Thương mại quốc tế của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách và mở cửa, tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Thương mại quốc tế của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách và mở cửa, tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc



MỤC LỤC
 
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 2
1. Khái niệm về thương mại quốc tế 2
2. Vai trò của thương mại quốc tế 2
3. Xuất nhập khẩu và vai trò của xuất nhập khẩu 3
 
Phần II: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI KỲ CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA, TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC 8
I. Tình hình của kinh tế Trung Quốc trước thời kỳ cải cách, mở cửa 8
II. Chính sách kinh tế mở cửa và tác động và tác động của nó đối với hoạt động xuất nhập khẩu 8
1. Nội dung của chính sách kinh tế trong thời kỳ mở cửa 8
2. Quá trình thực hiện cải cách 19
3. Ngoại thương của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa 20
4. Quan hệ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 21
III. Những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong thời kỳ cải cách 23
1.Tăng trưởng kinh tế và những thay đổi cơ cấu kinh tế 23
2. Trung Quốc gia nhập WTO 23
3. Những kết quả và những vấn đề còn tồn tại 25
IV. Liên hệ với Việt Nam 30
1. Những ảnh hưởng 30
2. Những thành tựu 31
3. Khó khăn và tồn tại 32
 
Phần III: KẾT LUẬN 33
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các xí nghiệp vốn ở bên ngoài. Và để đảm bảo việc thu càng nhiều ngoại tệ nhờ xuất khẩu, nâng cao chất lượng và tín nhiệm hàng xuất khẩu Trung Quốc đang thi hành và hoàn chỉnh các chính sách ủng hộ xuất khẩu, hạ giá thành xuất khẩu, tăng cường các dịch vụ, củng cố thị truờng đã có và mở rộng những thị trường mới. Đồng thời với việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, Trung Quốc đang và sẽ phát triển hơn nữa xuất khẩu lao động, hiện nay Trung Quốc đã nhânj thầu lao động với 130 nước và khu vực. Đến nửa đầu năm 1991 Trung Quốc đã ký gần 1, 9 vạn hợp đồng với tổng trị giá là 16, 42 tỷ đôla, nhận thầu các công trình ở nước ngoài, đẩy mạnh vận tải hàng không và vận tải biển quốc tế, phát triển nghành du lịch tăng thêm thu nhập ngoại tệ phi mậu dịch.
Về thu hút vốn đầu tư kỹ thuật.
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay, số vốn đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc tăng rất nhanh. Từ 1979 đến tháng 6- 1986, Trung Quốc đã thu hút được 24, 88 tỷ đôla, trong đó số đầu tư trực tiếp là: 6, 69 tỷ đôla, số nước ngoài cho vay là 18, 19 tỷ đôla. Đến nửa đầu năm 1991 Trung Quốc đã vay được gần 24 tỷ đôla. Trung Quốc đã phê chuẩn hơn 3, 4 vạn xí nghiệp nước ngoài đầu tư đi và sản xuất kinh doanh đạt giá trị sản luợng công nghiệp khoảng 70 tỷ đôla, chiếm 3, 6% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc. Kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp này đạt 7, 8 tỷ đôla, chiếm 12, 6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc.
Số vốn đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài vào Trung Quốc trong mấy năm qua dã vượt xa số đầu tư trực tiếp vào các nước Châu á khác. Sở dĩ như vậy là do nhiều nhân tố, trong đó chính sách mở cửa là nhân tố quan trọng nhất. Việc Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa đã tạo hoàn cảnh đầu tư cho các nước và cho những tư bản muốn đầu tư vào Trung Quốc. Các khoản đầu tư và tiền vốn của nước ngoài đã và đang có tác dụng ngày càng quan trọng đối với công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc. Nó bổ xung cho tiền vốn đang thiếu của Trung Quốc, thúc dẩy cải tién kỹ thuật ở các nhà máy cũ, nâng cao trình độ quản lí kinh doanh, trình độ kỹ thuật ở đó làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và góp phần làm sống động nền kinh tế trong nước.
Một trong những con đường tiếp thu khoa học kỹ thuật là lợi dụng vốn đầu tư của nước ngoài đưa khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lí tiến tiến vào trong nước. Phạm vi tiếp thu kỹthuật rất rộng, đó không chỉ là kỹ thuật sản xuất và chủ yếu là kỹ thuật sản xuất công nghiệp, mà còn bao gồm kỹ thuật quản lí kinh doanh, lưu thông vật tư, tiết kiệm năng lưọng và kỹ thuật phân tích đoán tính hình thị trường... Có thể đưa kỹ thuật vào bằng con đường gián tiếp như: giấy cho phép chuyển nhượng kỹ thuật, bàn bạc kỹ thuật... hay bằng hình thức trực tiếp như nhập khẩu kỹ thuật, làm gia công...
