Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử



MỤC LỤC
Tên Trang
Lời nói đầu 4
Chương I: Giới thiệu chung về TMĐT và sự cần thiết xây dựng pháp luật
về TMĐT 7
I.Giới thiệu chung về TMĐT 7
1.Khái niệm 7
2.Sự ra đời và phát triển của TMĐT 9
3.Sự khác biệt giữa TMĐT và TMTT 12
3.1.Điều kiện tồn tại và phát triển 12
3.2.Hình thức hợp đồng 13
3.3.cách giao dịch 13
3.4.cách thanh toán 14
4.Lợi ích của TMĐT 14
4.1.Lợi ích đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế 15
4.2.Lợi ích đối với người tiêu dùng 19
II.Sự cần thiết xây dựng pháp luật về TMĐT 21
1.Lý do thứ nhất 21
2.Lý do thứ hai 24
3.Lý do thứ ba 25
 
Chương II: Pháp luật quốc tế về TMĐT 26
I.Các quy định pháp luật về văn bản điện tử 27
1.Khái niệm 27
2.Nội dung các quy định 28
2.1.Văn bản điện tử đáp ứng các yêu cầu pháp lý về văn bản 28
2.2.Các quy định về giao dịch bằng văn bản điện tử 35
II.Quy địnhpháp luật liên quan đến chữ ký điện tử 42
1.Khái niệm và Chức năng 42
1.1.Khái niệm 42
1.2.Chức năng 42
2.Một số quy định pháp luật về chữ ký điện tử 44
2.1.Quy định của UNCITRAL 44
2.2.Quy định của Đức 48
III.Quy định pháp luật về bảo vệ và bảo mật thông tin người tiêu dùng 49
1.Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia TMĐT 49
1.1.Quyền lợi của người tiêu dùng 49
1.2.Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng 50
2.Bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng 54
2.1.Quy định của EU 55
2.2.Nguyên tắc bảo mật thông tin người tiêu dùng của OECD 56
2.3.Quy định của Canada 57
IV.Quy định về một số vấn đề khác 58
1.Quy định về văn bản giấy tờ liên quan đến chuyên chở hàng hoá 58
2.Đánh thuế các giao dịch TMĐT 59
3.Quy định về thanh toán điện tử 62
 
Chương III: Định hướng xấy dựng pháp luật TMĐT cho Việt Nam 66
I.TMĐT Việt Nam-Thực trạng và giải pháp 66
1.Thực trạng TMĐT Việt Nam 66
1.1.Thực trạng chung 66
1.2.Thực trạng cơ sở hạ tầng nhận thức trong doanh nghiệp 67
1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng chính sách 69
2.Giải pháp 72
2.1.Giải pháp từ phía Chính phủ 72
2.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp 74
II.Khuyến nghị xây dựng hệ thống pháp luật cho TMĐT Việt Nam 81
1.Tham khảo và áp dụng pháp luật TMĐT quốc tế 81
2.Kiến nghị ban hành văn bản pháp quy 82
3.Nâng cao nhận thức và hiểu biết 85
4.Yêu cầu tư vấn, giúp đỡ 86
 
