Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam



MỤC LỤC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt nam 4
I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 4
1.Khái niệm về ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 4
2. Đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh thuỷ sản 6
3. Vai trò của ngành xuất khẩu thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 8
3.1. Đối với phát triển kinh tế ngành 8
3.2. Đối với phát triển nền kinh tế quốc dân. 9
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 10
1. Các nhân tố trong nước 10
1.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu thuỷ sản 10
1.2. Môi trường kinh tế và khoa học công nghệ. 15
1.3.Môi trường chính trị và luật pháp 16
1.4. Môi trường địa lý và sơ sở hậu cần nghề cá 17
2. Các nhân tố từ môi trường quốc tế 18
2.1. Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của thị trường thế giới 18
2.2.Môi trường văn hoá xã hội của các nước nhập khẩu thuỷ sản. 19
III. Thị trường thuỷ sản thế giới và các vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản. 19
1.Đặc điểm ngành thuỷ sản thế giới 19
2. Tình hình buôn bán tiêu thụ thuỷ sản trong thời gian qua 21
3. Những vấn đề có liên quan đến Việt Nam 26
Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua 28
I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam 28
1. Tiềm năng thuỷ sản. 18
2. Sơ lược về tình hình sản xuất thuỷ sản thời gian qua. 31
2.1. Tình hình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua 31
2.2 Ngành công nghiệp chế biến. 36
II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 38
1.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 38
2.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 41
3. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam. 49
4. Giá cả xuất khẩu .54
III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian
qua 56
1. Những kết quả đạt được từ hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 56
1.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu: 56
1.2. Giá cả và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. 57
1.3. Những ảnh hưởng tích cực tới đời sống nông ngư dân .59
2. Những mặt còn tồn tại trong xuất khẩu thuỷ sản 60
2.1.Mức độ chiếm lĩnh thị trường nước ngoài còn rất hạn chế. 60
2.2.Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chưa hợp lý. 61
2.3.Chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn thấp. 61
2.4. Cung cấp nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo số lượng và chất lượng. 61
2.5. Giá cả sản phẩm xuất khẩu thấp hơn so với các nước khác. 62
2.6. Nguy cơ từ việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản 63
3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 63
3.1. Thiếu sự điều hành quản lý giữa các khâu sản xuất – chế biến – xuất khẩu. 63
2.2. Trình độ công nghệ hiện tại còn thấp . 64
3.3.Thiếu sự hỗ trợ về tài chính từ phía Nhà nước. 65
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 66
I. Mục tiêu và định hướng phát triển thuỷ sản 66
1. Những căn cứ xác định mục tiêu. 66
1.1. Những quan điểm cơ bản để phát triển xuất khẩu thuỷ sản. 66
1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 67
1.3 Xu hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản thế giới. 71
2. Mục tiêu phát triển XK thuỷ sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 72
2.1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 72
2.2. Định hướng đến năm 2020 75
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam trong thời gian tới 76
1.Giải pháp thị trường: 76
2. Cải tiến chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 77
3. Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến thuỷ sản xuất khẩu 81
4. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản 83
5. Đẩy mạnh quản lý thương mại nguyên liệu thuỷ sản. 86
6. Giải pháp về khoa học công nghệ 86
7. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản. 88
8. Một số giải pháp tín dụng khuyến khích xuất khẩu thủy sản 89
9. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý ngành 91
KẾT LUẬN 93
Tài liệu tham khảo 95
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng cả năm.
Do việc khai thác mực trong năm không có hiệu quả nên xuất khẩu mặt hàng này không đáng kể.
Quan hệ liên hoàn trong các lĩnh vực từ sản xuất nguyên liệu chưa thành một thể vững chắc cả về số lượng và chất lượng.
Sau hai năm liên tiếp 2003 và 2004 không hoàn thành được kế hoạch đề ra, sang năm 2005 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã hoàn thành vượt mức. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2738,72 triệu USD, tăng 14,08% so với năm 2004 (về giá trị) và 19,7 % (về sản lượng). Đó là do các nguyên nhân:
Sự tăng đột biến của nhóm các mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Công tác xúc tiến thương mại được nâng lên rõ rệt. Các doanh nghiệp đã nỗ lực và chủ động nâng cao hoạt động phát triển thị trường, với trình độ và năng lực dần đi theo hướng chuyên môn hoá. Bộ Thuỷ sản đã cùng VASEP (Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) đã phối hợp với các Sứ quán, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.
Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp tìm cách bán hàng phù hợp trước quy định bắt buộc ký quỹ liên tục của hải quan Mỹ.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đã được chú trọng hơn nên đã nâng cao khả năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã đạt 1,409 tỷ USD, bằng 50,32% kế hoạch năm, tăng 29,03% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của 6 tháng này đã xấp xỉ bằng tổng giá trị thực hiện của cả năm 2000, năm đánh dấu bước tăng trưởng đột biến về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Thậm chí những dự báo lạc quan cho rằng xuất khẩu toàn ngành sẽ vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD chứ không phải chỉ 2,8 tỷ USD như kế hoạch của năm.
