Đề án Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - Thực trạng và giải pháp - pdf 15

Download miễn phí Đề án Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC:
 
MỞ ĐẦU - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 5
I-Lí luận chung về Đầu tư- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -5
1-Khái niệm Đầu tư - Đầu tư phát triển - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 5
2- Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 6
3- Vai trò của đầu tư phát triển - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -6
3.1- Đầu tư tác động tới tổng cung - tổng cầu- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -7
3.2- Đầu tư tác động hai mặt tới sự ổn định kinh tế - - - - - - - - - - - - - - - -7
3.3- Đầu tư tác động tới tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế- - - - - - - 7
3.4- Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế - - - - - - - - - - - - - - - 8
3.5- Đầu tư với việc tăng cường khả năng KHCN quốc gia- - - - - - - - - - 8
3.6- Ngoài ra, đầu tư có một vị trí quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và do đó - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 9
4- Nguồn vốn đầu tư phát triển - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -10
4.1-Khái niệm- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 10
4.2- Nội dung của vốn đầu tư -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -10
II- Cơ sở hạ tầng và vai trò của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - - 10
1- Khái niệm và phân loại cơ sở hạ tầng - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 10
2- Vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc phát triển kinh tế - - - - - - - - - - - - 11
3- Nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 12
III- Đầu tư phát triển CSHT GTVT - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 13
1-Khái niệm GTVT- CSHT GTVT- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 13
2- Vai trò của GTVT-CSHT GTVT đối với nền kinh tế - - - - - - - - - - - - - 13
3- Nội dung của đầu tư phát triển CSHT GTVT ở Việt Nam- - - - - - - - - - 14
4- Sự cần thiết đầu tư phát triển CSHT GTVT - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 14
CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI (CSHT GTVT) Ở VIỆT NAM- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 15
I-Thực trạng CSHT GTVT Việt Nam - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -15
1- Đường bộ- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 16
2- Đường thuỷ nội địa- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -- 16
3- Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 16
4- Cảng biển - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 17
5- Hàng không dân dụng - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 17
II-Thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng GTVT - - - - - - - - - - - - - - - - - - 19
1- Tình hình vốn đầu tư phát triển CSHT GTVT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -19
2- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển CSHT giao thông phân theo cấp quản lý - - 20
3- Cơ cấu vốn đầu tư theo khoản mục - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -22
4- Cơ cấu vốn đầu tư theo từng chuyên ngành - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 23
5- Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 25
III- Một số đánh giá về hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTVT ở Việt Nam - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -25
1- Các kết quả đạt được - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -25
1.1-Các dự án đầu tư phát triển CSHT giao thông đã hoàn thành và đang thực hiện trong thời gian qua - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -25
1.2-Một số thành tựu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 28
2- Một số tồn tại - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 30
2.1- Nhu cầu về vốn đầu tư cho CSHT giao thông vận tải là rất lớn nhưng khả năng đảm bảo lại hạn chế - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -30
2.2- Cơ cấu đầu tư phát triển mạng lưới CSHT GTVT còn chưa hợp lý - -30
2.2.1- Theo khoản mục đầu tư - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -30
2.2.2- Theo vùng - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -31
2.2.3- Theo phân ngành - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -32
2.3- Về lập kế hoạch, dự án đầu tư - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -33
2.3.1- Chất lượng của các đề xuất dự án chưa cao - - - - - - - - - - - - 33
2.3.2- Phối hợp chiều dọc và chiều ngang cho các chương trình dự án còn yếu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 33
2.3.3- Các chương trình chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên không được phối hợp - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 33
2.3.4- Năng lực thiết kế ,thẩm định, đánh giá dự án và chương trình còn thấp - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 34
2.4 - Thực hiện dự án chậm và chất lượng công việc thấp - - - - - - - - - - -34
2.5- Giám sát chương trình và dự án - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -34
 
 
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT GTVT - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -35
I- Qui hoạch phát triển GTVT đến năm 2010- - - - - - - - - - - - - - - - - - --35
1- Quan điểm và mục tiêu phát triển - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 35
