So sánh tác dụng của hai phương pháp gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có và không kiểm soát nồng độ đích - pdf 15

Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn


Tên đề tài luận án: “So sánh tác dụng của hai phương pháp gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có và không kiểm soát nồng độ đích”.

Chuyên ngành: Gây mê – Hồi sức

Mã số: 62.72.01.22

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quốc Khánh

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. GS. TS. Lê Xuân Thục

2. PGS. TS. Lê Thị Việt Hoa

Cơ sở đào tạo: Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108



Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:



Nghiên cứu so sánh gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol kiểm soát nồng độ đích cho thấy kỹ thuật này có khả năng duy trì độ mê và huyết động ổn định, hồi tỉnh nhanh hơn so với không kiểm soát nồng độ đích trên các bệnh nhân phẫu thuật bụng.



Xác định được nồng độ đích của propofol gây mất ý thức, đủ điều kiện đặt nội khí quản, khi định hướng đúng, nồng độ duy trì mê cao nhất, thấp nhất trên các bệnh nhân phẫu thuật bụng, góp thêm kinh nghiệm cho gây mê kiểm soát nồng độ đích của propofol tại Việt Nam.

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gây mê tĩnh mạch hoàn toàn (GMTMHT) là một phƣơng pháp gây mê
toàn thân, không sử dụng các thuốc mê thể khí. Phƣơng pháp này đã đƣợc
chứng minh có nhiều ƣu điểm, do đó các nhà gây mê đang có xu hƣớng sử
dụng GMTMHT nhiều hơn trong thực hành lâm sàng [40], [111], [125],
[134].
Thuốc mê tĩnh mạch propofol (Diprivan) đã đƣợc sử dụng từ năm 1983
để khởi mê và duy trì mê [53], [95]. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
cho thấy, sử dụng propofol cho phép dễ dàng kiểm soát độ mê, thời gian tiềm
tàng ngắn, chất lƣợng thức tỉnh tốt, tỷ lệ nôn và buồn nôn sau gây mê thấp, rút
ngắn thời gian nằm viện [10], [95], [105], [106]. Tại Việt Nam, propofol đã
đƣợc sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc với các mục đích an thần
trong các thủ thuật hay gây mê trên nhiều đối tƣợng bệnh nhân (BN) khác
nhau [2], [6], [8], [11], [12].
Những hiểu biết sâu sắc hơn về dƣợc động học của thuốc mê tĩnh mạch
kết hợp với những tiến bộ về công nghệ thông tin trong điều khiển học đã cho
ra đời kỹ thuật gây mê kiểm soát nồng độ đích (Target Controlled Infusion -
TCI). Thiết bị gây mê kiểm soát nồng độ đích thƣơng mại đầu tiên đƣợc đƣa
vào sử dụng năm 1996. Hệ thống này có khả năng giúp kiểm soát nồng độ
thuốc ƣớc đoán trong cơ quan đích là huyết tƣơng hay não, nơi thuốc phát
huy tác dụng lâm sàng, thông qua việc điều khiển bơm tiêm tự động của một
bộ vi xử lý dựa trên cơ sở dữ liệu là các thông số dƣợc động học của thuốc.
Kỹ thuật này đã mang lại nhiều ƣu điểm hơn trong kiểm soát khởi mê và duy
trì mê cho những thuốc mê tĩnh mạch so với các kỹ thuật thông thƣờng khác


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status