Thiết kế bộ biến đổi điện tử công suất ứng dụng cho truyền động di chuyển của xe vận chuyển tự hành - pdf 15

Download miễn phí Đồ án


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 14
Chương I. TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG CHUYỂN TỰ HÀNH 16
1.1. Giới thiệu chung 16
1.1.1. Xe nâng tự hành bằng tay 16
1.1.2. Xe nâng truyền động bằng động cơ diezel 18
1.1.3. Xe nâng tự hành bằng điện 19
1.2. Cấu tạo chung – đặc điểm đặc trưng cho chế độ làm việc và yêu cầu cơ bản của xe nâng tự hành 23
1.2.1. Cấu tạo chung 23
1.2.2. Đặc diểm đặc trưng cho chế độ làm việc của xe nâng tự hành 24
1.2.3. Những yêu cầu cơ bản của hệ truyền động cho xe nâng 25
1.3. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp 26
1.3.1. Phương trình đặc tính cơ 26
1.3.2. Đường đặc tính cơ 27
1.3.3. Ảnh hưởng của các thông số điện đối với đặc tính cơ 28
1.4. Tính chọn công suất động cơ truyền động cho xe nâng tự hành 29
Chương II. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG VÀ BỘ BIẾN
ĐỔI ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT CHO XE NÂNG CHUYỂN TỰ HÀNH 30
2.1. Hệ truyền động di chuyển xe nâng điều khiển bằng điện trở 31
2.1.1. Sơ đồ nguyên lý 31
2.1.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điện khống chế hệ truyền động di chuyển xe nâng điều khiển bằng điện trở 31
2.1.3. Mô hình toán học mô tả động học của hệ truyền động di chuyển xe nâng kiểu cũ 33
2.1.3.1. Mô tả toán học của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp 33
2.1.3.2. Phương trình toán học mô tả bộ điện trở khởi động 33
2.1.4. Các đặc tính của hệ thống 35
2.2. Bộ băm xung một chiều 36
2.2.1. Nguyên lý chung của băm xung một chiều 37
2.2.2. Bộ băm xung một chiều không đảo chiều 38
2.2.2.1. Bộ băm xung một chiều nối tiếp 38
2.2.2.2. Băm xung một chiều song song 40
2.2.2.3. Băm xung một chiều kiểu nối tiếp - song song 42
2.2.3. Bộ băm xung điện áp một chiều có đảo chiều 43
2.2.3.1. Băm xung một chiều đảo chiều dùng phương pháp điều
khiển riêng 44
2.2.3.2. Băm xung một chiều đảo chiều dùng phương pháp điều khiển
đối xứng 45
2.2.3.3. BXMC đảo chiều dùng phương pháp điều khiển không
đối xứng 47
2.3. Lựa chọn phương án truyền động 50
Chương III. THIẾT KẾ MẠCH LỰC 50
Chương IV. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN 52
4.1. Nguyên lý điều khiển 52
4.2. Sơ đồ cấu trúc mạch điều khiển 53
4.3. Chọn các khâu trong mạch điều khiển 54
4.3.1. Phát xung chủ đạo và tạo điện áp răng cưa 54
4.3.2. Khâu so sánh 57
4.3.3. Khâu khuếch đại xung 58
Chương V. XÉT ĐẶC TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HỆ TRUYỀN ĐỘNG 61
5.1. Tính ổn định của hệ thống 61
5.1.1. Khảo sát chất lượng tĩnh của hệ hở 62
5.1.2. Khảo sát chất lượng tĩnh của hệ kín 63
5.1.3. Kiểm tra chất lượng tĩnh 66
5.2. Hiệu chỉnh hệ thống 66
5.2.1. Kiểm tra chất lượng động của hệ thống 67
5.2.2.Tổng hợp mạch vòng dòng điện và tốc độ 68
5.2.3. Thiết kế bộ điều chỉnh dòng điện và tốc độ quay cho hệ thống 69
5.2.3.1. Xác định hàm truyền của bộ điều chỉnh dòng điện 70
5.2.3.2. Xác định hàm truyền của bộ điều chỉnh tốc độ quay 71
5.3. Mô phỏng đặc tính của hệ thống 73
KẾT LUẬN 78
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các phân xưởng hay các công trường xây dựng…Hệ thống nâng – vận chuyển đóng vai trò hết sức quan trọng. Với nhiều hình thức và phương tiện đa dạng từ thô sơ đến hiện đại như thang máy, cầu trục, xe cẩu, xe con, băng chuyền, băng tải… đã nâng cao năng suất vận chuyển và giảm thiểu sức lao động cho con người. Xe nâng chuyển tự hành đã xuất hiện từ lâu và hiện nay nó là một trong những phương tiện vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi và hiệu quả. Xe có thể nâng nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau với yêu cầu chất lượng nâng chuyển khá cao. Đây là loại phương tiện rất linh hoạt, di chuyển nâng tải không theo một lộ trình nhất định mà do con người điều khiển, vì thế xe nâng tự hành có thể di chuyển đến những nơi mà các phương tiện vận tải khác không thể đến được. Với những ưu việt đó nên xe nâng tự hành liên tục được các nhà sản xuất trong nước và trên thế giới không ngừng cải tiến và nâng cấp từ đặc tính kỹ thuật đến mẫu mã. Tuy nhiên khi thiết kế loại phương tiện này người ta đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như sử dụng năng lượng gì, tiêu hao về năng lượng thế nào và ảnh hưởng của nó tới môi trường sống của con người. Có nhiều loại xe nâng nhưng loại xe nâng điện được đánh giá là có triển vọng tốt trong tương lai vì nó được sử dụng nguồn năng lượng sạch và môi trường hoạt động của nó khá đa dạng. Tuy vậy nó gặp phải vấn đề là sử dụng nguồn điện từ ắc quy, có công suất nhỏ, phải nạp điện thường xuyên, trong khi đó các hệ thống truyền động điện cho loại xe này hiện nay còn sử dụng các bộ biến trở để khởi động và điều chỉnh tốc độ xe, làm tổn thất năng lượng điện rất lớn.
Việc hạn chế tối đa tổn thất năng lượng, nâng cao đặc tính kỹ thuật của hệ thống, đáp ứng được yêu cầu công nghệ hiện nay là vấn đề đang được quan tâm. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, em được giao đồ án tốt ngiệp với nhiệm vụ “Thiết kế bộ biến đổi điện tử công suất ứng dụng cho truyền động di chuyển của xe nâng chuyển tự hành ”.
Nội dung đồ án được chia làm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về xe nâng chuyển tự hành.
Chương 2: Lựa chọn phương án truyền động và bộ biến đổi điện tử công suất cho xe nâng chuyển tự hành.
Chương 3: Thiết kế mạch lực.
Chương 4: Thiết kế mạch điều khiển.
Chương 5: Xét đặc tính ổn định của hệ truyền động.
Với sự cố gắng của bản thân cùng sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo - Thạc sỹ Trần Duy Trinh đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Mặc dù đã hết sức cố gắng để cuốn đồ án được hoàn chỉnh, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status