Tiểu luận Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPB) - pdf 15

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPB)



Séc chuyển khoản: Nếu như xét về số món thanh toán thì séc chuyển khoản chiếm 22,54%, nhưng doanh số thanh toán chỉ bằng 9,8%. Điều này chứng tỏ séc chuyển khoản ít được sử dụng thanh toán những món lớn. Tỷ trọng doanh số thanh toán séc chuyển khoản năm 2001 chiếm 13,94% nhưng sang 6 tháng đầu năm 2002 chỉ còn 5,87%. Qua khảo sát thực tế khách hàng thường thanh toán bằng séc chuyển khoản đối với những món có giá trị không lớn lắm, bởi vì những món giá trị lớn người bán không chắc chắn lắm về khả năng thanh toán của người mua thì họ đòi thanh toán bằng hình thức khác.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I. Lời nói đầu
Ngày nay khi mà khoa học công nghệ phát triển vươt bậc, hàng hoá xã hội sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi ngày càng lớn thì vấn đề thanh toán chi trả không chỉ dừng lại ở một cá nhân, một cơ quan trong một nước mà nó còn được mở rộng thành những cuộc mua bán trao đổi quốc tế giữa nước này với nước khác với số tiền khổng lồ. Nếu sử dụng thanh toán bằng tiền mặt ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian để vận chuyển, chi phí vận chuyển …, hơn thế nữa nguy cơ rủi ro lại ở mức cao. Còn nếu sử dụng phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt ta sẽ tiết kiệm được không những thời gian, chi phí mà lại an toàn. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp cho quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế được nhanh hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đảm bảo kinh doanh sản xuất liên tục, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sau đây em xin trình bày “Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPB)”.
II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng VPB
1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt:
Ngân hàng VPB ý thức được mọi khách hàng khi thực hiện thanh toán qua Ngân hàng đều mong muốn và uỷ nhiệm cho Ngân hàng thanh toán kịp thời và chính xác, đảm bảo an toàn tài sản cho mình. Vì thế Ngân hàng luôn cố gắng hoàn thiện để thực hiện tốt vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế.
Từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng (tháng 5/1990), Ngân hàng Trung ương đã thành lập Trung tâm tin học Ngân hàng ở Hà nội và trang bị hệ thống máy tính từ Trung ương đến các chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố, Ngân hàng VPB cũng đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng chương trình tin học vào hệ thống thanh toán. Điều này góp phần làm tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng.
Tình hình thanh toán tiền tệ của Ngân hàng VPB được thể hiện qua bảng sau:
Tình hình thanh toán KDTM 6 tháng cuối năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
% tăng DS so với năm 2001
Doanh số
Tỷ trọng %
Doanh số
Tỷ trọng %
Thanh toán kinh doanh tiền mặt
19.597.225
82,14
20.587.329
83,28
105,05
Thanh toán bằng TM qua quỹ NH
4.259.003
17,86
4.134.043
16,72
97,06
Doanh số TT chung
23.856.288
100
24.721.372
100
103,62
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
6 tháng cuối năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt đều chiếm tỷ lệ trên 82% doanh số thanh toán chung. Tỷ lệ này khả dĩ và tương đối phổ biến ở các Ngân hàng. Doanh số thanh toán khong dùng tiền mặt nói riêng và doanh số thanh toán nói chung ngày càng tăng, chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thanh toán. 6 tháng đầu năm 2001, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tăng 105,5% so với 6 tháng cuối năm 2002, trong khi đó doanh số thanh toán bằng tiền mặt lại giảm bằng 97,06% so với 6 tháng cuối năm 2002, doanh số thanh toán chung tăng 103,62%. Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quỗc doanh. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận là các khoản thanh toán chính của Ngân hàng như thu tiết kiệm, kỳ phiếu, chi trả lãi tiền gửi…
Doanh số thanh toán thường tăng vào thời điểm cuối năm. Nguyên nhân là vào thời điểm này các hoạt động trên thị trường rất khẩn trương, khối lượng hàng hoá giao dịch tăng mạnh, đồng thời đây cũng là thời điểm thanh toán công nợ giữa các doanh nghiệp, do vậy kéo theo sự tăng lên tương ứng của doanh số thanh toán nói chung và doanh số thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Hơn bao giờ hết, Ngân hàng VPB đang ra sức phấn đấu tạo ra một môi trường chuyển hóa nhanh từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Đã qua rồi thời kỳ khủng hoảng tiền mặt triền miên, Ngân hàng luôn thiếu khả năng chi trả. Hiện nay nhờ thực hiện tốt công tác tiền tệ kho quỹ, Ngân hàng luôn duy trì định mức tồn quỹ tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Vì thế khách hàng đến với Ngân hàng luôn đảm bảo được cung cấp đầy đủ phương tiện thanh toán một cách kịp thời.
