Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua



Mục lục
 
Mở đầu 1
Phần I : Thị trường và vai trò của nó đối với hoạt động
kinh doanh của doanh ngiệp 5
I/Khái niệm thị trường 5
1/ Khái niệm thị trường 5
2/ cơ sở hình thành thị trường 6
3/ Mô tả thị trường 7
II/ Vai trò của thị trường đối với hoạt động của các doanh nhiệp 9
Phần II : Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua 11
I/ Tổng quan về tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
của Việt nam thời gian qua 11
1/Tình hình xuất khẩu Việt nam thời gian qua 11
2/ Thị trường xuất khẩu của Việt nam thời gian qua 22
II/ Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua 25
1/ Đặc điểm mặt hàng thuỷ sản và lợi thế của Việt Nam
về mặt hàng thuỷ sản 25
2/ Thực trạng thị trường thuỷ sản Việt nam 28
3/ Đánh giá thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua 34
Phần III Một số biện Pháp phát triển thị trường xuất khẩu
thuỷ sản 38
I/ Quan điểm phát triển thuỷ sản 38
II/ Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản 39
III/ Một số biện Pháp phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản 44
Kết Luận 45
Danh mục tài liệu tham khảo 46
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

01 các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là cà phê ( tăng 50%), thuỷ sản (tăng 30%), cao su (tăng 20%), rau quả( tăng 15%) ... những tháng đầu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tháng sau luôn cao hơn tháng trước và tháng 7 là đỉnh điểm của 9 tháng đầu năm; tháng 8 giảm so với tháng 7 và ước tháng 9 giảm so với tháng 8. Đều đó thể hiện qua bảng số liệu thông kê sau :
Bảng 3 : So sánh tình hình xuất khẩu cùng thời kỳ giữa
năm 2000 với năm 2001
Thực hiện 6 tháng năm2001
6 tháng năm 2001 so với cùng kỳ năm 2000(%)
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Khu vực kinh tế trong nước
4133
116,8
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
3452
112,5
Mặt hàng chủ yếu
Dầu thô
8694
1771
123,2
119,0
Dệt, may
931
112,7
Giày dép
747
96,3
Thuỷ sản
826
146,7
điện tử, máy tính
307
79,5
Cà phê
547
254
151,1
84,8
Gạo
2180
341
134,5
106,3
Thủ công mỹ nghệ
118
86,8
Hạt tiêu
43,7
71
140,2
55,8
Cao su
118
67,5
108,3
100,7
Hạt điều
15,7
60
116,5
86,0
Than đá
2014
49
134,3
109,6
Rau quả
167
216,9
Chè
14,8
16,6
74,0
67,7
Lạc
19,5
10
68,7
65,1
Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê
- So sánh kết quả xuất khẩu các tháng đầu năm 2001 với các tháng cùng kỳ năm 2000 cho thấy xu hướng biến động tốc độ tăng trưởng tương đối giống nhau, cụ thể là tháng 7 đều có kim ngạch cao nhất, tháng 4 cùng tăng trưởng chậm so với tháng 3, từ tháng 8 bắt đầu giảm tăng trưởng và đến tháng 9 cùng là mức thấp nhất kể từ tháng 6.
Bình quân xuất khẩu 9 tháng xuất khẩu hàng hoá đạt 1.295 triệu USD/tháng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay (bình quân 9 tháng đầu năm 2000 đạt 1.151 triệu USD/tháng và năm 1999 đạt 910 triệu USD/tháng).
Với mục tiêu kế hoạch xuất khẩu 13%, để hoàn thành kế hoạch 2001 thì quí IV phải phấn đấu xuất khẩu 4.694 triệu USD, tức là bình quân mỗi tháng phải đạt 1.565 triệu USD, tăng 270 triệu USD so với bình quân 9 tháng đầu năm và tăng 264 triệu USD so với cùng kỳ năm 2000, đây là mức rất cao với tình hình xuất khẩu hiện nay (giá tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực liên tục giảm hay đứng ở mức thấp, thị trường thế giới biến động không lợi với xuất khẩu của ta, nhất là sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ), đòi hỏi các nhà kinh doanh và các cơ quan quản lý phải phấn đấu quyết liệt mới có thể hoàn thành được.
Ngược lại với quy luật hàng năm, 9 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) luôn thấp hơn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, cụ thể là bình quân mỗi tháng năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,8% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1%, trong khi đó 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1,4 %.
Tăng trưởng xuất khẩu của thị trường chủ yếu.