1.1- Mục tiêu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 35
1.2- Quan điểm - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 35
2- Qui hoạch phát triển cơ sở hạ tầng GTVT từ nay đến năm 2010 - - - - - 35
2.1- Đường bộ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 36
2.2- Đường sắt - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -37
2.3- Hệ thống cảng biển quốc gia - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 38
2.4- Đường thuỷ nội địa - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -40
2.5- Giao thông đô thị. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -41
2.6- Giao thông nông thôn - - - - - - - - - - - - - - - -- - - - - - - - - - - - - - -42
2.7- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển và bảo trì CSHT-GTVT - - - - - - - -42
II- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTVT ở Việt nam - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -42
1-Giải pháp về cấp vốn cho các dự án - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -42
2- Tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 43
3- Cải tiến chất lượng dự án và nâng cao hiệu quả quản lý các dự án CSHT GTVT - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -44
3.1- Về lập kế hoạch, dự án - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -44
3.2- Thực hiện dự án - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -45
3.3- Giám sát chương trình và dự án - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 45
4-Tăng cường phạm vi tham gia của khu vực tư nhân. - - - - - - - - - - - - - -45
5- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển CSHT GTVT, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 47
KẾT LUẬN- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -48
Tài liệu tham khảo - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 49
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đáng cả về con người lẫn phương tiện nên từng bước hàng không Việt Nam đã nâng cao chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, máy bay hiện đại, đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội đất nước. Nếu như năm 1991 hàng không Việt Nam chỉ đảm nhận các tuyến bay tới một số thành phố của các nước trong khu vực như Băngcoc, Viênchăn, PhnomPênh... thì nay mạng đường bay đã vươn tới tất cả các châu lục, các thành phố, trung tâm lớn của thế giới. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí ngành hàng không đã đầu tư mua, thuê (thuê là chủ yếu) máy bay để thay thế dần các máy bay thuộc thế hệ cũ bằng máy bay thế hệ mớii như Boeing767, Airbus 320, ATR 72... Từ chỗ phải thuê cả kíp lái của nước ngoài (rất tốn kém và bị động trong hoạt động bay) đến nay đội ngũ thợ máy kíp lái người Việt Nam đã đủ trình độ và sức khoẻ tham gia lái cũng như sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua thì hệ thống hàng không dân dụng Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Cơ sở hạ tầng các sân bay (kể cả sân bay quốc tế Nội Bài) đã xuống cấp nghiêm trọng, cơ sở vật chất lạc hậu, phương tiện đưa đón khách, kiểm tra hành lí còn tụt hậu rất xa so với các nước trong khu vực. Các dịch vụ tại sân bay và sau sân bay còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được các yêu cầu của khách quốc tế. Đối với các tuyến bay trong nước còn chưa khai thác hết công suất, mới chỉ tập trung khai thác tuyến Hà Nội-TP Hồ Chí Minh. Hệ thống sân bay nội địa còn nhỏ, đường băng ngắn, hệ thống thông tin dẫn đường không đảm bảo kỹ thuật cho các loại máy bay lớn và hiện đại cất, hạ cánh
Cơ sở hạ tầng GTVT Việt Nam còn thua kém mức trung bình của các nước có thu nhập thấp
+Về đường bộ, hiện Việt Nam chưa có đường bộ cao tốc, trong khi đó nhiều nước châu á đã có đường cao tốc như Singapor, Malaysia, Thái lan, Hàn Quốc, Trung quốc, trong đó có nước có đường cao tốc chiếm tỷ lệ cao như Singapor4,4%, Hàn quốc 2,5% so với tổng km chiều dài đường bộ. Tỷ lệ đường trải mặt nước ta mới đạt 40% (chỉ tính quốc lộ và đường tỉnh lộ), trong khi tỷ lệ này ở các nước trên 60%.
Bảng 7- Chỉ số CSHT của Việt Nam và nước có thu nhập thấp
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Việt Nam
Mức trung bình của nước có thu nhập thấp
Tỷ lệ đường được trải nhựa(%)
25.1
18.3
Đường sắt-Km hành khách trên triệu USD sức mua tương đương của GDP
21.841
33.653* ( đối với Thái Lan)
Đường sắt-tấn-Km hành khách trên triệu USD sức mua tương đương của GDP
11.367
8.835* (đối với Thái Lan)
Nguồn: Các chỉ tiêu phát triển của thế giới ( Ngân hàng Thế giới, 2000)
Ngoài ra, trong khi tỷ lệ đường giao thông trải nhựa ở Việt Nam ( 25,1%) cao hơn mức trung bình của các nước có thu nhập thấp( 18,3%), thì tỷ lệ đường giao thông trải nhựa trong tình trạng không tốt( 91%) lại lớn gấp hơn 4 lần so với mức trung bình của các nước đang phát triển này( 20%). Nhiều điểm vượt sông chưa có cầu hay cầu yếu, tạm.
+ Về đường sắt nước ta chủ yếu là đường đơn, chưa có đường đôi, điện khí hoá, đường cao tốc, trong khi đó nhiều nước có đường đôi, đường cao tốc tỷ lệ điện khí hoá cao:
Nước
% đường đôi
%điện khí hoá
%đường cao tốc
Malaysia
34
20
Trung Quốc
20
15
Hàn Quốc
80
75
15
Nhật Bản
90
65
30
Nguồn: Các chỉ tiêu phát triển của thế giới ( Ngân hàng Thế giới, 2000)
Mặt khác hiệu quả khai thác chưa cao.Ví dụ, so sánh với Thái Lan thì đường sắt Việt Nam chuyên chở chỉ bằng hai phần ba khối lượng hành khách (nhưng lại hơn 30% cước phí chuyên chở) trên 1 USD.
