Đánh giá năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng triển vọng trong tập đoàn quan sát vụ mùa năm 2002, tại Thanh Trì, Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Đánh giá năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng triển vọng trong tập đoàn quan sát vụ mùa năm 2002, tại Thanh Trì, Hà Nội



MỤC LỤC
Trang
Phần I: Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề .
1.2. Mục đích - yêu cầu .
Phần II: Tổng quan tài liệu .
2.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và Việt Nam .
2.1.1. Sơ lược về nguồn gốc cây lúa .
2.1.2. Thời gian sinh trưởng.
2.1.3. Đặc điểm hình thái cây lúa .
2.2. Điều kiện sinh thái .
2.2.1. Nhiệt độ .
2.2.2. Ánh sáng .
2.2.3. Nước .
Phần III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Vật liệu thí nghiệm .
3.2. Phương pháp nghiên cứu .
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi .
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .
3.5. Kích thước và phẩm chất hạt gạo .
Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .
4.1.Tình hình khí hậu thời tiết vụ mùa 2002 .
4.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển .
4.2.1. Thời gian sinh trưởng .
4.2.2. Các thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của các dòng, giống .
4.2.3. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực .
4.3. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống .
4.3.1. Chiều cao cây .
4.3.2. Sự tăng trưởng về số lá .
4.3.3. Hệ số diện tích lá .
4.3.4. Tốc độ tích luỹ chất khô của các dòng, giống .
4.3.5. Hiệu suất quang hợp thuần .
4.4. Một số đặc trưng, đặc tính của các dòng, giống .
4.4.1. Màu sắc thân lá .
4.4.2. Góc lá đòng .
4.4.3. Chiều dài và chiều rộng lá đòng .
4.4.4. Chiều dài bông .
4.4.5. Kiểu cây và kiểu đẻ nhánh .
4.5. Đặc tính chống chịu của các dòng, giống .
4.5.1. Tính chống đổ .
4.5.2. Tính chống chịu sâu bệnh .
4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .
4.6.1. Số bông/m2 .
4.6.2. Số hạt chắc/bông .
4.6.3. Tỷ lệ hạt lép .
4.6.4. Khối lượng 1000 hạt .
4.6.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu .
4.7. Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế .
4.7.1. Năng suất sinh vật học .
4.7.2. Hệ số kinh tế .
4.8. Một số chỉ tiêu kích thước và phẩm chất gạo .
Phần V: Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận .
5.2. Đề nghị .
I. Tài liệu tham khảo
 
1
1
2
3
3
3
3
5
11
11
11
12
14
14
15
17
20
21
22
22
23
23
23
27
29
29
31
34
34
35
35
35
37
37
37
38
38
38
42
44
44
44
44
45
45
45
45
47
47
50
50
51
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g đối thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây lúa tạo điều kiện cho năng suất cao.
Bảng 1: Tình hình khí hậu thời tiết vụ mùa năm 2002 (Thanh Trì - Hà Nội)
Tháng
Nhiệt độ trung bình (0C)
ẩm độ trung bình (%)
Lượng mưa trung bình (mm)
Số giờ nắng trung bình (h)
6
7
8
9
10
29,6
29,4
28,4
27,6
25,2
60
79
81
76
75
7,99
8,44
6,51
5,95
4,11
4,6
4,2
4,9
4,9
4,5
Qua bảng 1 thấy:
Nhiệt độ trung bình của các tháng biến động từ 25,2 - 29,60C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6: 29,60C tương ứng với thời kỳ mạ trong tháng này nhiệt độ thấp nhất là 250C. Vì vậy, cây mạ sinh trưởng, phát triển tốt. Thời kỳ cấy cây lúa gặp nhiệt độ cao trên 280C nên hồi xanh nhanh. Thời kỳ đẻ nhánh gặp nhiệt độ thuận lợi nên khả năng đẻ nhánh khoẻ. Thời kỳ làm đòng, trỗ bông, vào chắc, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp.
Vụ mùa năm nay lượng mưa rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và ít giông bão.
