Báo cáo thực tập tại Tổng công ty da - giầy Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Tổng công ty da - giầy Việt Nam



So với toàn ngành, Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam đã có những buớc tiến vững chắc trong cạnh tranh sản xuất hàng xuất khẩu. Năm 2000, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty đạt 12,5% của toàn ngành, giá trị xuất khẩu của toàn Tổng công ty đạt 164,8 triệu USD chiếm 11,29% so với giá trị của toàn ngành. Tổng công ty tạo việc làm cho 25000 lao động. Mức tăng trưởng giai đoạn 1993-2000, giá trị sản xuất tăng 2,5 lần, giá trị xuất khẩu tăng 3 lần.
Việc đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đơn vị, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều lao động xã hội.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I.Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty da-giầy Việt nam.
1.Quá trình hình thành và phát triển.
Cách đây 16 năm, ngày 11-10-1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nay là thủ tướng Chính phủ, đã ký quyết định số 126/HĐBT thành lập Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy Việt nam. Đơn vị này là tổ chức tiền thân của Tổng công ty da- giầy Việt nam và hiện nay đang đóng trụ sở tại 25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà nội.
Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy Việt nam được thành lập trên cơ sở tách các nhà máy thuộc và da các xí nghiệp sản xuất giầy từ công ty tạp phẩm thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, lúc đầu gồm 6 thành viên quốc doanh trung ương, để thực hiện hợp đồng hợp tác sản xuất hàng công nghiệp nhẹ giữa Việt nam và Liên xô cũ (Hiệp định 19/5). Tháng 3 năm 1987 thành lập công ty xuất nhập khẩu da-giầy trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy. Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy. Liên hiệp các xí nghiệp da-giầy là một tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành được Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ phân cấp. Công ty xuất nhập khẩu da- giày và các nhà máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Theo quyết định phê duyệt của HĐBT số 297-CT ngày 24-10-1989 và Quyết định 420/ CNn-TCLĐ ngày 30-10-1989 của Bộ công nghiệp nhẹ thành lập Liên hiệp sản xuất nhập khẩu da-giầy trên cơ sở hợp nhất công ty nhập khẩu da-giầy và cơ quan Liên hiệp các xí nghiệp da giầy. Đến ngày 9-4-1993 tại quyết định số 296/CNn-TCLĐ, Bộ lại chuyển đổi tổ chức này thành Tổng công ty da- giầy Việt nam rồi đến ngày 18-3-1995 được đổi thành Công ty da-giầy Việt nam. Ngày 7-5-1996, Tổng công ty da- giầy Việt nam lại được Bộ công nghiệp thành lập theo mô hình Tổng công ty mạnh của nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một mốc quan trọng để đánh dấu bước tiến của Tổng công ty.
Hơn 15 năm kể từ khi thành lập, Tổng công ty da- giầy Việt nam đã có những thành tích đáng tự hào có nhiều đóng góp to lớn đối với ngành da-giầy nói riêng, cũng như toàn nền kinh tế nói chung.
Các doanh nghiệp trong Tổng công ty da- giầy Việt nam có những đóng góp tích cực cho việc hình thành và duy trì hoạt động của ngành kinh tế kỹ thuật độc lập (từ năm 1987), đi đầu ngành trong quá trình chuyển đổi cơ chế, trong đầu tư các dây chuyền sản xuất đồng bộ và mở rộng sản xuất. Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối quản lý ngành, đóng vai trò nòng cốt về khoa học, kỹ thuật và trong ứng dụng công nghệ mới, đồng thời có hệ thống sản xuất chặt chẽ, năng động sáng tạo. Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối trong các hoạt động của Hiệp hội và của toàn ngành.
Tổng công ty da- giầy Việt nam hội tụ các doanh nghiệp đầu ngành, đóng vai trò nòng cốt trong phát triển và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, có đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động xã hội. Các doanh nghiệp trong Tổng công ty hầu hết đi đầu trong chuyển đổi cách (từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm).
