Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thực phẩm Miền Bắc - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thực phẩm Miền Bắc



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3
I. BẢN CHẤT VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3
1.Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3
2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5
3. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả 6
3.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 6
3.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 8
a. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 8
b. Hiệu quả sử dụng lao động 11
c. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 12
4. Các nguyên tắc khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. 13
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KIINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 14
1. Các nhân tố bên ngoài 14
a. Môi trường khu vực và quốc tế 14
b. Môi trường nền kinh tế quốc dân 14
c. Môi trường ngành 17
2. Các nhân tố bên trong 18
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. 26
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 29
I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH 29
1. Giới thiệu chung. 29
2. Các yếu tố năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Miền Bắc. 30
2.1. Bộ máy quản lý. 30
2.2. Vốn 34
2.3. Lao động 35
2.4. Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất. 37
2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống điểm phân phối sản phẩm. 39
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Miền Bắc qua các năm 2000-2002 39
II. CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 42
1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 42
2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận. 45
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 51
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 54
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2005. 54
1.Định hướng chung. 54
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 56
1. Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 56
1.1 Cơ sở đề xuất. 56
1.2 Nội dung đề xuất 57
2. Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm 59
2.1.Cơ sở đề xuất. 59
3.2. Nội dung đề xuất. 60
3. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin, điều tra và dự báo thị trường. 65
3.1 Cơ sở đề xuất. 65
3.2 Nội dung đề xuất. 66
4. Hoàn thiện công tác sử dụng lao động. 67
4.1.Cơ sở đề xuất. 67
4.2.Nội dung đề xuất 67
5. Nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch 68
5.1.Cơ sở đề xuất 68
5.2.Nội dung đề xuất 69
6. Nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của các phòng ban chức năng 69
6.1 Cơ sở đề xuất. 69
6.2.Nội dung đề xuất. 70
III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
1. Với Bộ thương mại 71
2. Với Nhà nước 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
MỤC LỤC 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệu quả sản xuất kinh doanh và đã thu được những kết quả nhất định. Trong những năm gần đây, hầu hết các hoạt động của công ty đã dần đi vào ổn định, công ty bắt đầu làm ăn có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được thiện. Có được những kết quả đó là do ban lãnh đạo công ty cũng như tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã chú trọng, quan tâm đúng mức đến vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên xuất phát từ tính đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tính phức tạp trong cơ cấu tổ chức quản lý, hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn gặp phải 1 số khó khăn nhất định. Trước tình hình trên, mục tiêu của công ty trong thời gian tới là phải ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh để tiến tới cổ phần hoá DN vào năm 2005. Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định là yêu cầu cấp thiết, có tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC
I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Giới thiệu chung.
Công ty thực phẩm miền Bắc là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ thương mại số 699/TM-TCCB ngày 13/8/1996 trên cơ sở sáp nhập các đơn vị:
Công ty thực phẩm miền Bắc
Công ty thực phẩm xuất khẩu Hà Nam
Các công ty trực thuộc Tổng công ty thực phẩm ở phía Bắc( gồm: xí nghiệp thực phẩm Thăng Long, trại chăn nuôi Thái Bình, các chi nhánh thực phẩm tại Hà Nội).
Công ty thực phẩm miền Bắc là 1 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại, hoạt động trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Công ty có hệ thống hạch toán kinh tế độc lập, hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và có con dấu riêng theo mẫu do Nhà nước qui định.
Tên giao dịch quốc tế: the Northern Foodstuff Company.
Tên viết tắt: FONEXIM.
Giấy chứng nhận kinh doanh số111342 ngày 9/11/1996 với tổng vốn đăng ký là 9,54 tỷ VND
Cấp quản lý: Bộ thương mại.
Trụ sở chính: tại 210-Trần Quang Khải- quận Hoàn Kiếm- thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (844)8621212-8256005
Fax: (844)8623204-8255354
Công ty có các chi nhánh, cửa hàng, văn phòng thay mặt tại các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
Các chức năng của công ty
Dựa trên đặc điểm hoạt động mà chức năng- nhiệm vụ của công ty được qui định trong quyết định số 945/TM-TCCB.
