Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su) - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su)



Giá cà phê của Việt Nam biến động theo giá thế giới. Qua bảng trên cho thấy mức giá cà phê của VIệt Nam (có cùng một chất lượng) nhưng thường thấp hơn rất nhiều so với mức giá xuất khẩu của các nước khác tới hàng trăm USD/tấn, thấp hơn thậm chí gần 40% so với giá trên thị trường thế giới. Năm 2001, giá xuất khẩu cà phê đã ở xu thế giảm mạnh cùng giá thị trường thế giới. Giá xuất khẩu cà phê ở nước ta loại 2 (5%đen xay vỡ) đã giảm từ 1560-1580 USD/tấn, FOB (tháng 1-2/99) xuống còn 1030-1055 USD/tấn, FOB (tháng 10-11/99), giảm tới 525-530 USD/tấn (32-34%). Giá xuất khẩu và giá cà phê trong nước giảm mạnh đã làm giảm đáng kể đến thu nhập của người trồng cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Để khắc phục tình hình này, tháng 8/99, VICOFA đã trình lên Chính phủ cho thành lập Quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Thái Lan luôn cao hơn gạo Việt Nam từ 10-13%.
Bảng 4: So sánh giá gạo cùng phẩm cấp giưã Việt Nam và Thái Lan
Đơn vị: USD/tấn.
Điểm thời gian
Loại gạo
Việt Nam
Thái Lan
So sánh (VN/TL)
Giá
Tỷ lệ %
Tháng 4/1999
Loại 100%B=5% tấm
Loại 15% tấm
Loại 35% tấm
270
219
199
318,3
277,3
244,2
- 48,3
-58,3
-45,2
-15,17
-21,02
-18,50
Tháng 6/1999
Loại 100%B=5% tấm
Loại 15% tấm
Loại 35% tấm
254
243,4
216
293
293,2
249
15,0
-49,8
-33,0
6,27
-16,98
-13,25
Tháng 10/1999
Loại 100%B=5% tấm
Loại 15% tấm
Loại 35% tấm
270
226,5
209
273
252
223
-3,0
-25,5
-14,0
-1,09
-10,11
-6,27
Tháng 11/1999
Loại 100%B=5% tấm
Loại 15% tấm
Loại 35% tấm
249,5
243
222
262
240
211,7
-12,5
3,0
10,3
-4,77
1,25
4,80
Tháng 9/2001
Loại 100%B=5%tấm
200-203
248
- 48
- 18,5
Nguồn: Bộ Thương mại.
Trong năm 1999, cạnh tranh vẫn diễn ra gay gắt trên thị trường gạo thế giới bởi nhu cầu nhập khẩu gạo giảm, nguồn cung cấp tăng, đồng thời đồng Bath Thái Lan giảm khá mạnh. (trong 2 năm 1999-2000), đồng bath Thái từ 30-35 Bath/USD, nên Thái Lan xuất khẩu gạo có sức cạnh tranh hơn VIệt Nam, do tỷ giá ngoại thương cao hơn). Trong khi đó giá gạo trên thị trường thế giới giảm 15-18%, so với năm 1998. Trong bối cảnh đó giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng bị giảm 40USD/ tấn so với năm 1998 (Giá FOB bình quân đạt 284,5USD/tấn (1998), 244,5 USD/tấn (1999). Tuy nhiên sang năm 2000, giá gạo trên thế giới có xu hướng tăng lên. Tại VIệt Nam (tháng 4/2000) giá chào bán loại 5% tấm ở mức 300 USD/tấn FOB, tăng 35USD/tấn so với đầu năm 2000. Lý giải cho điều này có nhiều, nhưng cơ bản do nhu cầu ở một số nước tăng, trong khi đó nguồn cung tại các nước xuất khẩu bị hạn chế (cầu>cung). Cả INDONEXIA, PHILIPINES... đều có nhu cầu nhập, nhưng Việt Nam số lượng có khả năng xuất khẩu đã được ký hợp đồng. Năm 2001, theo đánh giá của tổng cục thống kê, sản lượng thóc của cả nước tăng khá mạnh, tăng 1,8 triệu tấn (6,5%) so với năm 2000, đạt 31,3 triệu tấn. Điều này đưa nguồn cung gạo cho xuất khẩu năm 2001 tăng mạnh, tăng 21% so với năm 2000. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường năm 2001 lại giảm đáng kể. Theo đánh giá của tổ chức lương nông Liên hợp quốc (FAO), nhập khẩu gạo thế giới năm 2001 chỉ đạt khoảng 23,4 triệu tấn, giảm 4,1 triệu tấn so với năm 2000. Giá xuất khẩu gạo giảm mạnh cùng sự giảm giá của thị trường thế giới, giảm gần 39USD/tấn, còn bình quân khoảng 221,5USD/tấn do nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh ở các nước nhập khẩu gạo lớn như INDONEXIA, PHILIPIN, BANGLADESH. Từ trung tuần tháng 9/2001, giá xuất khẩu gạo tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp. Cuối tháng 9/2001 chỉ còn 200-203 USD/tấn, FOB (5% tấm) và 180 USD/tấn, FOB (25%tấm).
