Báo cáo Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại - pdf 15

Download miễn phí Báo cáo Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong công tác thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . . 2
LỜI NÓI ĐẦU . 7
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
theo cách tín dụng chứng từ . 9
I. Vai trò của thanh toán quốc tế. . 9
1. Thanh toán quốc tế. . 9
2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với việc phát triển
kinh tế đối ngoại của Việt Nam. . 10
II. Các cách thanh toán quốc tế. . . 11
1. cách chuyển tiền . 12
1.1. Khái niệm. . 12
1.2. Các bên tham gia. . . 13
1.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ. . 13
1.4. Trường hợp áp dụng. . 14
1.5. Các yêu cầu chuyển tiền. . 14
2. cách mở tài khoản . 15
2.1. Khái niệm. . 15
2.2.Trình tự tiến hành nghiệp vụ. . 16
2.3. Ưu nhược điểm. . 16
2.4. Trường hợp áp dụng. . 16
3. cách thanh toán nhờ thu . 18
3.1. Khái niệm. . 18
3.2. Các bên tham gia. . . 18
3.3. Các loại nhờ thu. . 18
3.3.1. Nhờ thu phiếu trơn. 18
3.3.2. Nhờ thu kèm chứng từ . . 20
3.3.3. Vấn đề sử dụng cách nhờ thu. . 23
4. cách tín dụng chứng từ. 23
4.1. Khái niệm. . 23
4.2. Các bên tham gia. . . 24
4.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ. . 24
III. Thư tín dụng thương mại là công cụ quan trọng
của cách tín dụng chứng từ . . 26
1. Nội dung chủ yếu của L/C. . 26
1.1. Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C. . 26
1.2. Tên, địa chỉ những người liên quan đến L/C . . 27
1.3. Số tiền của L/C. . 30
1.4. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng. . 30
1.5. Những nội dung về hàng hóa. . 31
1.6. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa. . 32
1.7. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. . 32
1.8. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. . 32
1.9. Chữ ký trên L/C hay mã khoá. . 33
1.10. Những điều khoản đặc biệt khác. . 33
2. Tính chất của L/C. . 33
3. Các loại thư tín dụng. . 34
3.1. Thư tín dụng không hủy ngang . . 35
3.2. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận . . 35
3.3. Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi . 36
3.4. Thư tín dụng chuyển nhượng . 36
3.5. Thư tín dụng tuần hoàn . . 36
3.6. Thư tín dụng thanh toán chậm . 37
3.7. Thư tín dụng giáp lưng . . 37
3.8. Thư tín dụng dự phòng . . 38
3.9. Thư tín dụng đối ứng . 39
4. Ưu nhược điểm của thanh toán quốc tế
theo cách tín dụng chứng từ. . 40
4.1. Ưu điểm: . 40
4.2. Nhược điểm. . 41
5. Những vấn đề sử dụng cách tín dụng chứng từ. . 41
IV. Rủi ro và ngăn ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ. . 43
1. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ. . 43
1.1. Rủi ro đối với ngân hàng mở . 43
1.1.1. Rủi ro về tỷ giá. . . 43
1.1.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển. 44
1.1.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hay bị phá sản. . 44
1.2. Những rủi ro đối với ngân hàng thông báo. . 44
1.3. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ. . 45
1.3.1. Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng. . 45
1.3.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển. 45
1.3.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. . 45
2. Khả năng ngăn ngừa rủi ro. . 46
2.1. Đối với những rủi ro bất khả kháng. . 46
2.2. Đối với những rủi ro trong vận chuyển hàng hóa. . 46
2.3. Đối với những rủi ro về tỷ giá và tiền tệ. . 46
2.3.1. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn. . 46
2.3.2. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn có quyền chọn . . 47
2.3.3. Currency option. . 47
2.4. Đối với rủi ro trong thực hiện hợp đồng. . 47
Chương II: Thực trạng về công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương
mại theo cách tín dụng chứng từ tại Vietcombank.
I. Quá trình hình thành và hoạt động của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. .
2. Tình hình hoạt động của Vietcombank trong những năm gần đây.
2.1. Tổng nguồn vốn của Vietcombank. .
2.2. Tình hình huy động vốn trên các thị trường. .
2.3. Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank. .
