Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình xuất khẩu hàng mây tre đan tại Công ty Xuất nhập khẩu Việt Ba - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình xuất khẩu hàng mây tre đan tại Công ty Xuất nhập khẩu Việt Ba



MỤC LỤC
 
 
Lời nói đầu 2
Chương I: Những lý luận chung về hoạt động xuất khẩu 3
I. Khái niệm - vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1. Khái niệm. 3
2. Vai trò. 3
II.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 5
III. Qui trình xuất khẩu - nội dung hoạt động xuất khẩu. 8
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan tại công ty
Việt Ba. 16
I. Giới thiệu chung về Công ty xuất nhập khẩu Thương Mại Viêt BA 16
1. Quá trình hình thành và phát triển 16
2. Nhiệm vụ - quyền hạn 17
3. Cơ cấu tổ chức của công ty 17
4. Các mặt hàng xuất khẩu và nguồn hàng 21
5. Các nguồn lực chủ yếu của công ty 22
6. Các khoản phải nộp ngân sách 24
7. Thị trường xuất khẩu 25
II. Qui trình xuất khẩu và nội dung hoạt động của công ty. 26
1. Vai trò của hàng mây tre đan 26
2. Chủng loại hàng mây tre đan 27
3. Nguồn cung cấp hàng mây tre đan 27
4.Thị trường xuất khẩu 28
5. Hình thức xuất khẩu 29
6. cách thanh toán 30
III. Đánh giá thuận lợi và khó khăn 30
1. Nhận xét chung về hoạt động xuất khẩu 30
2. Những thuận lợi và khó khăn 31
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 33
I. Phương hướng phát triển 33
1. Phương hướng phát triển chung 33
2. Phương hướng phát triển hàng mây tre đan 35
II. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 36
1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty. 37
2. Một số kiến nghị với cơ quan chức năng có liên quan 40
 
