Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu vơí việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty bánh kẹo Hải Châu - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu vơí việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty bánh kẹo Hải Châu



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
PhầnI: Lý luận chung về hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 2
I. Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu và sự cần thiết của công tác hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. 2
1. Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. 2
2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 2
3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 3
II. Phân loại nguyên vật liệu. 4
1. Phán loại nguyên vật liệu 4
2. Tổ chức tính giá nguyên vật liệu 4
2.1. Tổ chức tính giá nguyên vật liệu nhập kho. 4
2.2. Tổ chức tính giá nguyên vật liệu xuất kho 5
II. Nội dung hạch toán nguyên vật liệu: 8
1. Tổ chức chứng từ. 8
1.1. Thủ tục nhập kho. 8
1.2. Thủ tục xuất kho 8
2. Hạch toán chi tiết sự biến động của nguyên vật liệu 9
2.1.Phương pháp thẻ song song. 9
2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 9
2.3. Phương pháp sổ số dư. 10
3. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 10
3.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên 10
3.2. Theo phương pháp kiểm kê định mức 17
Trị giá vật tưhàng hoá xuất kho = Tổng trị giá vật tư hàng hoá mua vào trongkỳ + Trị giá vật tư hàng hoátồn đầu kỳ - Trị giávật tư hàng hoátồn cuối kỳ 17
3.3. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán tông hợp nhập, xuất nguyên vật liệu theo bốn hình thức sổ kế toán: 19
3.4. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 20
IV. Kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp sản xuất: 21
1. Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động: 22
2. Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: 22
3. Hệ số quay kho vật tư, sản phẩm: 23
Phần II 25
Thực trạng kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty bánh kẹo Hải Châu 25
I. Vài nét sơ lược về công ty bánh kẹo Hải Châu: 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 25
1.1. Thời kỳ đầu thành lập: 25
1.2. Thời kỳ 1976-1985: 26
1.3. thời kỳ 1986-1990: 26
1.4. Thời kỳ 1991-2000: 10 năm đổi mới 26
2. Kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây 27
3. Bộ máy quản lý của Công ty 28
3.1. Ban giám đốc: 28
3.2. Các phòng ban: 29
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 30
6. Hình thức tổ chức sổ kế toán: 32
7. Phương hướng phát triển của Công ty: 34
II. Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu và thực trạng tổ chức chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu tại công ty bánh kẹo Hải Châu: 35
1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty bánh kẹo Hải Châu: 35
2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty: 35
3. Công tác tính giá nguyên vật liệu: 36
3.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ: 36
3.2. Đối với nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ: 37
4. Các chứng từ sử dụng và quá trình luân chuyển các chứng từ: 38
4.1. Khi mua và nhập kho nguyên vật liệu: 38
4.2. Khi xuất kho nguyên vật liệu: 40
III. Hạch toán chi tiết quá trình nhập, xuất kho nguyên vật liệu tại công ty: 42
1. Tại kho: 42
2. Tại phòng kế toán: 44
IV. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 47
1. Tài khoản sử dụng: 47
2. Hạch toán tổng hợp quá trình nhập nguyên vật liệu: 48
3. Hạch toán tổng hợp quá trình xuất nguyên vật liệu: 49
4. Tổ chức ghi sổ tổng hợp quá trình nhập, xuất nguyên vật liệu: 49
Biểu số 12 51
Công ty bánh kẹo Hải Châu 51
Công ty bánh kẹo Hải Châu 53
Công ty bánh kẹo Hải Châu 56
Bảng phân bổ nguyên vật liệu 56
V. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty: 56
VI. Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 59
1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 59
1.1. Hệ số sức sản xuất của vốn lưu động 59
1.2. Hệ số sức sinh lợi của vốn lưu động: 60
1.3. Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. 60
2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình dự trữ nguyên vật liệu: 62
Phần III 64
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty bánh kẹo hải châu 64
I. Những kết quả đã đạt được 64
1. Về công tác kế toán nói chung: 64
2. Về công tác kế toán nguyên vật liệu. 65
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bánh kẹo Hải Châu: 66
1. Về vấn đề hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: 66
2. Về thời gian vào sổ các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu: 67
3. Về việc sử dụng Sổ Nhật ký đặc biệt: 67
4. Về việc sử dụng TK 151: 68
5. Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 68
6. Về công tác kiểm nghiệm nguyên vật liệu: 69
7. Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu: 69
III. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty bánh kẹo Hải Châu: 70
1. Đối với khâu dự trữ: 70
2. Đối với khâu sản xuất: 71
3. Đối với khâu lưu thông: 71
Kết luận 73
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh các loại đã đăng ký tiêu chuẩn Nhà nước và đưa vào mã số mã vạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một ổn định, phát triển, đạt hiệu quả kinh tế, bảo toàn, phát triển vốn, trả nợ vốn vay đầu tư đúng kế hoạch.
Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:
Biểu số 1: Kết quả sản xuất kinh doanh (Từ năm 1995 - 2000)
TT
Chỉ tiêu
Đ.vị tính
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1
Giá trị tổng sản lượng
Tỷ đ
44,711
58,930
80,090
92,744
104,873
109,948
2
Tổng doanh thu thực hiện (có thuế)
-
52,435
73,861
93,262
117,9
129,583
137,401
3
Lợi nhuận thực hiện
-
0,803
2,570
1,816
0,657
2,530
2,900
4
Các khoản nộp ngân sách
-
3,575
7,018
9,657
8,438
8,645
8,500
5
Sản phẩm chủ yếu:
- Bánh các loại
tấn
2.556
3.456
3.592
4.467
4.715
5.000
- Kẹo các loại
-
303
102
992
1.088
1.201
1.250
- Bột canh các loại
-
2.561
3.284
4.818
5.490
6.547
6.700
6
Thu nhập bình quân CBCNV/tháng
1.000đ
520
600
750
800
900
950
Hiện nay, Công ty có tổng số tiền vốn lên tới trên 100 tỷ đồng. Năm 2001, Công ty đề ra kế hoạch tổng doanh thu (có thuế) đạt 160 tỷ đồng, nộp ngân sách 11,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,9 tỷ đồng, thu nhập bình quân CBCNV/tháng 1 triệu đồng.
3. Bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tuyến và chức năng nên thể hiện cả tính tập trung và phi tập trung hoá, tận dụng được ưu điểm cũng như hạn chế được nhược điểm của hai phương pháp quản lý này.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
3.1. Ban giám đốc:
*** Giám đốc: Phụ trách chung và phụ trách các mặt công tác cụ thể sau:
- Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương... (Phòng Tổ chức lao động).
- Công tác kế hoạch, vật tư và tiêu thụ (Phòng kế hoạch vật tư).
- Công tác tài chính thống kê kế toán (Phòng tài chính - thống kê - kế toán).
- Tiến bộ kỹ thuật và đầu tư XDCB (Phòng kỹ thuật và ban XDCB).
*** Phó giám đốc Kỹ thuật sản xuất: Giúp việc cho giám đốc, phụ trách các công tác:
- Công tác kỹ thuật (Phòng kỹ thuật).
- Công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ công nhân, công tác bảo hiểm lao động (Phòng tổ chức).
- Điều hành kế hoạch tác nghiệp của các Phân xưởng.
*** Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc, phụ trách các công tác:
- Công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm (Phòng kế hoạch vật tư).
- Công tác hành chính quản trị và bảo vệ (Phòng hành chính và ban XDCB).
*** Kế toán trưởng:
- Phụ trách các vấn đề tài chính, kế toán của Công ty.
3.2. Các phòng ban:
*** Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác sau:
- Công tác tổ chức cán bộ và lao động tiền lương.
- Soạn thảo các nội qui, qui chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị.
- Điều động và tuyển dụng lao động.
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng lao động.
- Công tác bảo hộ lao động.
- Giải quyết các chế độ chính sách.
- Công tác hồ sơ nhân sự.
*** Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về các mặt sau:
- Công tác tiến bộ kỹ thuật.
