Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu quế ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I- Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu quế ở Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I- Hà Nội



 
MỤC LỤC
 
Lời Thank 1
Lời nói đầu 2
Chương I: Vai trò và nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp 4
I. Kinh doanh xuất khẩu và vai trò của kinh doanh xuất khẩu. 4
1. Khái niệm kinh doanh xuất khẩu. 4
2. Vai trò của kinh doanh xuất khẩu. 5
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu. 9
1.Nghiên cứu thị trường. 9
2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu. 19
3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 20
4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 20
III Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp. 23
1.Nhân tố vĩ mô. 23
2. Những nhân tố vi mô.27
IV Kinh nghiệm về tổ chức xuất khảu của một số doanh nghiệp Việt Nam. 31
Chương II: Tình hình kinh doanh Xuất khẩu quế ở Công Ty XNK tổng hợp I 35
I. Sự hình thành và phát triển của Công ty. 35
1. Sự hình thành của Công Ty và phát triển của Công Ty 35
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty. 37
3. Tình hình cán bộ công nhân viên của Công Ty. 40
4 Tình hình tài chính của Công Ty. 41
5 . Nhiệm vụ chủ yếu của Công Ty. 36
6. Sự vận hành và phát triển của Công Ty. 42
II . Thực trạng kinh doanh xuất khẩu quế của Công Ty. 52
1. Kinh doanh xuẩt khẩu quế tại Việt Nam 52
2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu quế của Công Ty XNK tổng hợp I 57
III. Đánh giá tình hình Xuất khẩu của Công Ty XNK tổng hợp I trong thời gian qua. 69
1. Những thành tựu. 69
2. Những khó khăn. 71
Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy Xuất khẩu quế của Công Ty XNK tổng hợp I trong thời gian tới 73
I. Chiến lược phát triển quế của Việt Nam. 73
1. Tiềm năng sản xuất quế của Việt Nam. 73
2. Hướng chiến lược của Việt Nam. 74
II. Biện pháp đẩy mạnh Xuất khẩu quế của Công Ty XNK tổng hợp I. 75
1. Mở rộng thị trường Xuất khẩu. 75
2. Đẩy nhanh việc thu mua tạo nguồn hàng cho Xuất khẩu. 77
3. Đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. 78
4. Các hỗ trợ marketing trong kinh doanh mặt hàng quế. 79
5. Từng bước giảm chi phí giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh. 80
6. Hoàn thiện khâu thanh toán. 81
III. Một số kiên nghị đối với nhà nước. 82
1. Thành lập hiệp hội các nhà kinh doanh Xuất khẩu quế. 82
2. Hỗ trợ nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới. 83
3. Trợ giúp xuất khẩu về vốn. 83
4. Ngăn chặn tình trạng khai thác và buôn lậu quế qua biên giới. 84
Kết luận 85
Tài liệu tham khảo 86
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

