Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập



MỤC LỤC
 
Mở đầu 1
Chương I. Những vấn đề chung về cạnh tranh và hội nhập của NHTM 2
I. Khái quát về cạnh tranh trong ngành ngân hàng 2
I.1. Quy luật về hợp tác kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa 2
I.2. Vai trò của ngành ngân hàng trong hội nhập 2
I.3. Xu thế cạnh tranh giữa NHTM nước ngoài và NHTM Việt Nam 3
II. Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong
quá trình hội nhập 4
II.1. Những cơ hội mở ra cho ngành ngân hàng trong quá trình hội nhập 4
II.2. Những thách thức đối với NHTM Việt Nam 6
II.2.1. Những thách thức đối với khách hàng của ngân hàng 6
II.2.2. Thách thức trực tiếp đối với ngân hàng 7
Chương II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
ở Việt Nam 9
I. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 9
I.1. Về quy mô và vốn tự có 9
I.2. Về chất lượng hoạt động 10
I.3. Về chất lượng phục vụ 10
II. Tình hình hoạt động của khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua 11
II.1. Về huy động vốn 12
II.2. Cho vay 13
II.3. Hoạt động ngân hàng quốc tế 13
Chương III. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 14
I. cần xây dựng hoàn thiện và sửa đổi hệ thống luật ngân hàng cho thống
nhất và phù hợp với yêu cầu thực tiễn và lộ trình hội nhập 14
II. Nâng cao vai trò quản lý và điều tiết của ngân hàng nhà nước 15
II.1. Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, nâng cao vai trò điều
tiết, kiểm soát tiền tệ của ngân hàng nhà nước 15
II.2. Tăng cường vai trò thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương 17
II.3. Cải tổ, cơ cấu lại ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao hơn nữa vai trò
và chức năng quản lý điều tiết của ngân hàng nhà nước 18
III. Nâng cao khả năng tài chính, tăng vốn tự có cho các NHTM 18
III.1. Phát triển vốn từ bên trong 18
III.2. Gia tăng vốn từ nguồn bên ngoài 20
IV. Nguồn nhân lực 21
V. Nâng cao sức cạnh tranh bằng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 24
VI. Giải pháp hình thành liên minh chiến lược NHTM 26
Kết luận 28
Tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phục vụ.
Một là, cạnh tranh về mở rộng mạng lưới, chức năng hoạt động: nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận thuận lợi các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất. Hiện nay các NHTM nhà nước đã có chi nhánh ở hầu hết các tỉnh và thành phố trong cả nước, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở rộng mạng lưới về đến tận vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới phục vụ của các ngân hàng thương mại cổ phần còn hạn chế, chỉ ở phạm vi các thành phố lớn, các trung tâm.
Hai là, hoạt động cạnh tranh về ứng dụng công nghệ thông tin: hầu hết các tổ chức tài chính rất chú trọng đến ứng dụng công nghệ thông tin, một số ngân hàng đã và đang trong giai đoạn cuối tiếp nhận dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán...Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin là cơ sở quan trọng để các tổ chức này nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên mức độ đâu tư còn hạn chế, phần lớn công việc vẫn đang làm thủ công, mức độ được tin học hoá chưa cao, so với các nước trên thế giới và ngay cả trong khu vực vần tồn tại một khoảng cách không nhỏ.
Ba là, hoạt động cạnh tranh về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tài chính, từ đầu năm 2003 có rất nhiều sản phẩm mới được ra đời trong hệ thống NHTM trong nước như chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, dài hạn, tiết kiệm trúng thưởng ôtô; tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm phát lộc, trái phiếu, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng, cho vay mua ôtô, cho vay mua nhà trả góp, ngân hàng trực tiếp...Các NHTM đã rất coi trọng đến công tác marketing, lắng nghe ý kiến khách hàng, bằng việc giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, xử lý nhanh gọn các yêu cầu của khách hàng, thu tiền tại nhà...NHĐT&PTVN là hệ thống ngân hàng đầu tiên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001,2000, liên tục đổi mới việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm thỏa mãn tốt nhất sự hài lòng của khách hàng, và đây cũng là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được công nhận là Ngân hàng có hệ thống thanh toán tốt nhất thế giới hiện nay. NHNo&PTNTVN đã là ngân hàng tài trợ chính thức cho Seagame22… Mặc dù đã có nhiều sự mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ như vậy nhưng nhìn chung sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa đầy đủ, chưa hình thành được hệ thống thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng trong nước gây bất tiện cho khách hàng, số lượng ngân hàng được hiện đại hoá không nhiều.
