Một số chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt nam - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt nam



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Thương mại quốc tế và chính sách thúc đẩy xuất khẩu 3
I/ Thương mại quốc tế và vai trò của nó đối với sự phát triển của mỗi quốc gia 3
1. Các lý luận chung về thương mại quốc tế 3
2. Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia 7
II/ Vị trí vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia 8
1. Vị trí của xuất khẩu hàng hoá 8
2. Vai trò của xuất khẩu 13
III/ Chính sách thúc đẩy xuất khẩu 13
1. Vì sao phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu 13
2. Mục tiêu của chính sách thúc đẩy xuất khẩu 18
3. Kinh nghiệm của các nước khi áp dụng một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu 19
Chương II: Một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tác động của nó tới hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam 23
I/ Chính sách khuyến khích đầu tư 23
1. Nội dung của chính sách khuyến khích đầu tư 23
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến hoạt động xuất khẩu 25
II/ Chính sách tài chính tín dụng 34
III/ Chính sách tự do hoá thương mại 36
1. Cải cách thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu 36
2. Hạn ngạch xuất nhập khẩu 38
3. Chính sách thuế 39
IV/ Chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 40
1. Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 40
2. Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 43
V/ Chính sách lựa chọn thị trường xuất khẩu 51
1. Một số thị trường chủ yếu của Việt Nam 52
2. Tác động của chính sách thị trường đối với hoạt động xuất khẩu 56
VI/ Tham gia các tổ chức kinh tế thế giới 62
VII/ Đào tạo nhân lực 63
Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam 64
I/ Kế hoạch xuất khẩu của Việt Nam trong tươnglai 64
1. Kế hoạch xuất khẩu năm 2002 64
2. Kế hoạch dài hạn 65
II/ Một số biện pháp và kiến nghị nhằm đổi mới chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam 69
1. Các biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư 69
2. Các biện pháp về tài chính tín dụng 73
3. Biện pháp đa dạng hoá chủ thể kinh doanh 78
4. Các vấn đề chất lượng thị trường và xúc tiến thương mại 79
5. Cải cách thủ tục hành chính 82
Kết luận 85
Tài liệu tham khảo 86
Phụ lục 87
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ơng mại là được quyền kinh doanh xuất nhập tất cả các mặt hàng trừ những mặt hàng mà nhà nước cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện. Cách ghi này sẽ giải toả được nhiều vướng mắc ở cửa khẩu trong khi vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước về phạm vi kinh doanh thương mại.
Song song với việc thay đổi cách ghi ngành hàng trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Việt nam đề nghị Chính phủ cho phép Bộ thương mại được mở rộng thêm phạm vi được phép kinh doanh xuất khẩu cho khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được quyền mua để xuất khẩu hay nhận uỷ thác xuất khẩu tất cả các mặt hàng trừ gạo, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có quota, cà phê nhân và khoáng sản (những mặt hàng này vẫn chỉ được phép xuất khẩu theo giấy phép đầu tư).
2. Hạn ngạch xuất khẩu
Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày nay, Chính phủ các nước ít sử dụng công cụ hạn ngạch. Tuy nhiên ở Việt nam vẫn có một số mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu hay cần có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, hàng năm Chính phủ duyệt các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. Bộ thương mại có trách nhiệm công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch và phân bổ cho cá Bộ, Tỉnh, thành phố theo sự chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ.
Trước đây, số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch lên tới 16-17 mặt hàng nhưng từ năm 1999 trở lại đây chỉ còn lại hai mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch đó là gạo và hàng dệt may( vào EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy..)
- Đối với hàng dệt may chính phủ quản lý bằng hạn ngạch vì đây là mặt hàng xuất khẩu theo hiệp định ký kết với EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy.. Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công nghiệp thực hiện phân bổ kim ngạch cho các doanh nghiệp và dành 20% hạn ngạch để đấu thầu đối với các doanh nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối với mặt hàng gạo
+ Năm 2000 chỉ tiêu xuất khẩu gạo là 2,5 triệu tấn, được giao làm 2 đợt. Từ đầu năm đến tháng 9/2000 khoảng 2 triệu tấn. Số còn lại tuỳ tình hình mùa vụ Bộ Thương mại bàn với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phân bổ tiếp.