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo 90
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ánh tình trạng đó, thông thường trong giao dịch bằng "văn bản điện tử" các chủ thể thường thoả thuận trước với nhau về việc sau khi nhận được một "văn bản điện tử" (tạm gọi là "văn bản điện tử" A) với một nội dung nhất định nào đó thì phải gửi lại một thông báo (acknowledgement of receipt) cho phía bên kia biết về việc mình đã nhận được "văn bản điện tử" A. Xuất phát từ thực tiễn đó UNCITRAL đã đưa ra một số quy định liên quan đến việc thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" của một bên (người nhận) đối với phía bên kia (người gửi).
Nếu giữa người gửi và người nhận không có sự thoả thuận trước về hình thức cách thông báo việc đã nhận được "văn bản điện tử" A thì người nhận được "văn bản điện tử" A có quyền tự do gửi thông báo bằng bất kỳ cách nào hay ở dưới bất kỳ hình thức nào miễn là chỉ rõ cho người gửi "văn bản điện tử" A biết mình đã nhận được "văn bản điện tử" A.
Nếu người gửi đã chỉ rõ rằng "văn bản điện tử" A chỉ có giá trị khi người gửi nhận được thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A ("văn bản điện tử" A là "văn bản điện tử" xác nhận nhận được có điều kiện) , thì trong thời gian người gửi chưa nhận được thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A từ phía người nhận thì "văn bản điện tử" A được xem như là chưa được gửi đi.
Nếu người gửi không chỉ rõ "văn bản điện tử" A là văn bản xác nhận nhận được có điều kiện và người gửi không nhận được thông báo xác nhận trong khoảng thời gian thoả thuận hay trong một khoảng thời gian hợp lý (nếu không có sự thoả thuận trước về thời gian thông báo), thì người gửi có quyền gửi thông báo đến người nhận nói rõ rằng mình chưa nhận được thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A và đựa ra một khoảng thời gian hợp lý để người nhận có thể gửi thông báo nhận được "văn bản điện tử" A. Và nếu trong khoảng thời gian mà người gửi "văn bản điện tử" A kéo dài thêm cho người nhận mà người gửi vẫn không nhận được thông báo của người nhận thì "văn bản điện tử" A được xem là chưa được gửi
Nếu người nhận gửi thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A và nêu rõ "văn bản điện tử" A đáp ứng các yếu cầu về hình thức hay cách hay các điều kiện kỹ thuật khác liên quan thì "văn bản điện tử" A được xem là đã được gửi và người nhận đã nhận được và thoả mãn các yêu cầu đã thoả thuận trước hay không được thoả thuận trước giữa các bên về hình thức hay cách thông báo đã nhận được. Thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A của người nhận không có nghĩa là một "văn bản điện tử" B trả lời những vấn đề trong "văn bản điện tử" A.
Cách tiếp cận vấn đề này của UNCITRAL có nét gì đó hao hao giống quy định của các quốc gia về chào hàng có điều kiện trong giao dịch thương mại. Nhung có một điểm khác biệt rất lớn là, chấp nhận một chào hàng tự do đồng nghĩa với việc đưa ra một chào hàng mới và chào hàng mới này ràng buộc người nhận chào hàng tự do. Nhưng thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A lại không ràng buộc người nhận hay nói cách khác không có nghĩa người nhận chấp nhận hay phúc đáp lại những gì nêu ra trong "văn bản điện tử" A.
Mỹ cũng đã đưa ra những quy định tương tự như những quy định trên của UNCITRAL trong "Đạo luật về Giao dịch Điện tử Thống nhất" năm 1999. Còn Australia một quốc gia đang rất nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với các giao dịch TMĐT trong thời đại mới cũng đã chỉ rõ rằng quốc gia này sẽ áp dụng các quy định trên của UNCITRAL mà không phải chỉnh sửa bổ sung bất kỳ một điều khoản nhỏ nào. Và chắc chắn Mỹ và Australia sẽ không phải là hai quốc gia duy nhất áp dụng và thừa nhận hoàn toàn quy định về vấn đề này của UNCITRAL.
d.Thời gian và địa điểm gửi, nhận "văn bản điện tử"
Trong các giao dịch TMTT việc xác định thời gian và địa điểm gửi hay nhận văn bản giao dịch giữa các bên có ý nghĩa rất quan trọng, quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên và là cơ sở để xác định các vấn đề liên quan đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng nếu có tranh chấp xảy ra. Trong TMTT vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều vì việc gửi hay nhận các văn bản giao dịch diễn ra rất nhanh và lại không căn cứ được vào "dấu bưu điện nơi đi hay nơi đến". Vậy nếu không có căn cứ là dấu bưu điện thì thời gian và địa điểm gửi hay nhận "văn bản điện tử" được quy định như thế nào?
Nếu không có sự thoả thuận khác giữa người gửi và người nhận "văn bản điện tử" A thì thời điểm "văn bản điện tử" A bắt đầu thuộc hệ thống thông tin ngoài tầm kiểm soát của người gửi hay người được người gửi uỷ quyền được xem là thời điểm gửi "văn bản điện tử" A
Nếu không có sự thoả thuận khác giữa người gửi và người nhận, thì thời điểm "văn bản điện tử" A được xem là đã được nhận:
Nếu tồn tại một hệ thống thông tin được chỉ định trước để nhận "văn bản điện tử" A:
khi "văn bản điện tử" A thuộc hệ thống thông tin được xác định trước dùng để nhận "văn bản điện tử" A
khi "văn bản điện tử" A được gọi ra bởi người nhận nếu "văn bản điện tử" A được gửi đến một hệ thống thông tin khác không phải là hệ thống đã được chỉ định
Nếu không chỉ định trước một hệ thống thông tin để nhận "văn bản điện tử" A: khi "văn bản điện tử" A thuộc hệ thống thông tin của người gửi
Nếu không có sự thoả thuận khác giữa người gửi và người nhận, "văn bản điện tử" A được xem là đã gửi đi tại địa điểm người gửi đặt trụ sở kinh doanh và được xem là đã nhận tại địa điểm người nhận đặt trụ sở kinh doanh.
Nếu người gửi và người nhận có nhiều hơn một trụ sở kinh doanh thì địa điểm gửi và nhận được xem là địa điểm tại đó diễn ra các hoạt động kinh doanh chính của các bên
Nếu người gửi và người nhận không có trụ sở kinh doanh thì địa điểm gửi và nhận được xác định dựa trên nơi cư trú thường xuyên của các chủ thể
"Văn bản điện tử" A vẫn được xem là đã được gửi hay nhận tại thời điểm nào đó mặc dù nơi đặt hệ thống thông tin khác với địa điểm nơi "văn bản điện tử" A được xem là đã được gửi hay nhận
Bằng việc quy định thời gian và địa điểm nhận hay gửi "văn bản điện tử" trong điều 15 Luật mẫu về TMĐT, UNCITRAL giúp các bên tham gia TMĐT đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tháo gỡ được một trở ngại rất lớn trong giao dịch kinh doanh qua mạng.
Chúng ta cùng hi vọng rằng không chỉ tháo gỡ được các vướng mắc liên
quan đến thời gian địa điểm gửi hay nhận "văn bản điện tử", vấn đề khác liên
quan đến "văn bản điện tử" trong TMĐT, UNCITRAL sẽ tiếp tục nghiên cứu và xây dựng được các quy định pháp luật điều chỉnh các giao dịch TMĐT ngày càng cụ thể hơn, sát với thực tiễn hơn để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển thuận lợi và lành mạnh trên toàn c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status