Bảo quản và chế biến lạc - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Bảo quản và chế biến lạc



Thu hoạch khi lạc có số củ già đạt 85-90% tổng số củ trên cây. Lạc sau khi nhổ bứt củ hay cắt cách gốc 10cm để cả chùm củ phơi và bứt dần. Sau đó phơi quả dưới nắng đến khi bóc hạt thấy tróc vỏ lụa (độ ẩm dưới 10%) là đủ tiêu chuẩn bảo quản.
Lạc che phủ nilon chín sớm hơn lạc không che phủ nilon 7-10 ngày nên cần theo dõi để thu hoạch đúng thời vụ, tránh để lạc mọc mầm biến màu trong củ.
Đối với lạc giống phải phơi bằng các công cụ nong, nia không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng, tôn dưới nắng to hay phơi củ lạc còn dính với cây trong bóng râm./.
Định mức kinh tế kỹ thuật trồng 1ha lạc
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ấu cây trồng. Lạc là loại lương thực thực phẩm quen thuộc, giàu đạm, chất béo, khoáng chất, vitamin. Để tăng hiệu quả sản xuất, bên cạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao sản lượng, công tác sơ chế, bảo quản sau thu hoạch nhằm duy trì chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng cần được lưu ý và quan tâm đúng mức. Và để bảo quản sau thu hoạch được tốt thì điều quan trọng là phải biết được đặc điểm hình thái và cấu tạo của nó. Lạc, còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Người ta thường gọi là củ đậu phộng. Thực tế, hoa đậu phộng nở rồi cắm xuống đất và phát triển thành quả nên đậu phộng sinh ra quả chứ không phải là những loại củ thường gặp. Lạc là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit. Do lạc có những đặc điểm đặc biệt nên em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề về cây Lạc. II. Nội dung chuyên đề Chương I: Quy định chung trong thâm canh cây lạc 1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng lạc ở Nghệ An. 1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh lạc ở Nghệ An đạt năng suất bình quân 20-25 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc cũ ( sen lai, 75/23, sen Nghệ An), năng suất 30-35 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc mới (L02, L08, L12, L14, LVT). 2. Yêu cầu sinh thái 2.1. Điều kiện đất đai Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5-7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc: - Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang. - Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm. - Tia quả đâm xuống đất dễ dàng. - Dễ thu hoạch 2.2. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-300C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kỳ nảy mầm 25-300C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-300C, thời kỳ ra hoa 24-330C, thời kỳ chín 25-280C. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600-4.8000C thay đổi tuỳ theo giống. 2.3. Ẩm độ, lượng mưa Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm. 2.4. Ánh sáng Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. Chương II: Đặc điểm hình thái, cấu tạo và thời vụ gieo trồng của các giống lạc 1. Đặc điểm hình thái Hạt lạc to đều, có màu đỏ gạch, khối lượng 100 hạt khoảng 50- 56gam. Hạt được bao bọc bởi vỏ quả gồm có vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa và vỏ quả trong. Số lượng hạt trong mỗi quả khoảng 1-4 hạt nhưng trung bình là 2 hạt. Hàm lượng protein khoảng 30-40%, lipit 18-28%, ngoài ra còn có nhiều vitamin, muối khoáng… 2. Đặc điểm cấu tạo của hạt lạc Hạt lạc gồm 2 nửa ghép lại, tách đôi mỗi nửa kể từ ngoài vào trong gồm: - Áo hạt: là 1 lớp vỏ mỏng, màu đỏ gạch bao bọc cơ quan bên trong - Lá mầm: là phần bên trong, là nơi chứa dầu, có trụ trên lá mầm và trụ dười lá mầm - Rễ mầm: là phần nằm giữa 2 nửa của hạt. 3. Một số giống lạc 3.1. Giống sen lai (75/23): Được công nhận giống Quốc gia năm 1990, là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120 - 128 ngày, vụ Thu 105 - 115 ngày. Năng suất trung bình 16 - 24 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 35 tạ/ha. Hạt to đều, khối lượng 100 hạt 53-56 gam, phù hợp cho xuất khẩu. Chống chịu khá trong điều kiện nóng hay úng nhanh cục bộ. Thời kỳ cây con chịu rét khá hơn sen Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt. 3.2.Giống V79: Được công nhận năm 1995. Dạng thân đứng, sinh trưởng khỏe, ra hoa tập trung, chiều cao cây trung bình 47-50cm. Có thời gian sinh trưởng dài hơn các giống địa phương. Vụ Xuân 128-135 ngày. Năng suất trung bình 27,9 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 48-51 gam. Khả năng chịu hạn tương đối. Trong điều kiện thâm canh cao dễ bị lốp đổ. Dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt. Thích hợp trên đất bạc màu, thịt nhẹ, đất bãi không được bồi hàng năm, vùng phụ thuộc nước trời. 3.3. Giống 1660: Được khu vực hoá tháng 1/1995, được công nhận tiến bộ kỹ thuật tháng 1/1998. Cây cao 42-45 cm, thời gian sinh trưởng 127-133 ngày. Năng suất trung bình 16 tạ/ha, cao nhất 20-22 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 50-52 gam. Chịu nóng khá, ít bị sâu xanh gây hại. Thích hợp với đất đồi thấp, chân đất thích hợp đất thịt nhẹ, ít đầu tư. Có thể gieo trồng trong vụ Xuân và vụ Thu. 3.4. Giống L02: Được phép khu vực hoá năm 1998. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 127 ngày, vụ Thu 110 ngày. Cây cao 32 - 40cm, khối lượng 100 hạt 60-65 gam. Năng suất 30,2 - 36,5 tạ/ha. Chống bệnh héo xanh ở mức trung bình, chịu thâm canh. Chống chịu bệnh rỉ sắt, bệnh đốm nâu, đốm đen trung bình khá. 3.5. Giống MD7: Thời gian sinh trưởng 120 ngày trong vụ Xuân, sinh trưởng tốt. Cây cao 49,2 cm. Khối lượng 100 quả 139gam, khối lượng 100 hạt 51 gam, chịu hạn tốt, chịu đất ướt tốt. Năng suất 35 tạ/ha, là giống yêu cầu thâm canh. 3.6. Giống LVT: Được nhập nội từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 1992. Được công nhận tiến bộ kỹ thuật tháng 1/1998. Sinh trưởng khoẻ, phân cành trung bình, bộ lá xanh đậm. Cây cao 56 - 63cm. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 125-133 ngày, vụ Hè thu 110-120 ngày. Năng suất trung bình 19tạ/ha, cao nhất 23-26tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 52-54gam. Thích hợp trên chân đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bãi thấp và đất đồi thấp, tránh đất thịt nặng. 3.7. Giống L14: Là giống nhập nội từ Trung Quốc được Viện KHKTNN Việt Nam bồi dục và chọn lọc từ năm 1996, được đưa vào sản xuất tại Nghệ An từ vụ Hè thu năm 2000. Đặc điểm của giống: Thân đứng, lá xanh đậm trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, chống đổ tốt, kháng bệnh bạc lá cao (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt), kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn). Quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng. Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 115-120 ngày, vụ Thu và vụ Đông 100-105 ngày. Khối lượng 100 quả 150-155 gam, trọng lượng 100 hạt 55-58 gam. Thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 40-45 tạ/ha. 3.8. Giống L12: Là giống được Viện KHKTNN Việt Nam lai tạo chọn ra t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status