Đề án Đánh giá hiệu quả của hệ thống kênh phân phối dòng sản phẩm sữa tươi Vinamilk - pdf 15

Download miễn phí Đề án Đánh giá hiệu quả của hệ thống kênh phân phối dòng sản phẩm sữa tươi Vinamilk



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I- Cơ sở lý luận và lý thuyết kênh phân phối: 2
1.1-Định nghĩa kênh phân phối: 2
1.2- Đặc điểm của kênh phân phối: 3
1.3-Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả kênh phân phối: 4
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả của kênh phân phối: 5
1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kênh phân phối: 7
1.4-Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 1 kênh phân phối 8
II-Cơ sở thực tiễn: 9
2.1-Giới thiệu về công ty Sữa VinaMilk: 9
2.1.1-Quá trình thành lập: 9
2.1.2-Giới thiệu về sản phẩm sữa tươi Vinamilk: 12
2.1.3-Đặc điểm tiêu dùng sản phẩm sữa tươi VinaMilk: 16
2.2-Hệ thống phân phối hiện tại của công ty 17
2.3-Hướng phát triển của công ty 20
2.4-Đánh giá hiệu quả kênh phân phối của công ty 24
III- Một số kiến nghị và giải pháp 26
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đề đặt ra là phải phân chia hợp lí các chức năng này giữa các thành viên kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng là chuyên môn hóa và phân công lao động. Nếu nhà sản xuất tự thực hiện các chức năng này thì có thể chi phí phân phối và giá cả sẽ cao hơn. Khi một số chức năng được chuyển cho các trung gian thương mại thì chi phí hoạt động của người trung gian sẽ tăng lên nhưng tổng chi phí phân phối và giá cả hàng hóa lại giảm đi. Doanh nghiệp phải lựa chọn thành viên kênh có khả năng thực hiện các công việc phân phối với năng suất và hiệu quả cao hơn.
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả của kênh phân phối:
Hiệu quả kênh phân phối được hiểu theo nghĩa:Đó là những hiệu quả mà các thành viên kênh mang lại.Sư hoạt động của các thành viên kênh sẽ quyết định đến hiệu quả của hệ thống kênh phân phối.Hoạt động của các thành viên kênh thông qua:
- Các nhà sản xuất sử dụng các trung gian thương mại trong kênh phân phối, bởi vì họ nhận thấy các trung gian bán hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn nhờ tối thiểu hóa số lần tiếp xúc bán cần thiết để thỏa mãn thị trường mục tiêu. Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, việc chuyên môn hóa và quy mô hoạt động, những người trung gian sẽ đem lại cho công ty lợi ích nhiều hơn so với nó tự làm lấy. Vai trò chính của các trung gian thương mại là làm cho cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả. Trong một số trường hợp nhà sản xuất có thể phân phối trực tiếp nhưng phần lớn sản phẩm cần cung cấp qua nhiều trung gian thương mại theo nguyên tắc chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.
- Các trung gian thương mại khác nhau thực hiện các chức năng Mar khác nhau và với những mức độ khác nhau. Ở đây, các chức năng Mar này là hoàn toàn khách quan, cần có người thực hiện trong quá trình phân phối sản phẩm, dù là nhà sản xuất hay trung gian thương mại. Nói cách khác câu hỏi về quản lý phân phối ở đây không phải là khó thực hiện các chức năng này hay không mà là ai sẽ thực hiện chúng và với những mức độ nào.
- Các thành viên kênh thường đàm phán về các chức năng cụ thể mà họ sẽ thực hiện. Đôi khi xung đột xảy ra phá vỡ quan hệ giữa các thành viên kênh. Tất nhiên, người sản xuất có thể loại bỏ một trung gian thương mại nhưng không thể loại bỏ các chức năng mà nó thực hiện
- Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Đây chính là chức năng phân phối của Mar. Chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm ( KPP) của doanh nghiệp.