Do thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán, nhiều khách hàng đã nhận thấy lợi ích thực sự của thanh toán không dùng tiền mặt nên đã hướng dần sang cách thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi…. Thanh toán không dùng tiền mặt ở Ngân hàng VPB đã trở thành phương tiện thanh toán chiếm ưu thế hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt. Uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao tạo điều kiện tiếp tục mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới.
2. Thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:
Mặc dù ngành Ngân hàng đã tập trung nhiều chất xám vào việc cải tiến các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, song cho đến nay chưa phải đã hoàn thiện, mỗi hình thức thanh toán vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Điều này được làm sáng tỏ qua việc khảo sát thực tế thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán ở Ngân hàng VPB qua bảng sau:
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Các hình thức thanh toán
Năm 2001
Năm 2002
% tăng giảm DS so với năm 2000
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
1
Các loại séc
Séc chuyển khoản
Séc bảo chi
17.791
14.855
2936
3.160.763
2.731.128
429.606
76.682
78.108
574
1.268.285
1.207.746
60.538
40,12
44,22
14,09
2
Ngân phiếu TT
13.130
480.233
28.336
508.487
105,88
3
Uỷ nhiệm chi
60.179
15.535.528
213.679
18.703.097
117,22
4
Uỷ nhiệm thu
287
122.528
267
107.459
87,70
Cộng
109.178
19.719.025
320.966
20.587.329
104,40
Xét về cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng các công cụ truyền thống như các loại séc, uỷ nhiệm-chuyển tiền, ngân phiếu thanh toán cũng đã thay thế một lượng tiền mặt đáng kể trong lưu thông. Khách hàng đã quen dần với việc sử dụng ngân phiếu thanh toán để mua hàng, trả tiền dịch vụ… Uỷ nhiệm thu ít được sử dụng hơn.
Mức độ áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác nhau là do sự lựa chọn của khách hàng. Mặc dù trong thể thức thanh toán qua Ngân hàng quy định các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng quyền quyết định lại thuộc về khách hàng. Trong thực tế, khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán thuận tiện và mang lợi ích kinh tế lớn nhất cho mình.
Căn cứ để khách hàng lựa chọn bao gồm:
Các quy định cụ thể về mỗi hình thức thanh toán.
Điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức độ tín nhiệm với bạn hàng.
Trình độ trang bị kỹ thuật thanh toán của Ngân hàng.
Thói quen sử dụng các công cụ truyền thống.
Hình thức thanh toán bằng séc:
Hiện nay tại Ngân hàng VPB chỉ sử dụng 2 loại séc là séc chuyển khoản và séc bảo chi. Doanh số thanh toán bằng séc không cao, dao động nhiều và dường như bị thu hẹp dần. Doanh số thanh toán séc 6 tháng đầu năm 2002 giảm chỉ bằng 40,12% doanh số thanh toán bằng séc của năm 2001.
Séc chuyển khoản: Nếu như xét về số món thanh toán thì séc chuyển khoản chiếm 22,54%, nhưng doanh số thanh toán chỉ bằng 9,8%. Điều này chứng tỏ séc chuyển khoản ít được sử dụng thanh toán những món lớn. Tỷ trọng doanh số thanh toán séc chuyển khoản năm 2001 chiếm 13,94% nhưng sang 6 tháng đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status