực hiện được một cách chính xác tuyệt đối. Kế toán phải tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành cuả chi phí và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHỦ YẾU
1. 4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
Đặc điểm của các doanh nghiệp này là có quy trình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất một hay một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hay không có sản phẩm dở dang. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là các doanh nghiệp khai thác, sản xuất động lực…
Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn)
Trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Các khoản làm giảm chi phí
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
-
-
+
Giá thành
đơn vị
sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
=
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm nên trong phương pháp giản đơn còn phải thực hiện một số biện pháp kỹ thuật tính toán để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể. Những biện pháp kỹ thuật này chỉ là những phương pháp tính toán gắn liền với những quy ước nhất định.
Phương pháp loại trừ
Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
CPSX sản phẩm phụ
CPSX dở dang cuối kỳ
=
+
-
-
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm cần loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.
Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và tất nhiên không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.
Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm lại không xác lập một hệ số quy đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm, …Thông thường có thể sử dụng giá kế hoạch (hay giá định mức).
Tỷ lệ phân bổ giá thực tế cho từng loại sản phẩm
Tổng giá thực tế của các loại sản phẩm
Tổng giá kế hoạch của các loại sản phẩm
=
x 100
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành kế hoạch (hay định mức) đơn vị sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ phân bổ
* Phương pháp liên hợp
Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện trong cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và có cả sản phẩm phụ nên phải kết hợp phương pháp hệ số hay tỷ lệ với phương pháp loại trừ mới xác định được giá của từng loại sản phẩm chính.
1.4. 2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối tượng hạch to...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status