+ Về cảng biển, có rất nhiều nước có cảng thương mại lớn, khối lượng hàng thông qua 120-150 triệu tấn /năm, trong khi đó cảng biển thương mại nước ta nằm sâu trong nội địa, luồng lạch có độ sâu hạn chế, qui mô cảng nhỏ, khối lượng thông qua cảng lớn nhất mới đạt 8,3 tr.tấn/ năm.
Giao thông nông thôn còn nhiều trắc trở ; tình trạng ách tắc giao thông ở các đô thị thường xuyên xảy ra. Chất lượng vận tải và dịch vụ còn chưa cao. An toàn giao thông kém, chưa chú ý nhiều đến công tác bảo vệ môi trường.
II-THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CƠ SỞ HẠ TẦNG GTVT.
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới vào năm 1986, nền kinh tế nước ta đã có sự thay đổi lớn lao cả về lượng lẫn về chất. Trong đó giao thông vận tải cũng đã có những bước tiến đáng kể và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đạt được những thành công đó trước hết là do Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của GTVT và dành một phần ngân sách khá lớn để hiện đại hoá CSHT giao thông quốc gia.
1- Tình hình vốn đầu tư phát triển CSHT GTVT:
Kể từ đầu những năm 90, đã có sự chuyển dịch đáng kể có lợi cho đầu tư giao thông trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước. Từ năm 1994-1998, chi đầu tư cho giao thông tăng mạnh ( 21%/năm), hơn nhiều so với tổng chi đầu tư của Chính phủ( 14%/năm). Do đó, trong thời kỳ này vốn đầu tư cho CSHT GTVT không ngừng tăng, cụ thể:
Bảng1:Tình hình đầu tư vốn cho CSHT GTVT qua các
năm1993-1998
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Tổng số( tỷ VNĐ)
2303
3859
4864.6
5873.1
6669
7901
Tăng so với năm trước(tỷ VNĐ)
-
1556
1005.6
1008.5
795.9
1232
Tăng so với năm trước(%)
-
68%
26%
21%
14%
18%
Nguồn: Bộ Tài Chính
Từ bảng 1, ta thấy có sự tăng trưởng mạnh khối lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông trong giai đoạn 1993-1994. Năm 1994, tổng số vốn đầu tư cho CSHT giao thông là 3859 tỷ, tăng 68% so với năm 1993. Điều này được giải thích bằng sự gia tăng luồng ODA vào Việt Nam và sự ưu tiên của nhiều nhà tài trợ cho cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông, thêm vào đó là sự ưu ái trong phân bổ vốn đầu tư Nhà nước cho lĩnh vực này.
Trong giai đoạn 1994-1998, vốn đầu tư tăng đều qua các năm. Năm 1995 khối lượng vốn đầu tư cho CSHT GTVT là 4864.6 tỷ, tăng 1005.6 tỷ hay tăng 26% so với năm 1994. Năm 1996 so với năm 1995 tăng 1008.5 tỷ , do vậy vốn đầu tư trong năm 1996 đã tăng 21% so với năm 1995.Tổng vốn đầu tư trong năm 1997 là 6669 tỷ, hơn năm 1996 1 lượng vốn bằng 795.9 tỷ, tăng 14% so với năm 1996. Năm 1998 có khối lượng vốn đầu tư lớn nhất: 7901 tỷ, nhưng nếu xét theo chỉ tiêu tương đối về tăng so với năm trước thì năm 1998 vẫn thua các năm trong thời kỳ 1994-1996 với tốc độ chỉ đạt 18%.
Kết quả phân tích trên cho thấy, vốn đầu tư cho CSHT GTVT trong thời gian qua tăng với tốc độ chậm dần. Mặc dù năm 1998 được xác định là năm trọng điểm thực hiện mục tiêu “Cải tạo và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giao thông đã cũ nát của đất nước”, một mục tiêu kinh tế chính trong Chương trình đầu tư công cộng của Chính Phủ giai đoạn 1996-2000, nhưng tổng vốn đầu tư cho CSHT giao thông trong năm này cũng chỉ tăng được 18% so với năm 1997.
2- Cơ cấu vốn đầu tư phát triển CSHT giao thông phân theo cấp quản lý:
Theo phân cấp quản lý thì có hai nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển CSHT GTVT là Trung ương ( Bộ GTVT) và địa phương. Vốn đầu tư cho giao thông của Trung ương chủ yếu do Ngân sách cấp. Còn vốn của ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status