- Các kênh phân phối tạo nên lợi thế cạnh tranh phân biệt giữa các doanh nghiệp. Phát triển các chiến lược Mar thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay là một công việc khó khăn, phức tạp. Việc đạt được lợi thế so với đối thủ về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng khó. Các chiến lược cắt giảm giá không chỉ nhanh chóng và đễ dàng bị copy bởi những đối thủ cạnh tranh mà còn dẫn đến sự giảm sút hay bị mất khả năng có lợi nhuận. Các chiến lược quảng cáo và xúc tiến sáng tạo thường chỉ có kết quả trong ngắn hạn và cũng dễ bị mất tác dụng trong dài hạn. Vì vậy phải dễ hiểu là các nhà quản trị Mar ở mọi loại doanh nghiệp kể cả lớn lẫn nhỏ đang dồn tâm trí của họ để tìm ra cái mà các chiến lược Mar phải dựa vào để cạnh tranh. Có thể đã đến lúc họ phải tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các kênh phân phối của họ như là một cơ sở cho sự canh tranh có hiệu quả trên thị trường. Hàng ngàn công ty đang thấy rằng để cạnh trnah thành công, họ không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho chúng sẵn có ở đúng thời gian, địa điểm và cách mà người tiêu dùng mong muốn. Chỉ có qua tổ chức và quản lý các KPP khoa học những khả năng này mới được thực hiện. Chình vì thế tổ chức và quản lý kênh phân phối sao cho hiệu quả là vấn đề cực kì quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đồng thời điều này tạo sức ép cho việc quản lý hiệu quả của KPP để từ đó đưa ra được những đánh giá về kênh phân phối và đưa ra những điều chỉnh hợp lý đem lại hiệu quả cao cho KPP của công ty.
1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kênh phân phối:
Việc đánh giá hiệu quả kênh phân phối được căn cứ vào việc so sánh các chỉ tiêu giữa các kì của công ty. Một số chỉ tiêu mà công ty có thể áp dụng để đánh giá hiệu quả kênh phân phối đó là:
Doanh thu và chi phí của mỗi thành viên kênh trong mối tương quan với công ty.
Số lượng thành viên kênh.
Mức tăng trưởng lượng bán qua thời gian.
Chỉ tiêu thị phần.
Mức tồn kho trung bình được duy trì
Số lượng khách hàng mới và khách hàng cũ.
Ngoài ra còn cần căn cứ vào các yếu tố tác động khác để xét tới như: sự thay đổi của môi trường vĩ mô,vi mô, sự cạnh tranh giữa các thành viên kênh…
1.4-Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 1 kênh phân phối
-Những mục tiêu của kênh:Mục tiêu của kênh phân phối sẽ định rõ kênh vươn tới thị trường nào,nếu mục tiêu quá lớn hay không phù hợp hay vượt quá khả năng của kênh thì khó có thế đem lại hiệu quả cho kênh đó được.
-Đặc điểm của khác hàng mục tiêu:Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của 1 kênh.
-Đặc điểm của sản phẩm:Khi sản phẩm đó đang trên đà suy thoái thì nó khó có thể mang lại hiệu quả cho kênh đó được,bắt buộc phải có sự điều chỉnh và thay đổi đặc điểm của sản phẩm để có thể có hiệu quả được.
-Đặc điểm của trung gian thương mại:Các trung gian thương mại sẽ tham gia vào kênh và sẽ quyết đinh đến hiệu quả hoạt động cuả 1 kênh.
-Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh:Đây là vấn đề rất nhạy cảm.Khi kênh phan phối của đối thủ cạnh tranh mạnh hơn kênh phân phối của mình thì chúng ta rất dẽ đánh mất thị trường và dần dần cũng mất khách hàng.
-Khả năng nguồn lực và đặc điểm hoạt động của chính doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vốn lớn và có chiến lược phát triển lâu dài sẽ là nhân tố rất quan trọng để kênh hoạt động tốt
-Cuối cùng phái tính đến các yếu tố môi trường Mar:Đó là Quảng cáo, truyền thông, khuyến mại…
II-Cơ sở thực tiễn:
2.1-Giới thiệu về công ty Sữa VinaMilk:
2.1.1-Quá trình thành lập:
Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…
Năm 1999, Công ty đã áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002” và hiện nay Vinamilk đang áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status