Văn hóa dân tộc Dao và lễ cấp sắc của dân tộc Dao - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Văn hóa dân tộc Dao và lễ cấp sắc của dân tộc Dao



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG I 1
TÊN GỌI VÀ ĐẶC ĐIỂM LỄ CẤP SẮC 1
CHƯƠNG II 3
TIẾN TRÌNH CỦA LỄ CẤP SẮC 3
1. Chuẩn bị cho lễ cấp sắc 3
2. Tiến trình của lễ cấp sắc 3
CHƯƠNG III 7
LỄ CẤP SẮC VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DAO 7
1. Quan niệm về thế giới tâm linh thể hiện ở lễ cấp sắc 7
2. Đặc điểm tôn giáo tín ngưỡng thể hiện qua lễ cấp sắc 7
3. Sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật trong lễ cấp sắc 8
4. Phong tục tập quán của người Dao thể hiện trong lễ cấp sắc 8
5. Tính giáo dục cộng đồng trong lễ cấp sắc 9
CHƯƠN IV 11
MỘT SỐ HẠN CHẾ 11
CHƯƠNG V 12
MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ CẤP SẮC ĐỐI VỚI DU LỊCH VĂN HOÁ SAPA 12
MỤC LỤC 14
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

PHẦN MỞ ĐẦU
Dân tộc Dao là một dân tộc chủ yếu, lớn và sống trên một số điểm du lịch nổi tiếng như Sapa, Bắc Hà. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây và văn hoá phong tục sẽ là yếu tố thúc đẩy du lịch ở những địa phương này phát triển.
Dân tộc Dao lưu giữ khá nhiều phong tục hay, độc đáo trong đó có lễ cấp sắc phong tục này đang và sẽ thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá trong và ngoài nước cũng như du khách từ khắp nơi đến khám phá và tìm hiểu. Chính vì vậy nó là một trong những tiềm năng du lịch cần được khai thác phục vụ cho du lịch.
Riêng cá nhân tôi, từ xưa tui có mối quan tâm đặc biệt đến phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số và dân tộc Dao đối với tui là một đề tài phong phú càng khai thác tìm hiểu tui càng thấy thêm phần thú vị.
Như trên tui đã trình bày, phong tục tập quán là một đối tượng của du lịch văn hoá. Với bài nghiên cứu nhỏ này tui mong muốn giới thiệu chi tiết một phong tục đẹp để từ đó, quảng bá, giới thiệu cho du khách về văn hoá Việt Nam nói chung và của dân tộc Dao nói riêng.Vậy tui chọn đề tài: “Văn hóa dân tộc Dao và lễ cấp sắc của dân tộc Dao”
Phương pháp nghiên cứu
tui sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, thực tế (tại Bảo tàng dân tộc học).
Bài nghiên cứu của tui gồm 5 chương.
+ Chương I: Tên gọi và đặc điểm của lễ cấp sắc.
+ Chương II: Vài nét về trình tự tiến hành lễ cấp sắc.
+ Chương III: Lễ cấp sắc và bản sắc của văn hoá Dao.
+ Chương IV: Một số hạn chế của lễ cấp sắc.
+ Chương V: Vài nhận xét và ý nghĩa của lễ cấp sắc trong hoạt động du lịch.
CHƯƠNG I
TÊN GỌI VÀ ĐẶC ĐIỂM LỄ CẤP SẮC
Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ được người Dao coi trọng. Tuy nhiên tên gọi của nó vẫn còn là vấn đề tranh luận. Tên gọi “cấp sắc” được chủ yếu các nhà khoa học sử dụng. Thuật ngữ này xuất phát từ chỗ là người trải qua lễ cấp sắc được thầy cúng cho một bản sắc ghi bằng chữ Nôm Dao với nội dung là lai lịch của người thụ lễ, lý do thụ lễ, các điều giáo huấn… Bản sắc này giống như chứng chỉ cho phép người đã qua cấp sắc được cúng bái hay chữa bện… và có một vị thế nhất định trong cộng đồng đó. Ngoài tên “cấp sắc” còn có xuất hiện một số tên gọi khác như lễ: “cấp tinh”, “lập tịch”, “cấp tính”… thuật ngữ “cấp tinh” có nghĩa là làm trong sạch bởi vì trong lễ cấp sắc người ta thắp đèn soi ság người thụ lễ với mục đích làm bay đi những tạp uế và những tội lỗi ở con người đó. Còn lễ “cấp tính” hay “lập tịch” tức là lễ nhập họ do việc đặt tên mới và điều chỉnh tên họ của người thụ lễ cho phù hợp với ngôi thứ trong dòng họ. Trong khi đó, có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá từ các nước khác nhau lại có những tên gọi khác. Ví dụ nhà khoa học ở Trung Quốc gọi nó là “lễ độ giới”, ở Nhật Bản người ta gọi đó là “lễ qua tang”, ở Pháp là “lễ gia nhập Đạo giáo”…
Như vậy, đối với các nhà nghiên cứu, tên gọi của lễ cấp sắc cũng rất khác nhau. Ngay bản thân người Dao tên gọi của nghi lễ này cũng rất đa dạng. Họ có hơn 10 cách gọi tên. Ví dụ, người Dao tiền thường gọi là lễ “qua tang”. “Qua” tức là trải qua hay được thử thách còn “tang” là đèn hay vật dùng để thắp sáng! Bởi vậy tên gọi “qua tang” có nghĩa là trải qua lễ soi đèn hay nến soi sáng người thụ lễ trong tiến trình cấp sắc. Tên gọi này đồng nghĩa với tên gọi “cấp tinh” mà một số nhà khoa học dùng. Có một số nhóm Dao như Dao Đỏ, Dao tiền… còn gọi lễ “cấp sắc” là “tạt phat búa” nghĩa là lễ đặt pháp danh. Không ít trường hợp người ta cũng gọi đó là lễ “chấu đàng” nghĩa là cúng ông tổ người Dao là Bàn vương. Riêng đối vớ lễ cấp sắc ở cấp bậc cao hơn thì người Dao gọi là “tẩu sai” tức là lễ cấp chứng chỉ cho người được làm thầy cúng. Tên gọi này đồng nghĩa với tên gọi “cấp sắc” mà nhiều nhà khoa học nước ta sử dụng. Ngoài ra ở người Dao Đỏ và Dao tiền còn có nhiều tên gọi khác để chỉ lễ cấp sắc như “chẩu lung hìn” (lễ cầu phúc cho dòng họ), “Mài sai tía” (có thày cúng đỡ đầu), “chẩu tôm bung hìn” (lễ cầu phúc lớn)…
Tóm lại tên gọi của lễ cấp sắc khá phong phú. Điều này đoán lễ cấp sắc khá phức tạp và có một ý nghĩa tương đối quan trọng trong đời sống văn hoá, xã hội và tinh thần của người Dao.