2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Theo thống kê của FAO, năm 2002, với 2,03 tỷ USD xuất khẩu thuỷ sản, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới. Đến năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản đạt 2738,72 triệu USD, Việt Nam được xếp trong danh sách 10 nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu không ngừng đước mở rộng, hiện nay hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở trên 105 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn và khó tính như EU và Mỹ. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn tập trung vào một số thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc. Hiện các doanh nghiệp đang có xu hướng mở thêm các thị trường mới để tránh tình trạng bị lệ thuộc vào một số thị trường, giảm bớt khó khăn khi có những biến động tại các thị trường này.
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường trên thế giới giai đoạn 1997-2005. Đơn vị tính: triệu USD.
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
KNXKTS
761,45
817,99
938,87
1478,61
1777,48
2022,82
2199,57
2400,78
2738,72
Nhật Bản
382,77
357,53
383,07
469,47
465,90
537,46
582,84
772,20
785,87
Mỹ
39,24
80,15
130,03
301,30
489,03
654,98
777,65
602,97
617,17
EU
75,17
93,39
89,98
71,78
90,74
73,72
116,74
231,53
380,90
Châu á (trừ Nhật Bản)
236,50
234,82
272,99
412,40
475,50
497,80
290,93
413,86
378,04
Thị trường khác
27,77
52,1
62,80
233,66
256,31
258,86
431,41
380,22
576,74
Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thuỷ sản_Số liệu thống kê thuỷ sản các năm 1997-2005
Bảng 12: Cơ cấu thị trường thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997-2005. Đơn vị tính: %
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Cả nước
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Nhật Bản
50,26
43,7
40,8
31,7
26,2
26,5
26,5
32,1
28,7
Mỹ
5,2
9,8
13,8
20,3
27,5
32,7
35,3
25,1
22,5
EU
9,8
11,4
9,6
4,8
5,1
3,6
5,3
9,6
13,9
Châu á (trừ Nhật Bản)
31,0
28,7
29,1
27,9
26,7
24,6
13,2
17,2
13,8
Các thị trường khác
3,7
6,4
6,7
15,3
14,5
12,6
19,7
16
21,1
Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thuỷ sản_Số liệu thống kê thuỷ sản các năm 1997-2005
Thị trường Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản từng là thị trường truyền thống quan trọng nhất của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Thay cho vị trí nhập khẩu độc tôn của thuỷ sản Việt Nam vào những năm 80 và đầu những năm 90, đến nay kim ngạch xuất khẩu vào Nhật chỉ còn khoảng dưới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Từ năm 1997, do những ảnh hưởng của biến động kinh tế khu vực, sự mất giá của đồng Yên và việc chính phủ Nhật tăng thuế hàng bán đã khiến hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam xuất vào Nhật giảm mạnh cả về khối lượng và giá. Năm 1997, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật chiếm 50,26%, rồi liên tục giảm xuống qua các năm, đến năm 2003 còn 26,5%, năm 2004 tỷ lệ này có tăng lên nhưng không nhiều (31,2%) nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống còn 28,7%. Mặc dù từ năm 2001 đến nay, thị trường Mỹ luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, nhưng về lâu dài, Nhật Bản vẫn là thị trường chiến lược và là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam và bất cứ biến động nào của thị trường này cũng gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thuỷ sản nước ta.
Trong những năm gần đây, mặc dù kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, đồng Yên liên tục mất giá, nhưng quan hệ thương mại Việt-Nhật vẫn có những bước phát triển khá tốt, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng của Việt Nam sang Nhật vẫn liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 1997, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 382,77 triệu USD, năm 2001 đã tăng lên 465,9 triệu USD, năm 2003 đạt 582,8 triệu USD, năm 2005 là 785,87 triệu USD và xu hướng sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006 là 1.409 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật là 345,5 triệu USD, chiếm 24,83%.
Thị trường Mỹ
Mỹ đang là một thị trường nhiều triển vọng mà Việt Nam mới bắt đầu khai
thác và hoàn toàn có thể làm đối trọng với thị trường Nhật. Từ năm 2001 đến nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản chiếm vị trí số 1 đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và sẽ là thị trường có rất nhiều triển vọng vì sức mua rất lớn, giá cả tương đối ổn định và đều có xu hướng tăng. Mức tiêu thụ thuỷ sản của người Mỹ ngày càng tăng mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính của gia đình. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản Mỹ, người Mỹ hiện sử dụng khoảng 80% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, trong đó có hơn một nửa có nguồn gốc nhập khẩu. Tại Mỹ có khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vì thế, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ liên tục tăng qua các năm: 6 triệu USD vào năm 1994 lên 489,03 triệu USD năm 2001, năm 2003 đạt 777,65 triệu USD và 617,17 triệu USD năm 2005. Mỹ đã trở thành thị trường chiếm vị trí quan trọng hàng đầu về thị phần của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, từ 5,2% năm 1997 lên 27,6% năm 2...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status