+ Năm 2001 hạn ngạch xuất khẩu là 4 triệu được giao như sau:
Các địa phương 2,8 triệu tấn (bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố ). Các công ty của trung ương 1,2 triệu tấn ( kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
+ Năm 2002 hạn ngạch xuất khẩu gạo ở mức 3,9 triệu tấn và phân bổ như sau:
Các tỉnh phía nam 2,7 triệu tấn ( bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo là thành viên thực thuộc Tổng công ty lương thực trung ương, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Các công ty Trung ương 1,0 triệu tấn
Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến gạo xuất khẩu 50000 tấn.
Các doanh nghiệp ngoài đầu mối xuất khẩu gạo tìm kiếm được khách hàng, thị trường mới 50000 tấn
Các tỉnh phía bắc: 100000 tấn
Rõ ràng, trong những năm gần đây, chính sách quản lý xuất khẩu của nước ta có xu hướng: Giảm tối đa các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch; từng bước đơn giản hoá chế độ quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch.
3. Chính sách thuế
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt nam quy định:
- Hàng hoá xuất nhập khẩu chịu thuế
- Hàng hoá xuất nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế sau khi đã
làm đầy đủ thủ tục hải quan
- Hàng được xét miễn thuế
- Căn cứ tính thuế
Theo luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt nam những mặt hàng được miễn giảm hoàn lại thuế là:
+ Hàng xuất khẩu được miễn thuế
+ Hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài của Chính phủ
+ Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu theo các hợp đồng gia công cho nước ngoài.
+ Hàng xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh.
+ Hàng được xét hoàn thuế.
+ Hàng đã được kê khai và nộp thuế nhưng thực tế không xuất khẩu hay xuất khẩu với số lượng ít hơn.
+ Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
+ Hàng tạm nhập, tái xuất, tái nhập
Để khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu hơn nữa, tháng 2/2001 Chính phủ đã ra quyết định về việc đổi thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như sau:
+ Hoàn thuế doanh thu cho doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và bán thành phẩm bán cho đơn vị khác để sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Không thu thuế lợi tức bổ sung đối với các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu 50% sản phẩm sản xuất ra hay có doanh thu từ xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu.
+ áp dụng thuế xuất nhập khẩu trong khung thuế suất đối với một số mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu như gạo, thuỷ sản, cao su, than đá..
+ Cho phép kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đến 1 năm đối với vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Với những cố gắng trong việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Chính phủ Việt nam, các doanh nghiệp đã có một hành lang pháp lý rộng rãi hơn để thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.
iv. chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Từ năm 1993 đến nay có thể xem văn kiện Đại hội Đảng VII năm 1994 là một bước quan trọng trong việc đổi mới chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Trong đó sự đổi mới quan trọng nhất là việc chuyển từ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang chính sách chú trọng tới 3 chương trình kinh tế ưu tiên “Chương trình sản xuất lương thực và thực phẩm, chương trình phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình phát triển hàng xuất khẩu ..” Trong chính sách đổi mới này nổi bật nhất là sự điều chỉnh trong cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. Có thể nói đây là một bước chuyển biến quan trọng từ trước tới nay và góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian gần đây.
Muốn tham gia thương mại quốc tế một cách có hiệu quả với các tổ chức, các khối kinh tế - là những liên minh đã thiết lập chính sách bảo hộ và thuế quan ưu đãi, Việt nam cần sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng phải đảm bảo các yếu tố như chất lượng cao, giá thành hạ, có khả năng đáp ứng nhu cầu với khối lượng lớn. Vì vậy ta phải xây dựng một chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt lựa chọn những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
1. Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Chính sách mặt hàng xuất khẩu của Việt nam được thể hiện ở 3 mặt sau:
Một là, chuyển hoàn toàn, chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hàng chế biến sâu, giảm tới mức tối đa xuất khẩu hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp các mặt hàng sơ chế. Bởi vì, tài nguyên thiên nhiên của ta đang cạn kiệt dần và nhóm hàng chủ lực hiện nay như gạo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status