2.4. Công tác thanh toán quốc tế. .
2.5. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. .
2.6. Công tác đối ngoại và công nghệ ngân hàng. .
2.6.1. Công tác đối ngoại. .
2.6.2. Công nghệ ngân hàng. .
II. Thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu thương mại
theo cách tín dụng chứng từ tại Vietcombank. .
1. Tình hình chung. . .
2. Thanh toán xuất khẩu. .
3. Thanh toán nhập khẩu.
III. Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất-nhập khẩu theo
cách tín dụng chứng từ tại Vietcombank.
A. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng mở L/C
và thanh toán tiền hàng trong thanh toán nhập khẩu .
1. Người nhập khẩu viết giấy “Yêu cầu mở thư tín dụng”
gửi đến Ngân hàng Ngoại thương xin mở L/C. .
1.1. Kiểm tra giấy yêu cầu mở L/C. .
1.1.1. L/C nhập bằng nguồn vốn ngoại tệ tự doanh. .
1.1.2. L/C nhập bằng nguồn vốn vay ngoại tệ của
cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . .
1.2. Kiểm tra giấy yêu cầu để ký quỹ.
1.3. Kiểm tra hợp đồng vay ngoại thương để ký quỹ mở L/C. .
1.4. Kiểm tra giấy yêu cầu chi ngoại tệ thủ tục phí. .
1.5. Kiểm tra hạn ngạch nhập khẩu.
2. Vietcombank mở L/C và gửi L/C tới ngân hàng thông báo. .
3. Điều chỉnh L/C. .
4. Mở L/C. .
4.1. Mở bằng điện. .
4.2. Mở bằng thư. .
4.3. Mở bằng SWIFT. . .
5. Thanh toán L/C.
B. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thông báo L/C
trong thanh toán xuất khẩu .
1. Nhận thư tín dụng và tư vấn cho đơn vị xuất khẩu. .
1.1. Nhậnthư tín dụng từ một ngân hàng tại nước ngoài gửi đến
và thông báo cho người hưởng lợi Việt Nam. .
1.2. Nghiên cứu thư tín dụng để tư vấn cho đơn vị xuất khẩu tại Việt Nam.
2. Sửa đổi thư tín dụng. .
C. Vietcombank với trách nhiệm là ngân hàng thương lượng
(thanh toán) L/C trong thanh toán xuất khẩu .
1. Nhận bộ chứng từ do khách hàng gửi đến và kiểm tra chứng từ. .
1.1. Kiểm tra hối phiếu .
1.2. Kiểm tra hoá đơn thương mại .
1.3. Kiểm tra vận đơn .
1.4. Kiểm tra chứng từ bảo hiểm .
1.5. Kiểm tra chứng từ khác. .
2. Gửi bộ chứng từ đi đòi tiền. .
3. Thanh toán L/C (thương lượng L/C) .
3.1. Ứng trước tiền hàng hay chiết khấu truy đòi .