Cụ thể: Thông qua hoạt động kinh doanh, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, tổ chức mua-gia công-sản xuất-chế biến, xuất nhập khẩu, dịch vụ để tạo ra hàng hóa góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài thu ngoại tệ cho đất nước.
Bao gồm:
Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm công nghệ (như: rượu, bia, bánh kẹo, đường sữa các loại…), thực phẩm tươi sống, lương thực, nông-lâm- hải sản, các mặt hàng tiêu dùng.
Kinh doanh dịch vụ khách sạn-nhà hàng ăn uống giải khát, kinh doanh kho bãi…
Tổ chức sản xuất-gia công-chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm, lương thực, bánh kẹo…tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để tạo ra nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực, rau-củ-quả, thuỷ hải sản và các mặt hàng do liên doanh liên kết tạo ra.
2. Các yếu tố năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Miền Bắc.
2.1. Bộ máy quản lý.
Gồm ban giám đốc và hệ thống 11 phòng ban chức năng. Cụ thể:
Ban giám đốc
Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc
Là người đứng đầu công ty do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, Bộ thương mại và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phó giám đốc
Gồm 1 phó giám đốc phụ trách về hoạt động kinh doanh và 1 phó giám đốc phụ trách về hoạt động sản xuất.
Phó giám đốc do giám đốc công ty lựa chọn và đề nghị Bộ thương mại bổ nhiệm. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động thuộc lĩnh vực được giao.
Hệ thống phòng ban chức năng
Bao gồm:
Phòng hành chính quản trị.
Có nhiệm vụ quản lý con dấu, tổ chức các hội nghị, mua sắm các văn phòng phẩm cho các phòng ban, tiếp đón khách mời của công ty.
Phòng tổ chức lao động tiền lương.
Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên công ty,điều chỉnh lao động giữa các đơn vị, tổ chức công tác đào tạo mới-đào tạo lại-bồi dưỡng cán bộ quản lý, cân đối tiền lương, căn cứ vào các chế độ chính sách của Nhà nước để giải quyết các vấn đề cụ thể về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động…
Phòng kế hoạch tổng hợp.
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn-dài hạn cho toàn công ty, phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên và tham gia kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, sữa Snow.
Phòng thị trường.
Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tiến hành các hoạt động yểm trợ và xúc tiến bán hàng.
Phòng xuất nhập khẩu.
Có nhiệm vụ nhập khẩu máy móc thiết bị theo yêu câu, nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh của công ty đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Phòng đường.
Chịu trách nhiệm kinh doanh mặt hàng đường và một số sản phẩm từ đường.
Phòng đầu tư.
Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, xây dựng các phương án khả thi, thực hiện đầu tư có hiệu quả.
Phòng kho vận.
Chịu trách nhiệm tổ chức hệ thống kho chứa, bến bãi… phục vụ cho công tác lưu kho, dự trữ hàng hoá phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kinh doanh kho bãi.
Phòng kỹ thuật sản xuất.
Đảm bảo công tác kỹ thuật trong các dây truyền sản xuất, xác định việc khôi phục-sửa chữa-thay mới máy móc thiết bị và giám sát chất lượng sản phẩm.
Ban thanh tra thi đua.
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty và các đơn vị thành viên trong việc chấp hành pháp luật, các qui chế tài chính, các quyết định của ban giám đốc.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty thực phẩm miền Bắc
Phòng hành chính quản trị
Phòng thị trường
Giám đốc
Phòng tổ chức lao động tiền lương
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng tài chính kế toán
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng đầu tư
Phòng đường
Phòng kho vận
Phòng kỹ thuật sản xuất
Ban thanh tra thi đua
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích cơ cấu bộ máy quản lý cũng như chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban có thể nhận thấy việc tổ chức bộ máy quản lý còn hạn chế, một số phòng ban chức năng còn chưa hoạt động đúng với bản chất tên gọi của mình, hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban chưa cao. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status