- Quản lý quy trình kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất.
- Nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã bao bì.
- Quản lý và xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp thiết bị.
- Soạn thảo các quy trình, quy phạm công nghệ.
- Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ của sản xuất.
- Tham gia đào tạo công nhân và kỹ thuật an toàn.
*** Phòng kế toán - thống kê - tài chính (phòng Tài vụ):
- Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán, thống kê, tài chính.
- Kiểm tra tài sản, kiểm tra, kiểm soát, quản lý các tài liệu kế toán.
Tham mưu cho giám đốc các mặt sau:
- Các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn (1 năm), dài hạn và kế hoạch tác nghiệp.
- Kế hoạch giá thành.
- Điều độ sản xuất hàng ngày.
- Cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu.
- Tiêu thụ sản phẩm.
*** Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc các mặt sau:
- Công tác hành chính quản trị.
- Công tác đời sống (Nhà ăn).
- Công tác y tế sức khoẻ.
- Công tác nhà trẻ mẫu giáo.
*** Ban bảo vệ: Tham mưu cho giám đốc các mặt công tác:
- Bảo vệ, tự vệ.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
*** Ban Xây dựng cơ bản: Tham mưu cho giám đốc các mặt công tác:
- Kế hoạch xây dựng cơ bản.
- Sửa chữa nhỏ tại Công ty.
*** Các phân xưởng sản xuất:
- Quản lý thiết bị, công nghệ sản xuất.
- Quản lý công nhân.
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp.
- Ghi chép các số liệu ban đầu.
Sơ đồ khối cơ cấu quản lý công ty bánh kẹo Hải Châu
Giám Đốc
Kế toán
trưởng
Phó Giám Đốc
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phòng KHVT
Phòng Kế toán
Phòng Tổ chức
Phòng hành chính
Ban XDCB
Phòng bảo vệ
Phòng
Kỹ thuật
Phân xưởng bánh I
Phân xưởng bánh II
Phân xưởng bánh III
Phân xưởng kẹo
Phân xưởng bột canh
Phân xưởng cơ điện
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng Tài chính kế toán của Công ty góp phần quan trọng vào việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Công ty về hoạt động kế toán tài chính, cung cấp thông tin bằng các con số chính xác cho Ban giám đốc, cùng các bộ phận chức năng của Công ty để định ra kế hoạch thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của Công ty được tập trung tại phòng kế toán Công ty. Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ở mỗi cửa hàng, mỗi phân xưởng đều bố trí một nhân viên kế toán nhưng chỉ giới hạn ở hạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ gửi toàn bộ các chứng từ đã thu thập, kiểm tra về phòng Tài vụ. Mô hình này rất phù hợp với Công ty vì Công ty có quy mô vừa, địa bàn hoạt động tập trung và ứng dụng máy vi tính để giảm bớt công việc kế toán, phục vụ kịp thời chính xác cho công tác quản lý.
Hiện nay, phòng Tài vụ của Công ty gồm 12 người, trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng kiêm kế toán giá thành, 1 phó trưởng phụ trách kế toán tiêu thụ, 2 thủ quỹ và 7 cán bộ kế toán phụ trách các phần kế toán khác (Tuy nhiên hiện tại do ghế kế toán trưởng tạm thời bỏ trống nên phó phòng phụ trách kế toán tiêu thụ kiêm phụ trách phòng Tài vụ). Các cán bộ làm công tác kế toán đều có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành Tài chính kế toán, đa số có kinh nghiệm trong công tác kế toán, trình độ chuyên môn tương đối đồng đều.
Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của cán bộ công nhân viên phòng Kế toán tài chính:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán của Công ty, tổ chức, điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra và thực hiện ghi chép luân chuyển chứng từ. Ngoài ra kế toán trưởng còn hướng dẫn, chỉ đạo việc lưu giữ tài liệu, sổ sách kế toán, lựa chọn và cải tiến hình thức kế toán cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Chức năng quan trọng nhất của kế toán trưởng là tham mưu cho Ban giám đốc, giúp Giám đốc...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status