3.2. Trường hợp không ứng trước tiền hàng. .
Chương III: Một số giải pháp để phát triển công tác thanh toán
xuất nhập khẩu theo cách tín dụng chứng từ . 90
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế của Vietcombank
và một số phương hướng cần thực hiện. . 90
1. Các nhân tố ảnh hưởng tốt. . 91
2. Các nhân tố ảnh hưởng xấu. . 94
3. Những khó khăn thường gặp phải trong thanh toán
xuất nhập khẩu theo cách tín dụng chứng từ. . 95
3.1. L/C xuất khẩu. .
3.2. L/C nhập khẩu. . 95
4. Một số phương hướng cần thực hiện trong thời gian tới. . 96
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán xuất nhập
khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Vietcombank. . 97
1. Thời gian thanh toán đối với bộ chứng từ: . 97
2. Tìm hiểu các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng tránh các
sai sót về thư chứng từ để có thể làm cho ngân hàng nước ngoài
từ chối thanh toán. . 98
3. Triển khai nghiệp vụ chiết khấu các bộ chứng từ. . 99
4. Luật lệ chi phối hoạt động thanh toán quốc tế. . 100
5. Cách thanh toán L/C trả ngay đối với L/C xuất khẩu.
6. Thông báo L/C. . . 101
7. Xác nhận L/C. . 101
7.1. L/C xuất khẩu. .
7.2. L/C nhập khẩu. .
Kết luận . 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.105
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ụ ít nhất là hai thương nhân từ hai nước khác nhau. Chính vì vậy trong giao
dịch sẽ gặp một số khó khăn, trở ngại như không cùng ngôn ngữ, mỗi nước lại
có một luật lệ khác nhau về dân sự, về chính sách ngoại thương cũng như các
luật lệ khác. Mỗi nước sử dụng đồng tiền riêng của mìnhvà có những chế độh
quản lý ngoại hối riêng. Ngoài ra người mua và người bán ở cách xa nhau về
địa lý, phong tục, tập quán buôn bán cũng có những nét khác nhau. Tất cả
những điểm khác biệt trên thường gây ra những trở ngại, khó khăn trong giao
dịch buôn bán giữa nước này với nước khác.
1. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ.
1.1. Rủi ro đối với ngân hàng mở (the Issuing Bank).
1.1.1. Rủi ro về tỷ giá.
Khi nhập hàng, nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ
trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh nên khi nhập hàng về, tỷ giá trượt
mạnh, đối với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thể tăng được, nhà
nhập khẩu không muốn nhận hàng vì sợ bị lỗ. Khi đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không
bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng
mở.
1.1.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ nước nhà xuất khẩu đến nước
nhà nhập khẩu có thể xảy ra rủi ro. Do đó để phân chia chi phí và rủi ro một
cách cụ thể cho từng bên, ICC đã ban hành “Các điều kiện thương mại quốc
tế” để các bên thoả thuận lựa chọn, nhà nhập khẩu thích chọn những điều kiện
với chi phí nhập hàng càng thấp càng tốt mà ít coi trọng đến hậu quả rủi ro
xảy ra. Do đó nếu rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển thì trách nhiệm
không thuộc về nhà nhập khẩu nên ngân hàng mở gặp rủi ro.
1.1.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hay bị phá sản.
Đây là loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở, bởi vì
ngân hàng mở buộc phải thanh toán cho người bán trong khi không thể thu
hồi được vốn lại từ phía người mua. Nguyên nhân là do ngân hàng mở không
tiến hành thẩm định khi doanh nghiệp lần đầu tiên đến quan hệ mở L/C hay
do trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà nhập khẩu bị thua lỗ liên tục mà
ngân hàng mở không hay biết.
1.2. Những rủi ro đối với ngân hàng thông báo.
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng thông báo khi ngân hàng này quyết
định thông báo phải một L/C giả trong khi chính ngân hàng này chưa đồng ý
với tình trạng mã khoá (hay mẫu chữ ký uỷ quyền đối với trường hợp phát
hành L/C) mà không có bất kỳ một ghi chú nào về tình trạng mã khoá hay
mẫu chữ ký uỷ quyền đó cho người bán biết (cũng như khi ngân hàng thông
báo nhận được L/C không đầy đủ, không rõ ràng), hay khi ngân hàng thông
báo quyết định không thông báo L/C mà không gửi thông báo về quyết định
của mình cho ngân hàng mở biết.
1.3. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ.
1.3.1. Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng.
Đó là khi xảy ra thiên tai, nổi loạn, bạo động, chiến tranh, đảo chính...
Nếu ngày xuất trình chứng từ hay ngày hết hạn hiệu lực của L/C rơi đúng
vào các ngày này thì theo UCP là ngân hàng mở được miễn trách nhiệm thanh
toán trong khi nhà xuất khẩu đã giao hàng và ngân hàng đã chiết khấu bộ
chứng từ.
1.3.2. Rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, rủi ro có thể xảy ra mà trách
nhiệm thuộc về nhà nhập khẩu do không mua bảo hiểm. Nếu nhà nhập khẩu
không thể dựa vào lỗi chứng từ để từ chối thanh toán trước thì người ta sẽ căn
cứ vào trách nhiệm ký kết hợp đồng ngoại thương để phân xử. Nhưng nếu
tình hình tài chính của nhà nhập khẩu xem như vô vọng, nhà xuất khẩu bị rủi
ro và ngân hàng chiết khấu cũng có thể gặp rủi ro do bị gia tăng các khoản nợ
khó đòi.