Tổng công ty da- giầy Việt nam chủ động trong công tác nghiên cứu các đề tài khoa học thuộc ngành, là đầu mối trong công tác đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, đáp ứng một phần nhu cầu lực lượng khoa học kỹ thuật cho ngành và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành trong lĩnh vực này.
Tổng công ty da- giầy Việt nam là đầu mối tập hợp các kiến nghị của ngành với Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để ngành phát triển, đóng góp tích cực cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Tóm lại, cho dù suốt hơn 15 năm qua luôn được thay tên, thêm bớt hay nâng cao một số chức ăng nhiệm vụ cho phù hợp với tiến trình đổi mới, song vai trò nòng cốt, trung tâm, lấy các doanh nghiệp quốc doanh trung ương làm chủ đạo cho toàn ngành kinh tế- kỹ thuật của Liên hiệp các xí nghiệp da- giầy trước đây và Tổng công ty da- giầy Việt nam hiện nay vẫn không thay đổi. Đơn vị luôn được suy tôn bởi chính sức mạnh và uy tín về nhiều mặt của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
2. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty da- giầy Việt nam
a. Cơ cấu doanh nghiệp
Tổng công ty da- giầy Việt nam là Tổng công ty mạnh của Nhà nước được thành lập theo quyết định 90/TTg của Chính phủ và trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý.
Tên giao dịch: Leaprodexim Viêtnam.
Trụ sở chính tại: 25 Lý Thuờng Kiệt, Hoàn Kiếm, Việt Nam.
Lãnh đạo doanh nghiệp:
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Phan Đình Độ.
Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Khắc Thành.
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và kinh doanh mặt hàng da, giầy, dép các loại và các sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên liệu, phụ liệu khác; xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu vật tư, thiết bị phụ tùng và các hàng hoá khác phục vụ sản xuất kinh doanh; dịch vụ tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ mới, thiết kế, chế tạo, xây dựng lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành; kinh doanh khác sạn, du lịch, hội trợ triển lãm, thông tin, quảng cáo.
Ngoài ra, Tổng công ty da- giầy Việt nam còn là đầu mối của Hiệp hội da-giầy Việt nam.
Đến năm 2001, toàn Tổng công ty có 18 doanh nghiệp, trong đó:
11 doanh nghiệp chuyên sản xuất-kinh doanh giầy dép, cặp túi xách các loại.
2 doanh nghiệp thuộc da.
2 doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh-dịch vụ-thương mại
1 công ty xuất nhập khẩu
1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
1 viện nghiên cứu.
b. Tổ chức quản lý của Tổng công ty
Từ lúc thành lập đơn vị đến nay, hầu hết các doanh nghiệp của Tổng công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp 388 sang. Có một số doanh nghiệp được hình thành trong vài năm gần đây. Đến nay, các doanh nghiệp trong Tổng công ty được quản lý dưới hai hình thức: doanh nghiệp thành viên độc lập và doanh nghiệp thành viên phụ thuộc.
Các doanh nghiệp thành viên độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật. Đồng thời chịu sự quản lý và có nghĩa vụ với Tổng công ty theo các qui định trong điều lệ hoạt động của Tổng công ty Da-giầy Việt nam (được Bộ Công nghiệp phê duyệt).
Các doanh nghiệp thành viên phụ thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quẩ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các lĩnh vực được phân cấp quản lý.
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Văn phòng thay mặt tại thành phố Hồ Chí Minh
Các đơn vị thành viên
Gồm 18 đơn vị thành viên trong đó có:
8 đơn vị thành viên hạch toán độc lập
10 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc
Bộ máy giúp việc
Ban Kế hoạch-Đầu tư
Ban tổ chức cán bộ
Ban Tài chính-Kế toán
Ban xuất nhập khẩu
Văn phòng
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Các phó Tổng giám đốc
8 đơn vị thành viên hạch toán độc lập:
Công ty giầy Thăng Long
Công ty giầy Yên Viên
Công ty Da-Giầy Hà Nội
Công ty giầy Sài Gòn
Công ty giầy Phú Lâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status