Công nghệ WCDMA và tình hình triển khai mạng WCDMA của MobiFone tại thành phố Quy Nhơn - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

trang
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI ĐỘNG 3G 1
1.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG 1
1.2. CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG 3G 4
1.3. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ THẾ HỆ HAI ĐẾN THẾ HỆ BA 8
1.3.1. Mở đầu 8
1.3.2. Lộ trình phát triển từ hệ thống cdmaOne thế hệ hai lên cdma 2000 thế hệ ba 9
1.3.2.1. Hệ thống thông tin di động cdmaOne 10
1.3.2.2. Hệ thống thông tin di động cdma2000 1x 10
1.3.3. Lộ trình phát triển từ hệ thống GSM thế hệ hai lên WCDMA thế hệ ba 11
1.3.3.1. Các yêu cầu đặt ra để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng 11
1.3.3.2. Hệ thống thông tin di động 2,5G 13
1.3.3.3. Hệ thống thông tin di động 3G – W CDMA 17
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WCDMA CỦA MOBIFONE 20
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG MOBIFONE 20
2.2. KỸ THUẬT TRẢI PHỔ 21
2.2.1. Nguyên lý trải phổ DSSS 22
2.2.2. Dãy giả ngẫu nhiên 24
2.3. HỆ THỐNG WCDMA 25
2.3.1. Cấu trúc hệ thống W CDMA 25
2.3.2. Kiến trúc phân lớp trong WCDMA 28
2.3.3. Lớp vật lý trong WCDMA 29
2.3.4. Các kênh truyền tải trong WCDMA 30
2.3.5. Cấu trúc cell 34
2.3.6. Dung lượng mạng 35
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH MẠNG VÔ TUYẾN WCDMA CỦA MẠNG MOBIFONE 36
3.1. GIỚI THIỆU 36
3.2. DỰ BÁO LƯU LƯỢNG 37
3.2.1. Dự báo số thuê bao 37
3.2.2. Dự báo việc sử dụng lưu lượng tiếng 37
3.2.3. Dự báo việc sử dụng lưu lượng số liệu 38
3.3. DỰ PHÒNG TƯƠNG LAI 38
3.4. SUY HAO ĐƯỜNG TRUYỀN CHO PHÉP 39
3.4.1. Xác định kích thước ô 40
3.4.2. Các mô hình truyền sóng 40
3.4.2.1. Mô hình Hata – Okumura 40
3.4.2.2. Mô hình Walfsch – Ikegami 41
3.5. ĐỊNH CỠ MẠNG 42
3.5.1. Phân tích vùng phủ 43
3.5.2. Phân tích dung lượng 52
3.6. QUY HOẠCH VÙNG PHỦ VÀ DUNG LƯỢNG CHI TIẾT 57
3.6.1. đoán vùng phủ và dung lượng lặp 57
3.6.2. Công cụ hoạch định 59
3.7. NHIỄU LÂN CẬN GIỮA CÁC NHÀ KHAI THÁC 59
CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH MẠNG WCDMA CỦA MOBIFONE CHO KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN 61
4.1. GIỚI THIỆU 61
4.2. HIỆN TRẠNG CỦA MẠNG LƯỚI GSM HIỆN CÓ 61
4.2.1. Mạng chuyển mạch 61
4.2.2. Mạng truyền dẫn 65
4.2.3. Mạng truy nhập vô tuyến 66
4.3. QUY HOẠCH MẠNG VÀ TRIỂN KHAI W CDMA CỦA MOBIFONE TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN 67
4.3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Quy Nhơn 67
4.3.2. Các đài trạm và công nghệ của Mobifone tại Quy nhơn 69
4.3.3. Quy hoạch mạng W CDMA cho Mobifone khu vực thành Phố Quy Nhơn 71
4.3.3.1. Phân tích và dự báo 71
4.3.3.2. Quy hoạch cell 74
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC GỌI 80
5.1. LỜI MỞ ĐẦU 80
5.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RỚT, NGHẼN CUỘC GỌI 82
5.2.1. Chất lượng truyền dẫn xấu 82
5.2.2. Nhiễm Virus 82
5.2.3. Nguồn điện không ổn định 82
5.2.4. Do băng thông truyền dẫn hẹp 82
5.2.5. Những nguyên nhân khác 83
5.3. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ĐƯỢC NHÀ MẠNG THỐNG KÊ 83
5.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC GỌI 84
5.4.1. các giải pháp của anten 84
5.4.1.1. các yêu cầu về tần số vô tuyến 84
5.4.1.2. Các giải pháp anten 88
5.4.2. Giải pháp dung lượng mạng 90
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 91