So với cùng kỳ năm 2000, xuất khẩu sang một số thị trường tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung (10,5%) là: Ailen, áo, Ba Lan, Bỉ, các Tiểu Vương quốc ả Rập Thống nhất, Hàn Quốc, Mexicô, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ucraina và một số thị trường kém hơn cùng kỳ năm 2000 là: Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, úc, Phần Lan, Philippin, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ.
Tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ yếu
- Nhóm nông lâm, thuỷ sản: 9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2000 (9 tháng đầu năm 2000 tăng 7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 30,6%, làm tăng kim ngạch khoảng 774 triệu USD và do giá giảm 15,3%, làm giảm kim ngạch khoảng 506 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 30,6%).
Mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng nhanh là: hạt tiêu (51,4%), cà phê (40,4%), gạo (16,5%), hạt điều nhân (21,5%).
Mặt hàng có giá xuất khẩu giảm mạnh là: cà phê, hạt tiêu, hạt điều nhân, gạo, chè.
- Nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản: 9 tháng đầu năm tăng 6,6% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 81%), do khối lượng xuất khẩu tăng 17,8%, làm tăng kim ngạch khoảng 455 triệu USD và do giá giảm 9,4%, làm giảm kim ngạch khoảng 286 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 17,8%). Nhóm này có dầu thô tăng khối lượng xuất 17,1% và giá xuất khẩu giảm 9,5%; than đá tăng khối lượng xuất 40,3% và giá xuất khẩu giảm 7,6%.
- Nhóm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 9 tháng đầu năm tăng 0,7% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 15,7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 7,7%, làm tăng kim ngạch khoảng 252 triệu USD và do giá giảm 7%, làm giảm kim ngạch khoảng 230 triệu USD (nếu giá không giảm thì nhóm này tăng trưởng 7,7%). Nhóm này có hàng linh kiện điện tử giảm 18,8%, hàng dệt may giảm 8,7%, các mặt hàng khác có tăng trưởng nhưng không nhiều.
Tóm lại, xuất khẩu 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2000 tăng 18% về khối lượng, làm tăng kim ngạch khoảng 1.897 triệu USD và giá giảm 6,4% làm giảm kim ngạch khoảng 793 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2001 tăng 18%).
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng xuất khẩu
Nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tình hình biến động số lượng thị trường xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2000 (theo thống kê Hải quan) của nông sản chủ lực như sau:
Bảng 4 : Tình hình biến động thị trường xuất khẩu
TT
Mặt hàng
Số lượng thị trường xuất khẩu
Tăng (+), giảm (-)
Năm 2000
8 tháng 2001
1
Thuỷ sản
31
39
+8
2
Gạo
25
37
+12
3
Cà phê
31
41
+10
4
Rau quả
28
40
+12
5
Cao su
24
33
+9
6
Hạt tiêu
33
41
+8
7
Hạt điều nhân
13
25
+12
8
Chè
22
28
+6
9
Lạc nhân
12
20
+8
Nguồn : Bộ Thương Mại
- 9 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm 2000, nhiều thị trường tăng trưởng nhanh về tốc độ và tỷ trọng; nhiều mặt hàng chủ lực tăng khối lượng xuất khẩu (như đã nêu trên); về nhóm hàng khác có nhiều ý kiến đánh giá tăng cả giá và khối lượng xuất khẩu (giá tăng khoảng 9%, khối lượng tăng khoảng 19%).
- Từ tháng 7 đến nay, tỷ giá VNĐ/USD tăng so với các tháng trước, có lợi cho xuất khẩu. Sau ngày 11/9 đến nay, USD mất giá khoảng 0,25% đã làm các doanh nghiệp thiệt hại không nhỏ.
- Chính phủ và các Bộ/ngành có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như: tăng cường tổ chức các Đoàn đi nước ngoài đàm phán mở rộng thị trường; tổ chức các Đoàn đi các nơi trọng điểm, giải quyết các yêu cầu của địa phương; tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, tập hợp phản ảnh các khó khăn để tháo gỡ kịp thời; ban hành nhiều chính sách, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật là:
+ Trao đổi, đàm phán Hiệp định thương mại với Chi lê, Peru, Modava, estoni, Bungari, Pakistan, Nigeria, Ma Rốc, Hoa Kỳ và đang xúc tiến đàm phán Hiệp định thương mại với Bruney, NewZealand, Tanzania, Zimbabuê, Sip.
+ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Nghị quyết 05/2001/NQ, ngày 24/5/2001 về bổ sung giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001; Thông báo số 58/TB-VPCP về việc đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; công bố kết quả thưởng xuất khẩu năm 2000 và triển khai thưởng xuất khẩu năm 2001, tro...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status