Hiện nay, nếu so với gạo cùng phẩm cấp và cùng vào một thời điểm, thì gạo Việt Nam vẫn rẻ hơn Thái Lan từ 10-15USD/tấn (khoảng 7-10%). tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ trên cơ sở số liệu về phẩm cấp tỷ lệ (%) gạo xuất khẩu thì chưa có thể nhận định chính xác, vì yếu tố thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ này, như năm 1999 lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Châu Phi chiếm tỷ lệ lớn (62-76%) là thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu qua các chương trình viện trợ quốc tế, không có khả năng thanh toán nên yêu cầu gạo phẩm cấp thấp.
So sánh với Thái Lan về một số khoản chi phí cho quá trình xuất khẩu gạo (về mặt bến bãi, thủ tục, năng lực điều hành) thì Việt Nam chi phí còn quá cao, có những khâu gấp tới 3-5 lần so với Thái Lan. Bên cạnh đó, do chưa có những thị trường tiêu thụ trực tiếp lớn, phải xuất khẩu qua trung gian nên Việt Nam thường bị thua thiệt về giá cả.
Ngoài các yếu tố kể trên, trong xuất khẩu gạo, Việt Nam còn thiếu kho, chất lượng bảo quản ở các kho còn thấp, nên thường phải xuất khẩu ngay sau khi thu hoạch. việc xuất khẩu dồn dập trong một thời gian ngắn như vậy là một yếu tố bất lợi cho Việt Nam trong việc cạnh tranh giá cả.
2.2.1.5- Cơ cấu thị trường.
Gạo của Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang 80 nước trên thế giới, trong đó có Châu á, Châu Phi là thị trường chính chiếm khoảng 70-85% số lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Số còn lại bán sang các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và hiện nay Nhật bản, Hàn Quốc đã mở cửa thị trường để nhập khẩu gạo Việt Nam và những năm gần đây gạo Việt Nam cũng đã thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Bảng 5: Cơ cấu gạo Việt Nam xuất khẩu ở các khu vực trên thế giới.
đơn vị tính: %
Khu vực
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
Châu á
33,81
39,2
33,7
34,01
68,47
62,4
33,0
Châu Phi
22,32
37,87
27,9
15,49
14,85
9,89
46,0
Châu Âu+Trung Đông
6,65
9,04
10,85
2,17
1,87
16,62
13,0
Châu Mỹ
36,22
-
27,47
48,30
14,8
11,04
8,0
Châu Đại Dương
-
-
-
-
0,01
0,01
-
Nguồn: Bộ Thương mại.
Thị trường gạo của ta cũng là thị trường gạo của Thái Lan, hay nói cách khác đến nay Thái Lan xuất khẩu ở thị trường nào thì gạo Việt Nam cũng có mặt trên thị trường ấy và cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại, chất lượng và giá... Trên thương trường Thái Lan có nhiều bạn hàng truyền thống lớn với khoảng trên 15 thị trường chính đã tiêu thụ cho Thái Lan trên 80% tổng số lượng gạo xuất khẩu. Mặt khác, Thái Lan có khối lượng xuất khẩu lớn (4,9 - 5,5 triệu tấn/năm), có uy tín và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hơn nữa gạo Thái Lan đồng đều, có phẩm cấp và chất lượng cao, phù hợp với thị trường có sức mua cao như Nhật Bản, EU, Tây âu... Thái Lan lại có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, am hiểu quản lý... Trong khi đó, Việt Nam, trên thực tế nới thâm nhập thị trường thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây , lại chưa có những bạn hàng lớn và truyền thóng như Thái Lan. Chất lượng gạo Việt Nam còn thấp thiếu những loại có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản nên gạo của Việt Nam thường bị thua thiệt về giá cả và một khối lượng lớn còn phải đi đường vòng qua các nước trung gian mới đến được nơi tiêu thụ. Gạo Việt Nam chỉ chủ yếu xuất bán cho các nước cùng kiệt ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh.
Tại Châu á, những nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là MALAYSIA, Đài Loan, ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Còn thị trường Châu Mỹ chủ yếu là Hoa Kỳ và Brazin. Trong những năm qua, ở Châu Âu, Pháp cũng nổi lên như là một nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam.
Mặt hàng gạo của Việt Nam đang từng bước chiếm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tìm được những thị trường ổn định, những bạn hàng vững chắc và lâu dài đang là một yêu cầu cấp thiết cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việc Nhà nước, các doanh nghiệp cũng như người sản xuất đầu tư một cách thích đáng vào công nghệ xay xát để nâng cao được phẩm cấp gạo cũng hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường và nâng cao giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu.
2.2.2- Cà Phê.
Những năm gần đây, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam tăng lên không ngừng đã đưa ngành cà phê Việt Nam đứng hàng đầu trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Nguồn thu từ xuất khẩu cà phê đã ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status