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I
DANH MỤC CÁC BẢNG II
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ III

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI ĐỘNG 3G

1.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG

Thị trường di động những năm trở lại đây đang phát triển ngày một sôi động hơn, thể hiện qua sự phát triển của các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ, sự lớn mạnh không ngừng của các hãng sản xuất thiết bị, và sự gia tăng số lượng thuê bao di động. Hiện nay có hơn 580 mạng GSM đang hoạt động hơn 200 nước-vùng lãnh thổ trên Thế giới, thêm vào đó là số lượng lớn người sử dụng hệ thống PDC của Nhật, các chuẩn D-AMPS và CDMA.
Như vậy có tới 49% thuê bao GSM, và nhu cầu sử dụng các dịch vụ đa truyền thông trên môi trường di động như MMS, điện thoại hình, hội nghị truyền hình, trao đổi dữ liệu, gửi và nhận ảnh chất lượng cao, truy nhập LAN, truy nhập Internet, Intranet... là rất lớn, do đó giải pháp nâng cấp GSM lên 3G là tất yếu. Theo bản báo cáo mới nhất của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), trong năm 2010 số lượng thuê bao điện thoại di động toàn cầu sẽ chạm ngưỡng 5 tỉ, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của các dòng điện thoại thông minh trong thời gian gần đây, và sự tăng trưởng mạnh từ các dịch vụ viễn thông tại các quốc gia đang phát triển. Theo ITU, số lượng thuê bao toàn cầu đã đạt khoảng 600 triệu trong năm 2009, và con số này đã lên tới 1 tỉ thuê bao tính tới thời điểm hiện nay. Ông Hamadoun Toure - Tổng thư ký ITU cho biết "Ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa diễn ra, ITU vẫn thấy rằng nhu cầu liên lạc của người dùng vẫn không hề giảm, mà trái lại nó còn có xu hướng tăng lên". đoán đến cuối năm 2010 số lượng thuê bao toàn cầu sẽ đạt khoảng 4,6 tỉ.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thì Bộ chỉ cấp giấy phép 3G cho bốn nhà khai thác. Tiêu chí quan trọng để được cấp giấy phép 3G là tài chính và đầu tư (các mạng phải chứng minh đủ vốn để đầu tư vào mạng lưới, cơ sở hạ tầng 3G trong 15 năm, với chi phí không dưới 1 tỷ USD); kỹ thuật và nghiệp vụ (chứng minh đủ trình độ, năng lực triển khai mạng nhanh nhất, phủ sóng rộng nhất, kể cả những vùng sâu, vùng xa, bảo đảm an ninh quốc phòng...); kinh doanh thương mại (tổ chức tốt hệ thống bán hàng, phân phối, có mức giá phù hợp, kế hoạch kinh doanh hiệu quả); nhân lực - đào tạo (có đội ngũ cán bộ đủ trình độ để triển khai cung cấp dịch vụ).
Năm 2009, là năm chứng kiến sự thay đổi lớn nhất của viễn thông di động khi các doanh nghiệp đã chính thức thương mại hóa các dịch vụ 3G.
Theo đó, VinaPhone đã chính thức cung cấp dịch vụ 3G từ tháng 10 năm 2009, MobiFone ra mắt 3G vào tháng 12. Còn Viettel cũng bắt đầu thử nghiệm sóng 3G tại 18 tỉnh thành cả nước từ đầu tháng 12. Phát triển 3G là đồng nghĩa với việc phát triển các dịch vụ gia tăng và nội dung số. Tính đến hết năm 2009, con số thuê bao 3G mới khoảng 100.000. BMI dự báo trong năm 2010, các dịch vụ 3G vẫn chưa hứa hẹn sự bùng nổ do nhu cầu của người sử dụng là chưa nhiều và chi phí dịch vụ 3G hiện còn ở mức cao.


xVz050tMNDG5zjU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status