Trung Quốc sử vốn của nước ngoài đã mở ra những triển vọng mới, đã đem lại những hiệu quả đáng kể có lợi cho việc điều chỉnh kinh tế của Trung Quốc: xây dựng trọng điểm năng lượng, giao thông và cải tiến kỹ thuật ở các xí nghiệp hiện có, tiếp thu kinh nghiệm quản lí khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài.
Nhưng bên cạnh những kết quả lớn, việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài còn đang gặp một số khó khăn. Trước hết là chất lượng thu hút vốn đầu tư chưa cao và trong những năm đầu còn tập trung vào những nghành như du lịch, nhà đất, công nghiệp nhẹ, khách sạn. Còn về mặt kỹ thuật, những xí nghiệp do tư bản nước ngoài đầu tư phần lớn có trình độ khoa học thấp, sử dụng nhiều lao động, nên chưa đạt đượcmục đích thu hút kỹ thuật và kỹ năng quản lí tiên tiến. Ngoài ra, Trung Quốc còn thiếu các chuyên gia thạo giỏi để quản lí tốt các qúa trình xuất nhập khẩu và sử dụng vốn nước ngoài.
Để khắc phục tình trạng trên và để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn nước ngoài, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân tích ảnh hưởng của nhân tố chính sách, chế độ và cán bộ đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Họ đã đưa ra các kiến nghị để cải thiện hoàn cảnh đầu tư như cải thiện chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại; cải tiến việc quản lí giá cả, ngăn chặn tăng giá;cải thiện cơ chế quản lí tư bản nước ngoài, nâng cao hiệu quả quản lí; đề ra chính sách thu hút vốn đầu tư của tư bản nước ngoài, tăng cường nghiên cứu tổng hợp đối với tư bản quốc tế.
Để thể chế hoá việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngày 11-10-1986 Quốc vụ viện đã công bố quy định về khuyến khích các nhầ đầu tư nước ngoài, nhằm cải thiện môi truờng đầu tư, thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài tốt hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng xuất khẩu thu ngoại tệ, phát triển kinh tế quốc dân. Trong đề cương quy hoạch 10 năm và 5 ăm lần thứ 8, Trung Quốc khẳng định là sẽ lợi dụng tích cực có hiệu quả vốn nước ngoài, tranh thủ các khoản vay quốc tế để tập trung vào các nghành trọng điểm như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, thông tin, giao thông, nguyên vật liệu. Trung Quốc chủ truơng cải thiện hơn nữa môi truờng đầu tư, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Đồng thời tăng cường và cải thiện việc quy hoạch và chỉ đạo về lợi dụng vốn bên ngoài, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của việc lợi dụng vốn bên ngoài. Và những biện pháp để đảm bảo chắc chắn trả nợ đúng hẹn.
Bên cạnh đó, để giải quyết một phần vấn đề cán bộ, Trung Quốc mời các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Trung Quốc với tư cách là người quản lí và cử các chuyên gia của Trung Quốc ra nước ngoài(chủ yếu là các nước tư bản chủ nghĩa) để học tập, bổ túc nâng cao trình độ, quản lí và hành chính. Năm 1988 Trung Quốc đã cử 50 cán bộ cao cấp sang học các chương trình huấn luyện hành chính tại trường đại học Havớt, và viện kỹ thuật Masatrusets. Chi phí cho việc học này lên đến7 triệu đôla. Đồng thời Trung Quốc cũng nhận đào tạo sinh viên nước ngoài và coi đó là một bộ phận của chính sách mở cửa.
Song song với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, Trung Quốc có hợp doanh với nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh, Hà Lan, Bỉ, Canada, Braxin, Chi Lê, Thái Lan, Băngladet, Hồng kông... Trong hợp tác, đầu tư với nước ngoài Trung Quốc thường dùng các hình thức: Các công ty hữu hạn, các công ty cổ phần hữu hạn, các công ty hợp doanh hợp đồng. Đến nay, Trung Quốc đã có 886 xí nghiệp kinh doanh chung vốn hợp tác mang tính chất phi mậu dịch tại 94 nước và khu vực với tổng kinh phí đầu tư là 2, 44 tỷ đôla, trong đó phía Trung Quốc đóng góp 1, 05 tỷ đôla, chiếm 43%.
Các đặc khu kinh tế và vùng kinh tế ven biển
Trung Quốc xây dựng các đặc khu kinh tế nhằm mục đích thu hút vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, nâng cao trình độ kỹ thuật, xuất khẩu và giao lưu kinh tế giữa thế giới v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status