Về đặc điểm, nếu dựa vào số lượng đền hay nếp thắp sáng để soi người thụ lễ trong mỗi đợt làm lễ thì hiện nay có 3 cấp bậc:
+ Cấp thấp nhất là 3 đèn: người thụ lễ được soi bởi 3 đèn.
+ Cấp thứ hai là 7 đèn: người thụ lễ được đặt 7 cây đèn.
+ Bậc cao nhất là 12 đèn: người thụ lễ đội 12 đèn đang tỏa sáng.
Lễ cấp sắc luôn gắn liền với yếu tố tôn giáo, văn hoá, văn nghệ của người Dao. Đặc biệt chỉ có người đàn ông Dao thụ lễ cấp sắc, còn phụ nữ thì phụ thuộc vào vị thế của người chồng.
CHƯƠNG II
TIẾN TRÌNH CỦA LỄ CẤP SẮC
1. Chuẩn bị cho lễ cấp sắc
-Để chuẩn bị cho lễ cấp sắc 3 đèn cần 6 tháng chuẩn bị nếu ở cấp cao hơn thì chuẩn bị từ 1 - 2 năm, thậm chí còn lâu hơn. Việc đầu tiên phải chuẩn bị là nuôi 2 con lợn dùng cho việc tế lễ. Cùng với việc nuôi lợn phải tích cực sản xuất để có nhiều lương thực, thực phẩm phục vụ cho những ngày lễ. Khâu chuẩn bị tiếp theo là may, thêu lễ phục cho người thụ lễ. Cách may, trang trí lễ phục của các nhóm Dao là khác nhau. Các công việc như làm ghế để người thụ lễ ngồi khi thụ lễ, tu sửa kiểm tra những nhạc cụ hay các vật dụng khác có liên quan. Gần đến ngày thụ lễ, gia đình làm lễ cần tiến hành giã gạo, cất rượu, mua hương sắm giấy dó để làm tiền âm phủ, chuẩn bị nến hay dầu đốt đèn thật kỹ. Sau đó cử người đi tìm thầy cúng kể cả người giúp việc. Số thầy cúng được mời đến phải bằng số cấp bậc của nghi lễ. Nghĩa là lễ cấp sắc 3 đèn thì cần mời 3 thầy cúng, lễ cấp sắc 7 đèn cần mời 7 thày cúng. Ngoài ra còn mời một số thanh niên nam và nữ chưa có gia đình đến hát trong lúc làm lễ.
Như vậy công việc chuẩn bị đòi hỏi phải có thời gian và phải chuẩn bị nhiều thứ. Qua đó có thể thấy được những tập quán của người Dao về số lượng các lễ vật để tế lễ cấp sắc, điều kiện và số lượng người được mời đến hành lễ hay phụ giúp cho lễ cấp sắc.
2. Tiến trình của lễ cấp sắc
Một lễ cấp sắc thường có nhiều công đoạn phức tạp tuỳ từng trường hợp vào cấp bậc và nhóm địa phương. Sau đây tui xin đưa ra ví dụ lễ cấp sắc 3 đèn của nhóm Dao nói phương ngữ Kiềm Miền làm ví dụ. Lễ cấp sắc này diễn ra 2 ngày và có thể chia làm 2 bước lớn là: thụ đèn và cúng Bàn Vương hay lễ cấp sắc 3 đèn của nhóm Dao tiền của nước ta.
* Bước thụ đèn:
Mở đầu cho bước này, người ta trang trí bàn cúng, treo tranh thờ. Để 2 bàn cúng ở gian giữa của nhà đối diện với cửa chính, trên bàn cúng có một bát hương, 3 chiếc bát con để rót rượu mời các thần linh, 1 bát gạo, 1 bát nước, 1 bát củ gừng tươi. Riêng bàn cúng c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status