1.3.3. Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán.
Đây là loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho người bán, nếu người
bán không có khả năng thanh toán thì ngân hàng chiết khấu sẽ gánh chịu rủi
ro. Trong trường hợp này, ngân hàng mở buộc phải từ chối thanh toán khi bộ
chứng từ có lỗi mặc dù lỗi đó rất nhỏ mà nếu bình thường người mua thấy
không cần thiết phải bắt và đã bỏ qua.
2. Khả năng ngăn ngừa rủi ro.
2.1. Đối với những rủi ro bất khả kháng.
Tại một số nước để có thể giảm bớt những thiệt hại về rủi ro người ta
đã hình thành nên các hãng bảo hiểm. Tại Cộng hoà liên bang Đức, có hãng
bảo hiểm và tín dụng là HERMES, HAMBURG. Đây là hãng bảo hiểm của
chính phủ, nó đảm nhiệm bảo hiểm 85-90% các rủi ro. Như vậy các nhà xuất
khẩu ở Cộng hoà liên bang Đức chỉ chịu trách nhiệm 10% rủi ro về thanh toán
với nguyên nhân về chính trị hay 15% rủi ro về nguyên nhân kinh tế
2.2. Đối với những rủi ro trong vận chuyển hàng hóa.
Trong trường hợp này, các bên tham gia ký hợp đồng với các hãng bảo
hiểm tư nhân hay nhà nước thì hợp đồng bảo hiểm sẽ được bảo hiểm cho
hàng hóa tới mức 110% trị giá hàng hóa tổn thất (các bên ký kết hợp đồng có
thể chuyển giao cho nhau những rủi ro thông qua các điều kiện giao hàng
tương ứng)
2.3. Đối với những rủi ro về tỷ giá và tiền tệ.
Các bên tham gia ký hợp đồng thương mại khi muốn tránh những rủi ro
này thông thường thực hiện các biện pháp sau:
2.3.1. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn.
Việc mua bán ngoạI hối mà tỷ giá được xác định xác định ngay lúc ký
hợp đồng, những việc giao ngoại hối sẽ được thực hiện sau đó một thời gian
xác định, chảng hạn 1tháng, 2 tháng hay 3 tháng. Để tránh rủi ro do biến động
của tỷ giá gây nên, các nhà xuất nhập khẩu quy định với ngân hàng mình một
tỷ giá ở thời điểm cố định để mình phải mua hay bán một số lượng ngoại tệ
nhất định.
2.3.2. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn có quyền chọn (option).
Nghiệp vụ này cũng tương tự như nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn nhưng
đồng thời có thêm quyền chọn.
2.3.3. Currency option.
Nhà xuất khẩu mua hay bán một khối lượng ngoại tệ nhất định và vào
một thời điểm cố định trong tương lai mà mình cấn để trả hay bán.
Ngoài ra còn có thể thực hiện việc mở tài khoản ngoại tệ hạch toán
bằng bản tệ để tránh rủi ro trong tiền tệ và tỷ giá.
2.4. Đối với rủi ro trong thực hiện hợp đồng.
Để tránh những rủi ro trong thực hiện hợp đồng thương mại đã ký kết,
các bên tham gia hợp đồng cần có sự thoả thuận với nhau về những điều kiện
thanh toán hợp lý cũng như các điều kiện khác. Theo đó các bên tham gia sẽ
trao đổi với nhau về những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng
như các chi phí phát sinh.
Các bên tham gia có thể yêu cầu ngân hàng đứng ra bảo lãnh cũng như
bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh về sự đảm bảo thực hiện
hợp đồng.
Ngoài ra để có sự xem xét kỹ càng trước lúc ký hợp đồng, người nhập
khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu gửi hàng mẫu đến trước hay yêu cầu giấy
kiểm tra chất lượng hàng hoá do các tổ chức trung gian có tiếng cấp.
CHƯƠNG II : THỰC TR...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status