4.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống
4.2.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo hạt đến khi lúa chín hoàn toàn. Trong cùng một giống thời gian sinh trưởng bị biến động do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Các giống lúa ở các trà khác nhau có sự chênh lệch nhau. Khi biết được thời gian sinh trưởng của từng giống lúa ta có thể chọn thời vụ thích hợp, bố trí hệ thống luân canh cây trồng để tăng vụ, nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, cho phép chúng ta tác động các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2, chúng ta thấy: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống ở 2 trà khác nhau:
Trà trung ngày: Số 1 (đối chứng) và hai số 3, 10 đều có thời gian sinh trưởng là 122 ngày, số 2 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng (120 ngày). Còn lại thời gian sinh trưởng đều dài hơn đối chứng (123 - 135 ngày).
Trà dài ngày: Số 17 (đối chứng) có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 131 ngày, còn lại đều dài hơn đối chứng (132 - 143 ngày).
4.2.2. Các thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của các dòng, giống
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong đời sống của cây lúa, là thời kỳ hình thành cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. Thời kỳ này dài hay ngắn khác nhau dẫn đến tổng thời gian sinh trưởng khác nhau.
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng biến động rất nhiều phụ thuộc vào giống, thời vụ, biện pháp kỹ thuật. Thời kỳ này quyết định đến khả năng cho năng suất vì nó quyết định đến số bông/đơn vị diện tích, quyết định lượng chất khô tích luỹ và các yếu tố khác.
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng kéo dài từ khi hạt nảy mầm cho đến khi bắt đầu phân hoá đòng và chia làm 3 thời kỳ: Mạ, hồi xanh, đẻ nhánh.
Bảng 2: Các thời kỳ sinh trưởng của các dòng, giống (ngày)
Trà
TT
Thời kỳ
Dòng, giống
Gieo - cấy
Cấy - Hồi xanh
Hồi xanh - Kết thúc đẻ
Kết thúc đẻ -Trỗ 10%
Trỗ 10% - Kết thúc trỗ 80%
Thời gian chín
Tổng TGST
Trà trung ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
C70 (ĐC)
121 - T4
118 - T4
9909 - T4
N99
22 - M4
25 - M4
13 - M3
305 - Tu4
277 - Q4
114 - Q3
138 - Q3
2004 - T2
2005 - T2
2008 - T2
2009 - T2
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
39
39
34
50
38
44
45
49
36
36
45
45
45
47
51
51
21
18
13
24
21
21
15
13
26
24
24
23
21
16
21
23
4
4
5
4
4
6
5
5
5
5
5
3
5
4
4
4
30
31
31
29
32
31
30
28
32
29
28
31
31
30
29
29
122
120
122
135
123
130
123
123
127
122
130
130
130
125
133
135
Trà dài ngày
17
18
19
20
21
22
23
X21 (ĐC)
173 - T4
BM9962
BM9963
65 - T5
68 - T5
2001 - T2
24
24
24
24
24
24
24
4
4
4
4
4
4
4
53
52
53
53
53
52
51
15
24
24
27
24
19
17
4
5
4
5
5
4
4
31
31
31
30
30
29
31
131
140
140
143
140
132
132
Bảng 3: Sinh trưởng ở giai đoạn mạ của các dòng, giống
Trà
TT
Chỉ tiêu
Dòng,
giống
Tuổi mạ (ngày)
Chiều cao (cm)
Số lá (lá)
Màu sắc lá
Trà trung ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
C70 (ĐC)
121 - T4
118 - T4
9909 - T4
N99
22 - M4
25 - M4
13 - M3
305 - Tu4
277 - Q4
114 - Q3
138 - Q3
2004 - T2
2005 - T2
2008 - T2
2009 - T2
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
24
34,6
36,1
31,5
34,7
31,8
33,6
33,4
35,6
33,5
37,7
32,7
34,1
32,2
30,3
31,1
31,9
5,9
6,0
5,8
6,0
6,0
6,0
5,9
6,0
6,0
6,0
6,0
6,0
5,9
6,0
5,9
6,0
Xanh nhạt
Xanh
Xanh nhạt
Xanh
Xanh nhạt
Xanh
Xanh
Xanh
Xanh
Tím
Tím
Xanh đậm
Xanh nhạt
Xanh đậm
Xanh nhạt
Xanh đậm
Trà dài ngày
17
18
19
20
21
22
23
X21 (ĐC)
173 - T4
BM9962
BM9963
65 - T5
68 - T5
2001 - T2
24
24
24
24
24
24
24
29,6
33,9
33,0
33,7
32,9
32,1
30,0
5,7
6,0
6,0
6,0
6,0
6,1
5,9
Xanh đậm
Xanh đậm
Xanh đậm
Xanh đậm
Xanh đậm
Xanh đậm
Tím ở đỉnh lá
4.2.2.1. Thời kỳ mạ
Đây là thời kỳ đầu sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa qua giai đoạn mạ tốt sẽ tạo điều kiện cho giai đoạn sau tốt hơn. Tiêu chuẩn của cây mạ tốt phải cứng cây, đanh dảnh, gan to, đúng tuổi và sạch sâu bệnh, mạ đẻ được những nhánh đầu tiên từ trong ruộng mạ, ra ruộng cấy bộ rễ ít bị tổn thương giúp cây lúa chóng hồi xanh để bước vào thời kỳ đẻ nhánh.