Kết luận 45
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đạo các lĩnh vực sau: công tác tổ chức nhân sự,công tác tài chính kinh tế, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật, công tác thanh tra bảo vệ , công tác xây dựng các qui chế sản xuất kinh doanh của công ty , công tác thị trường, công tác xây dựng xuất nhập khẩu.Với tư cách vừa là Tổng giám đốc, vừa là chủ đầu tư của công ty nên ngoài việc thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của Công ty còn chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty. Do vậy, mà quyền hạn của Tổng giám đốc có quyền quyết định mọi việc trong Công ty, có quyền điều hành cao nhất ,là thay mặt pháp nhân của Công ty, do đó chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
3.3.2 Trách nhiệm và quyền hạn của Phó giám đốc
Giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực sau: Công tác tiêu thụ sản phẩm, báo cáo thống kê, công tác văn phòng, công tác thu hồi công nợ và thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.Phó giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc, do đó chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện.
3.3.3 Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban
Văn phòng của Công ty, các ban chuyên môn có chức năng tham mưu , giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc phù hợp với từng bộ phận mình phụ trách.
- Văn phòng quản lý tài sản cố định của Công ty, mua sắm trang thiết bị làm việc.
- Phòng tổ chức hành chính:
a). Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức như:
+ Xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ viên chức toàn công ty và từng đơn vị.
+ Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
+ Làm công tác khác về tổ chức như: quản lý hồ sơ cán bộ viên chức, làm thủ tục về tiếp nhận, nghỉ hưu thôi việc, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
b). Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc về công tác hành chính quản trị như:
+ Xây dựng phương án bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự an toàn cơ quan.
+Làm tốt công tác văn thư, lưu trữ, quản lý dấu công ty, dấu chức danh.
+ Quản lý nhà khách, đảm bảo các yêu cầu vật chất cho công tác điều hành hàng ngày.
+ Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cơ quan.
- Ban tài chính kế toán:giúp việc cho giám đốc thực hiện quản lý về mặt tài chính , kế toán giám sát bằng vốn lưu động các hoạt động kinh tế tài chính của công ty, trực tiếp quản lý các khoản công nợ của công ty,thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế kế toán theo đúng điều lệ ,pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và những quy định của công ty.
-Phòng kế hoạch thị trường:
Chức năng nhiệm vụ của phòng này là :
a). Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
b). Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phối hợp với phòng kế toán tài vụ giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị trực thuộc công ty.
c). Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, đề xuất ý kiến với giám đốc.
d). Chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra kinh doanh thua lỗ hay thất thoát vốn do yếu tố chủ quan gây ra.
- Ban xuất nhập khẩu: Do phạm vi hoạt động rộng lớn và để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty đang chuẩn bị mở thêm một ban kinh doanh ,tiêu thụ giúp cho công ty về công tác tiêu thụ kinh doanh và xuất nhập khẩu .Tiến hành nhập các vật liệu đầu vào mà trong nước chưa có khả năng sản xuất được ,và tiến hành xuất khẩu những sản phẩm đầu ra của công ty.
- Ban tổ chức cán bộ lao động :thực hiện việc điều động cán bộ nhân viên trong công ty.
- Trung tâm thông tin : tìm hiểu và cập nhập mỗi thông tin trong ngành ở trong nước và ngoài nước
-Văn phòng thay mặt ở các tỉnh:
Có nhiệm vụ giúp giám đốc làm công tác tiếp thị. Trong một số trường hợp đặc biệt văn phòng thay mặt được giám đốc uỷ nhiệm ký một số văn bản của công ty, tổ chức xuất nhập khẩu hàng hoá do tự khai thác được thị trường đảm bảo có hiệu quả, chấp hành tốt chính sách và các quy định của Nhà nước, của địa phương nơi đặt văn phòng đại diện.
- Các chi nhánh:
Công ty có các chi nhánh với nhiệm vụ như sau:
a). Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: có nhiệm vụ sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh du lịch và dịch vụ đầu tư.
b). Chi nhánh Lạng Sơn: có nhiệm vụ kinh doanh thuốc trừ sâu, hoa quả và lập cơ sở sản xuất, gia cô tinh dầu.
- Các trạm kinh doanh:
a). Trạm Chương Mỹ: làm nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mây tre đan.
b). Trạm xuất khẩu Thường Tín: có nhiệm vụ tổng hợp các mặt hàng gồm mây tre đan, sơn mài, sơn khảm, gỗ mỹ nghệ, thảm len …
c). Trạm Ba Vì: với nhiệm vụ kinh doanh thuốc trừ sau, lạc nhân xuất khẩu, hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Các phòng nghiệp vụ kinh doanh:
a). Phòng nghiệp vụ kinh doanh I: là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, kinh doanh đa dạng, kể cả xuất nhập khẩu cũng như các mặt hàng nội địa.
b). Phòng nghiệp vụ kinh doanh II: cũng là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng, nhưng chủ yếu là chè, thủ công mỹ nghệ, nhập ô tô, xe máy.
c). Phòng nghiệp vụ kinh doanh III: có nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là hàng nông lâm sản, sợi tơ.
d). Phòng nghiệp vụ kinh doanh hàng mây tre đan: chuyên làm hàng xuất khẩu mây tre đan.
4. Các mặt hàng xuất khẩu và nguồn hàng cung ứng của công ty:
1.Các mặt hàng xuất khẩu:
Do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường vì vậy để đáp ứng với nhu cầu lớn đó , công ty liên tục tổ chức sản xuất, gia công, chế biến và thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây tre đan, , hải sản, dược liệu, gốm sứ, hàng may mặc, tơ tằm, thêu ren, các loại thảm len, thảm cói ….Với sự đa dạng nhiều chủng loại hàng hoá như vậy nhưng công ty đã lựa chọn một số mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược. Các mặt hàng xuất khẩu chiến lược này vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường vừa được làm từ những nguồn nguyên liệu rẻ tiền sẵn có trong địa phương. Đó là hàng mây tre đan, tơ thảm thêu, lạc nhân, hoa quả nông sản, chè …
Với một nguyên liệu chính, công ty đã biết kết hợp với các nguyên liệu khác tạo ra nhiều mẫu mã chủng loại khác nhau phù hơpj với thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Ví dụ từ nguyên liệu song mây, tre, nứa cá thể kết hợp với sắt, rang, gỗ để tạo ra các sản phẩm bền đẹp hơn như : bàn, ghế, tủ, lẵng hoa, giá báo, giá sách …
2.cách kinh doanh của công ty:
- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh được vận dụng các cách : trực tiếp xuất khẩu, xuất khẩu uỷ thác qua các đơn vị khác, nhận xuất khẩu mặt hàng của các đơn vị khác ( các đơn vị uỷ thác phải có đăng ký kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh phù hợp với nội dung đăng ký ), hợp đồng gia công, kinh doanh mua bán hàng nội địa, nhận đại lý mua bán hàng.
- Đối với các đơn vị kinh doanh phải chấp hành nghiêm túc pháp lệnh hợp đồng kinh tế, được Uỷ ban thường v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status