Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề lý luận về xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. 3
1.1.Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân: 3
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu: 3
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân: 3
1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu: 6
1.1.4.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu: 7
1.2.Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam: 8
1.2.1. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản. 8
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam: 11
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam: 14
1.3.1. Trong sản xuất: 14
1.3.2. Trong tổ chức xuất khẩu: 14
1.3.3 . Về thị trường: 15
1.3.4.Về chính sách của nhà nước trong việc đẩy nhanh xuất nhập khẩu: 15
1.3.5 . Yêu cầu và cơ hội xuất khẩu trong điều kiện hội nhập: 15
ChươngII: Thực trạng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. 17
2.1. Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ: 17
2.1.1. Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ 17
2.1.2 Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Mỹ 19
2.1.2.1 Khối lượng và giá trị: 19
2.1.2.3 Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ. 22
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 23
2.2.1 Phân tích kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 23
2.2.2. Khó khăn và thách thức từ thị trường Hoa Kỳ 25
2.3 Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. 29
2.3.1 Phương hướng 29
2.3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: 30
KẾT LUẬN 35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

– ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lạo hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003 đã sử dụng 612.778ha nước mặn, lợ và 254.835ha nước ngọt để nuôi thủy sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465ha.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết Việt Nam có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản… Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành thủy sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, ca mú, cá Tráp, trai ngọc,…với các hình thức nuôi lồng bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhit tự túc sang sản xuất hàng hóa lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá Tra, cá Basa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. Nuôi đặc sản được mở rộng, sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh ( hay canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thủy sản làm hạt nhân) chuyển đổi cách nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành thủy sản trong tổng GDP toàn quốc lien tục tăng từ 2,9% ( năm 1995) lên 3,4% ( năm 2000) và đạt 3.93% vào năm 2003.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa.
Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Giá trị xuất khẩu ( triệu USD)
Năm
Toàn quốc
Công nghiệp-xây dựng-dịch vụ
Nông- Lâm- Thủy sản
Tổng số
Riêng thủy sản
1996
7.255,9
4.214,1
3.041,8
670,0
1997
9.185,0
5.952,0
3.233,0
776,5
1998
9.360,3
6.036,0
3.324,3
858,6
1999
11.540,0
8.627,8
2.912,2
976,1
2000
14.308,0
10.186,8
4.121,2
1.478,5
2001
15.100,0
10.090,4
5.009,6
1.816,4
Tốc độ tăng trưởng bình quân
13,0
14,9
9,5
14,6
Nguồn: niên giám thống kê nông- lâm- thủy sản.
b. Xuất khẩu thủy sản góp phần trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Từ đầu năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng thuơng mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thủy sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ , Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003 xuất khẩu thủy snar của Việt Nam vào 4 thị trường chính là Mỹ , Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% gia trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vung lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản phụcvào khu vực và thế giới. Góp phần thúc đẩy quan hệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
c.Xuất khẩu thủy sản phát triển tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Thủy sản không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn là một trong những mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn. Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép, cứu nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước, được thể hiện:
Số lao động của ngành thủy sản tăng lien tục từ 3,12 triệu người ( năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 kể cả lao động thời vụ, như vậy mỗi năm tăng them hơn 100.000 người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước ( 2%/ năm).
Xuất khẩu với sản lượng tăng đòi hỏi sản xuất trong nước phát triển. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sựu nghiệp xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm…chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi, riêng trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỷ lệ đến 90%.
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:
1.3.1. Trong sản xuất:
Khâu sản xuất là khâu vô cùng quan trọng quyết định về mặt chất và lượng của thủy sản xuất khẩu.
Trước hết là ảnh hưởng của điều kiện khách quan đến thủy sản Việt Nam. Nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi rất thất thường, nhiều thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên nhất là đối với các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôi trồng thủy sản của nước ta.
Thứ hai đó là các yếu tố chủ quan bao gồm:
+ Hệ thống sau thu hoạch ở Việt Nam chưa được tổ chức một cách hợp lý, đồng bộ, còn mang nặng tính truyền thống giản đơn. Chủ yếu là thu hoạch nhỏ lẻ, không tập trung vào một đầu mối nhất định.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất lạc hậu, thô sơ, mang tính thủ công.
1.3.2. Trong tổ chức xuất khẩu:
_ Hệ thống lưu thông: cần được sắp xếp, bố trí hợp lý, quy tụ các đầu mối xuất khẩu, thực hiện tự do hóa lưu thông phân phối.
_ Hiện tượng xuất khẩu sang các nước khác đã gây ảnh hưởng xấu rất khó kiểm soát và ngày càng có xu hướng gia tăng, làm tổn hại đến kinh tế đất nước.
_ Kiểm tra chất lượng thủy sản trước khi xuất khẩu là vấn đề cấp thiết hiện nay.
1.3.3 . Về thị trường:
_ Thị trường trong nước cần tránh tình trạng tranh mua tranh bán, cần qui nguồn hàng về một mối; đảm bảo nguồn hàng ổn định giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu chớp được những cơ hội thị trường đảm bảo hiệu quả xuất khẩu.
_ Thị trường nước ngoài: do thiếu hiểu biết thông tin về thị trường thế giới, không cập nhật kịp thời và chính xác đã gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nước ta, chưa đáp ứng được nhanh và chưa ứng xử kịp thời với diễn biến thị trường.
1.3.4.Về chính sách của nhà nước trong việc đẩy nhanh xuất nhập khẩu:
Đảng và Nhà Nước đã xác định đây là một trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ đó cần có các chính sách phu hợp như chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản hợp lý, chính sách bảo hộ sản xuất, các chính sách về đầu tư khoa học, chính sách về giá cả, trợ giá… Các ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status