biến. Thứ hai, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, khai thác thêm thế mạnh về hàng nông sản, rau quả sẵn có ở địa phương.
Bài học kinh nghiệm về đứng vững trên thị trường thời gian qua của CAFATEX là luôn nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ để nắm bắt kịm thời công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh.
Chương II
Tình hình kinh doanh Xuất khẩu quế
CủA Công Ty XNK tổng hợp I
I. Sự Hình THành Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY.
1. Sự hình thành và phát triển của Công Ty
Đầu những năm 1980, Nhà Nước ban hành những chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, trong đó có việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa phương được sử dụng ngoại tệ do xuất khẩu vượt chỉ tiêu hay ngoài chỉ tiêu phải nộp công tác xuất nhập khẩu lên mạnh mẽ.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa khuyến khích xuất nhập khẩu ở địa phương vừa chấn chỉnh, từng bước lặp lai kỷ cương hoạt động này. Muốn như vậy thì một lúc phải tôn trọng các quy luật kinh tế, vừa phải dữ đúng đường lối xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội của Đảng và vừa phải mang lại hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân.
Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp ra đời trong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụ góp phần đưa công tác xuất nhập khẩu đi đúng hướng, thu hút các đầu mối nhỏ về một mối.
Theo đề nghị của đồng chí vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ, bộ trưởng bộ ngoại thương (nay là bộ thương mại) đã quyết định thành lập Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Công Ty này được chính thức thành lập từ ngày 15/2/1981 theo quyết định số 1365/TCCB của bộ ngoại thương, nhưng phải đến tháng 8/1992 mới thực tế đi vào hoạt động, với chụ sở chính đặt tại 46 Ngô Quyền- Hà Nội và lấy tên giao dịch là GENERALEXIM – Hà Nội.
Công Ty trực thuộc bộ thương mại, hoạt động theo chế độ hoạch toán, có tư cách pháp nhân, vốn và tài sản riêng tại ngân hàng. Biên chế ban đầu là 50 cán bộ được giao 139000 đồng ( thời giá năm 1981) với nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu uỷ thác.
Năm 1993, theo quyết định số 858/TCCN của bộ thương mại đã quyết định hợp nhất Công Ty phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu vào Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, giúp tạo lên cho Công Ty những thế lực mới hết sức to lớn.
2 . Nhiệm vụ chủ yếu của Công Ty.
Ngay từ khi thành lập, Công Ty đã mang một trọng trách là thông qua hoạt động kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, là tốt các công tác xuất nhập khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng thu ngoại tệ và phát triển kinh tế đất nước.Trọng trách này được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Xuất khẩu hay uỷ thác xuất khẩu mọi mặt hàng xuất khẩu của địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà các ngành được phép xuất khẩu.
Thứ hai: Nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống theo yêu cầu của các địa phương, ngành mà các doanh nghiệp và các đơn vị đó không nhập khẩu hay nhập khẩu không đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Thứ ba: Kinh doanh vật tư, hàng hoá nhập khẩu hay sản xuất ở trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt tiền vốn, tài sản theo chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà Nước, quản lý tốt đội ngũ cán bộ của Công Ty, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên của Công Ty, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên thông thạo về nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của Công Ty,
Bên cạnh nhiệm vụ phải thực hiện đúng phạm vi hoạt động đã quy định như trực tiếp xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu uỷ thác, gia công xuất khẩu, sản xuất và dịch vụ thương mại, Công Ty còn có những quyền hạn khai thác như:
- Được cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho tàng nhà xưởng, phương tiện nâng xếp dỡ.
- Được liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Được đại lý và mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng xuất nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà Nước.
- Giao dịch và kí kết các hợp đồng kinh tế vớ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá và các dịch vụ thương mại khác với nước ngoài như tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh và môi giới thương mại.
- Kiến nghị với bộ việc thành lập các cơ quan đại diện, các đại lý ở trong và ngoài nước, tham gia tổ chức hoạt động kinh tế hoạt động với c hức năng của Công Ty.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty.
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban và quản lý của nó được cụ thể hoá như sau:
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công Ty chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công Ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức cán bộ.
- Phòng kế toán, tài vụ: hoạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ hoạt động kết quả kinh doanh trong từng kế hoạch ( tháng , quý ,năm ). Đảm bảo toàn bộ vốn phục vụ cho các hoạt động của phòng ban trong Công Ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vôn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm.
- Phòng tổ chức: Nắm toàn bộ nhân lực Công Ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp nhân lực. Quy hoạch, đào tạo, điều hành, bổ sung cho yêu cầu kinh doanh. Các công việc khác như: Bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Sơ đồ 2: cơ cấu bộ máy quản lý của Công Ty xuất nhập khẩu tổng hợp I
Giám đốc
P. Giám đốc II
P. Giám đốc III
Phòng
hành chính
Phòng kho
vận
Hệ
thống cơ sở
SX
Chi nhánh tại Hải Phòng
Chi nhánh tại Tp. HCM
Chi nhánh tại Đà Nẵng
P. Giám đốc I
Các
liên doanh
Hệ thống cửa hàng
Các phòng nghiệp vụ XNK
Phòng tổng
hợp
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ
chức
- Ban giám đốc ngoài giám đốc ra còn có ba phó giám đốc là những người cố vấn cho giám đốc. Mỗi phó giám đốc phụ trác một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc và Công Ty về lĩnh vực được giao.
* Phó giám đốc I
- Phòng tổng hợp: Đưa ra các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, năm toàn bộ tình hinh của Công Ty về kinh doanh xuất nhập khẩu báo cáo cho giám đốc. Làm công tác phục vụ thị trờng marketing, giao dịch thương vụ với các khách hàng nước ngoài, thông tin, giáo dục, tuyên truyền.
- Các phòng nghiệp vụ.
+ Phòng nghiệp vụ 1, 5,6,7 : kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
+ Phòng nghiệp vụ 2: chuyên xuất nhập khẩu.
+ Phòng nghiệp vụ 4: chuyên lăp ráp xe máy.
- Các liên doanh.
+ Công Ty trác nhiệm hữu hạn phát triển đệ nhất tại 53 Quang Trung- Hà Nội.
+ Liên doanh chế biến gỗ tại Đà Nẵng.
+ Cửa hàng: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền- Hà Nội.
* Phó giám đốc II là người chịu trác nhiệm quản lý tình hình sản xuất kinh doanh tại Đà Nẵng, Hải Phòngv...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status