Bốn là, cạnh tranh về chiến lược kinh doanh: chất lượng cạnh tranh của các tổ chức tài chính cũng đi đến yêu cầu, đòi hỏi trình độ cao và tinh xảo hơn. Đầu năm 2003, NHĐT&PTVN đã đưa ra sản phẩm huy động vốn rất độc đáo là chứng chỉ tiền gửi cả ngắn hạn và dài hạn. Đây là sản phẩm lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam thu hút được nhiều khách hàng quan tâm, đầu tư tiền gửi chỉ trong thời gian ngắn, ngân hàng này đã thu hút được lượng vốn theo nhu cầu, kế hoạch của mình, đáp ứng tốt cho các dự án mà ngân hàng này đã cam kết cấp tín dụng. NHNTVN đưa ra chương trình huy động vốn ngắn hạn với sự kiện Seagame22. Các ngân hàng Việt Nam vẫn chủ yếu chiếm giữ thị phần trong nước là chủ yếu chưa có chiến lược vươn ra xa vượt biên giới.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.
Từ năm 1990, khi Việt Nam thực hiện mở cửa kinh tế, khu vực ngân hàng cũng đã được mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức là liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên tục tăng từ năm 1990 đến 1997 và từ 1998 đến nay có khuynh hướng chững lại về số lượng ngân hàng cũng như thị phần hoạt động.
Về mặt tín dụng, các ngân hàng nước ngoài hoạt động cho vay chủ yếu là các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Theo số liệu đầu năm 2003 của ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản Có của khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh chiếm 10,42% tổng tài sản Có của cả hệ thống; thị phần cho vay chiếm khoảng 8,4% thị phần tín dụng; huy động của khối ngân hàng nước ngoài chiếm 8,8% thị phần huy động trong nước.
Thị phần cho vay và huy động vốn của NHTM Việt Nam (31/12/2001)
Khối ngân hàng
Số lượng (ngân hàng/định chế)
Tín dụng/ cho vay (%)
Huy động (%)
Tài sản Có so với tài sản Có của cả hệ thống (%)
NHTMNN
NH Liên doanh
CN-NH nước ngoài
NH TMCP
Quỹ tín dụng ND
Tổng cộng
4
4
26
39
887
79.50
1.10
9.06
9.12
9.47
100
78.51
1.13
10.01
9.47
0.88
100
77.31
1.45
1.97
9.86
0.41
100
Nguồn: TC Nghiên cứu kinh tế 306- Tháng 11 năm 2003
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng trong các năm của các ngân hàng nước ngoài là khá thấp chưa tới 1%. Điều này cho thấy khả năng quản lý của ngân hàng nước ngoài khá tốt. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng các ngân hàng nước ngoài chỉ "chọn miếng ngon", chọn những khách hàng làm ăn có lãi, rủi ro thấp nhất và đẩy các doanh nghiệp còn lại với rủi ro nhiều hơn cho ngân hàng trong nước phục vụ. Thực tế có thời kỳ các ngân hàng nước ngoài đã cố gắng giành lấy các tổng công ty nhà nước có doanh số xuất nhập khẩu lớn.
II.1. Về huy động vốn
Đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam có gần 100 định chế tài chính nhận tiền gửi. Trong nhiều năm qua, các NHTM Nhà nước vẫn chiếm gần 80% thị phần huy động trong nước; các ngân hàng thương mại cổ phần có thị phần huy động chiếm khoảng 10%; khối ngân hàng nước ngoài chiếm thị phần khoảng 11%. Điều đáng chú ý là từ năm 2002 thị phần của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài có xu hướng giảm đi cùng với giảm quy mô về tài sản Có so với tổng tài sản Có của cả hệ thống.
Về thị phần của khối ngân hàng trên cho thấy, các NHTM Nhà nước vẫn là nhóm ngân hàng chi phối thị trường. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh về huy động vốn đối với các NHTM trong nước khi Việt Nam bỏ các hạn chế huy động VND.
II.2. Cho vay.
Nếu so sánh giữa các nhóm ngân hàng thì NHTM Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung vốn cho nền kinh tế. Trong những năm qua, các NHTM Nhà nước thường chiếm gần 80% thị phần tín dụng và thị phần của khối ngân hàng nước ngoài có chiều hướng thu hẹp lại. Vào thời điểm tháng 12/2002 thị phần cho vay của khối ngân hàng nước ngoài và liên doanh là 8,9%.
II.3. Hoạt động ngân hàng quốc tế.
Trong hai năm 2000 và 2001, lượng tiền gửi nước ngoài của các NHTM Việt Nam đã tăng liên tục và đạt khoảng 20% tổng tài sản Có của cả hệ thống. Khối ngân hàng nước ngoài có tỷ trọng tiền gửi nước ngoài trên dưới 30% tài sản Có trong khi khối NHTM Nhà nước là 20%. Tiền gửi ở nước ngoài tăng lên phản ánh quan hệ mở cửa nhiều hơn với bên ngoài. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ tiền gửi tiền ở nước ngoài giữa hai nhóm NHTM Nhà nước và nhóm ngân hàng nước ngoài ta thấy còn một khoảng cách khá xa. Sự khác biệt này cũng có thể dựa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status