Thời kỳ mạ của toàn bộ thí nghiệm ở cả 2 trà trung và dài ngày đều 24 ngày. Kết thúc giai đoạn mạ chúng tui thu được kết quả về chiều cao cây trước khi cấy, số lá mạ, màu sắc lá mạ (Bảng 3).
Về chiều cao cây mạ trước khi cấy:
+ Trà trung ngày: Số 1 (đối chứng) cao 34,6 cm, các ô 2, 4, 8 ,10 cao hơn đối chứng biến động từ 34,7 cm (số 4) - 37,7 cm (số 10), còn lại đều thấp hơn đối chứng, thấp nhất là số 14 đạt 30,3 cm thấp hơn đối chứng 4,3 cm.
+ Trà dài ngày: Số 17 (đối chứng) cao 29,6 cm, các số khác đều cao hơn đối chứng và biến động từ 30,0 - 33,9 cm.
Về số lá: Mạ đem cấy có số lá biến động không nhiều:
+ Trà trung ngày: Số 1 (đối chứng) và số 7, 13, 15 có số lá là 5,9 lá, riêng số 3 thấp hơn đối chứng (5,8 lá), còn lại các số khác đều cao hơn, đạt 6 lá.
+ Trà dài ngày: Số 17 (đối chứng) đạt 5,7 lá, các số khác đều cao hơn đối chứng biến động từ 5,9 - 6,1 lá.
Màu sắc lá mạ khi cấy: Hầu hết ở các số đều có màu sắc lá từ xanh nhạt đến xanh đậm tương đối đồng đều, riêng số 10, 11, 23 lá màu tím là do đặc điểm di truyền giống.
Sâu bệnh hại: ở các số hầu như không bị sâu bệnh hại, chủ yếu đối tượng gây hại là chuột, tuy nhiên mức độ gây hại không đáng kể.
4.2.2.2. Thời kỳ hồi xanh
Thời kỳ hồi xanh là thời kỳ phục hồi sinh trưởng của cây lúa sau khi cấy.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tui thấy, cây lúa cấy xuống phục hồi rất nhanh chỉ sau 4 ngày cây lúa đã xuất hiện lá mới, đó là do thời kỳ hồi xanh gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.
4.2.2.3. Thời kỳ đẻ nhánh
Kết thúc giai đoạn hồi xanh các dòng, giống bắt đầu bước vào thời kỳ đẻ nhánh, thời kỳ này rất quan trọng vì nó quyết định đến số nhánh của từng dòng, giống, các dòng đẻ nhánh sớm, tập trung sau này sẽ cho nhiều bông.
Qua bảng 2 cho thấy: Lúa ở trà dài ngày có thời gian đẻ nhánh dài hơn ở trà trung ngày.
Trà dài ngày: Biến động từ 51 - 53 ngày.
Trà trung ngày: Biến động từ 34 - 51 ngày.
Kết thúc giai đoạn đẻ nhánh cây lúa bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng, lúc n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status