Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020 - pdf 15

Download miễn phí Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020



Phát huy thế mạnh về tài nguyên biển, ven biển và vị trí điạ lý thuận lợi
để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọng của công nghiệp
trong cơ cấu kinh tế, đồng thời làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả và
bền vững nền kinh tế của Vùng Biển. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo
hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế biển, công nghiệp cơ
bản, then chốt kết hợp với phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để toàn
dụng lao động trong Vùng. Đến năm 2020 cơ bản Vùng Biển Sóc Trăng có một
nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại.
Nâng cấp cải tạo, nâng cao năng lực và



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p ứng yêu cầu phát
triển du lịch của vùng. Xây dựng chương trình toàn diện và các kế hoạch cụ thể
về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng
đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức lịch sử văn hóa, phong
cách thái độ giao tiếp…, chú trọng đội ngũ đào tạo hướng dẫn viên du lịch để
đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch Vùng Biển Sóc Trăng trong
thời gian tới.
2.3. Lâm nghiệp biển: Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, bảo đảm yêu
cầu phòng hộ ven biển kết hợp với phát triển du lịch sinh thái biển và cân
bằng sinh thái biển
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng. Kết hợp giữa bảo vệ, khôi phục và
phát triển vốn rừng với khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và phát triển du
lịch sinh thái rừng ven biển. Khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn tại các khu vực
phòng hộ xung yếu ven biển. Huy động các nguồn vốn đầu tư để bảo vệ và phát
triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ven biển. Tổ chức xắp xếp lại dân cư trong các
khu vực đất rừng để ổn định đời sống dân cư ven biển và bảo vệ tốt vốn rừng.
Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho dân để các hộ yên tâm đầu
tư sản xuất kinh doanh nghề rừng có hiệu quả, tạo các vùng nguyên liệu cho chế
biến lâm sản. Khuyến khích đầu tư kinh doanh rừng sản xuất theo hướng thâm
canh năng suất cao và theo mô hình tổng hợp, gắn trồng rừng, bảo vệ rừng và
kinh doanh du lịch. Khuyến khích nhân dân trồng cây phân tán dọc theo các
kênh mương thủy lợi, các lộ giao thông và trong các đô thị, các khu dân cư... để
cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời nâng cao độ che phủ của rừng.
Dự kiến từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăng diện tích rừng trong Vùng
Biển, từ 5,7 nghìn ha năm 2008 lên khoảng 13,3 nghìn ha năm 2020. Giữ ổn
định rừng sản xuất, rừng đặc dụng, tăng nhanh diện tích rừng phòng hộ, trong đó
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm hơn 83,0% diện tích rừng, đảm bảo chức
năng phòng hộ trong vùng. Đưa độ che phủ rừng đến năm 2010 lên 20,0% và
đến giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 22-23,0%.
56
2.4. Dịch vụ Vùng Biển: Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ để thúc đẩy
các ngành sản xuất phát triển và phục vụ đời sống nhân dân trong Vùng
Biển, đặc biệt trong khu kinh tế.
Do việc xây dựng cảng nước sâu, hệ thống cảng trung chuyển và hình
thành khu kinh tế tổng hợp, ngành dịch vụ sẽ có bước phát triển nhanh vượt bậc
từ sau năm 2010, trong đó các ngành dịch vụ biển được ưu tiên phát triển với tốc
độ cao, đồng thời các ngành dich vụ có giá trị gia tăng cao như: dịch vụ thương
mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ vận tải, bưu chính
viễn thông, tài chính ngân hàng cũng được phát triển nhanh... Khuyến khích
phát triển các ngành dịch vụ mới, đưa khu vực dịch vụ thực sự trở thành khu vực
kinh tế năng động nhất của vùng, tạo nhiều việc làm và đóng góp lớn cho nền
kinh tế. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ thời kỳ 2011-2015 dự
kiến khoảng 26,0%/năm và thời kỳ 2016-2020 khoảng 35,0%/năm.
- Phát triển đồng bộ hệ thống thương mại trong vùng theo hướng hiện
đại. Hình thành hệ thống các siêu thị, các trung tâm thương mại ở các thị trấn
và các KCN. Củng cố mạng lưới thương mại từ huyện đến các xã để tổ chức
tốt việc lưu thông hàng hóa dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản và cung
ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân. Cải
tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống các chợ, các điểm thương mại ở các thị
trấn, thị tứ và các vùng nông thôn... từng bước hình thành một thị trường thông
suốt, lưu thông hàng hóa thuận tiện trong toàn vùng, tạo điều kiện thúc đẩy sản
xuất phát triển và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Theo quy hoạch
thương mại đến năm 2020, toàn Vùng Biển có 54 chợ, 8 trung tâm thương mại,
siêu thị.
- Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường công tác tiếp thị,
xúc tiến thương mại, thông tin thị trường... Khuyến khích mọi thành phần kinh
tế tham gia sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ nhu cầu Khu
kinh tế. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ bảo hiểm trong
khai thác, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, vận tải… Tập trung khai
thác tốt các nguồn lực tài chính trên địa bàn. Đẩy mạnh việc huy động vốn bằng
nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, khai thác nguồn
vốn từ quỹ đất, quỹ nhà... đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển.
Nâng cao năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức
tín dụng để huy động vốn và mở rộng các hình thức, đối tượng cho vay.
57
- Phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải đường bộ,
đường thủy, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách với chất lượng
ngày càng cao. Hình thành các tuyến vận tải đường bộ đến các trung tâm huyện,
trung tâm cụm xã và các cụm kinh tế ven biển, nâng cao tỷ trọng vận tải hàng hóa
bằng đường thủy nhằm giảm chi phí vận chuyển. Khuyến khích các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải đầu tư trang bị các loại phương tiện vận tải hiện đại nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Phát triển mạnh dịch vụ nghề cá, nhất là đối với nghề cá xa bờ ở 2 cảng
Trần Đề và Đại Ngãi. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng
nghề cá như cung ứng dầu, nước đá, lưới sợi, thực phẩm… và thu mua sản
phẩm, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển khai thác dài ngày. Đẩy mạnh các
dịch vụ về giống, thức ăn, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Từng bước hình thành các dịch vụ mới như dịch vụ tìm kiếm cứu hộ… tạo điều
kiện thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong Vùng.
- Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin rộng
khắp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các loại
dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của Khu kinh tế. Hình thành hệ thống cung cấp thông
tin có tốc độ cao, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo
đảm an ninh quốc phòng và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Tiếp tục phát triển
các dịch vụ bưu chính truyền thông, mở rộng các dịch vụ như tiết kiệm bưu
điện, chuyển tiền, phát chuyển nhanh… đến các trung tâm huyện, trung tâm cụm
xã và các cụm kinh tế ven biển. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ internet, nhất là ở
đô thị trong Khu kinh tế; Phấn đầu đến các năm 2010-2015-2020 lần lượt đạt
mật độ thuê bao internet là 6-7 thuê bao/100 dân, 17-18 thuê bao/100 dân, 33-35
thuê bao/100 dân và tỷ lệ hộ dân sử dung internet là 50%-70%-80,0% dân số.
- Phát triển rộng rãi các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ khoa học công
nghệ, dịch vụ tạo nghề, hướng nghiệp, xúc tiến việc làm, tư vấn kỹ thuật, tư vấn
luật pháp, ngoại ngữ, tin học, dịc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status