Kinh tế hộ nông dân và nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ nông dân - pdf 15

Download miễn phí Tiểu luận Kinh tế hộ nông dân và nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ nông dân



Mục lục
 
TT Trang
A. Mở đầu 1
B. Nội dung 2
1. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân 2
1.1. Khái niệm kinh tế hộ nông dân và hình thức phân loại kinh tế hộ nông dân 2
1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế hộ
nông dân đối với ngành Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam. 4
2. Vấn đề nguồn lực vốn để phát triển kinh tế hộ nông dân 5
2.1. Vai trò của nguồn vốn để phát triển kinh tế nông hộ 5
2.2. Các thức huy động và tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế nông hộ 6
2.3. cách phân phối và sử dụng nguồn lực vốn để phát triển kinh tế nông hộ. 8
C. Kết luận 12
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

A. Mở đầu
Là một nước nông nghiệp, trong quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Hơn mười năm qua, thực hiện đường lối chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định rõ tầm quan trọng của nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước vẫn cố gắng đầu tư cho lĩnh vực này bằng các nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, vốn từ các thành phần kinh tế khác, đầu tư từ nước ngoài nhưng trong đó ngân sách Nhà nước có vai trò lớn nhất ( chiếm 27% tổng đầu tư ), đồng thời có các chính sách ưu tiên và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn ở nước ta.
Theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, kinh tế hộ nông dân và nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại lâu dài trong quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, mội thành phần kinh tế đều có vai trò, vị trí quan trọng và đều được khuyến khích phát triển theo định hướng XHCN. Có thể thấy rằng kinh tế hộ nông dân không thể tách rời nền kinh tế quốc dân, nó chính là bộ phận quan trọng hợp thành của nền kinh tế quốc dân.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về loại hình kinh tế này nên em đã chọn đề tài tiểu luận: “Kinh tế hộ nông dân và nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ nông dân”.
Trong phạm vi của tiêu luận em chỉ đi vào phân tích những khái niệm cơ bản về loại hình kinh tế hộ nông dân và nguồn vốn ( nguồn vốn tài chính ) để phát triển nó mà không đi sâu vào phân tích những vấn đề khác.
Kết cấu của tiểu luận gồm 2 phần:
1. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân
2. Vấn đề nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ nông dân.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên chắc chắn tiểu luận của em không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Em kính mong các thầy cô xem xét và góp ý.
Em xin chân thành cám ơn!.
b. Nội dung
1. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân:
Khái niệm và phân loại hình thức kinh tế hộ nông dân:
Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân:
Từ lâu chúng ta quan niệm: Hộ gia đình ở nông thôn làm nông nghiệp được gọi là nông hộ. Phát triển kinh tế hộ nông dân là phát triển kinh tế gia đình nông dân. Hầu như tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động của nông hộ.
Từ đó ta có thể hiểu kinh tế hộ nông dân ( kinh tế nông hộ ) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Những thành viên trong nông hộ có cùng chung một ngân quỹ, cùng ở, sinh hoạt chung một nhà. Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sống phụ thuộc vào chủ hộ. Được Nhà nước thừa nhận và hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển. Do vậy hộ không thuê lao động, không có khái niệm tiền lương và không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Nông hộ chỉ có thu nhập của tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng năm của hộ trừ đi chi phí mà hộ đã bỏ ra phục vụ sản xuất.
Kinh tế nông hộ tồn tại độc lập với các cách sản xuất xã hội, nên khi cách xã hội nào đó bị thủ tiêu thì kinh tế nông hộ vẫn tồn tại. Nó có một số đặc trưng cơ bản là:
Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý sử dụng các yếu tố sản xuất do sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung. Mặt khác do sở hữu trong nông hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung và chung một ngân quỹ nên hiệu quả sử dụng lao động trong kinh tế nông hộ cao.
Lao động quản lý và lao động trực tiếp trong nông hộ có sự gắn bó chặt chẽ. Trong nông hộ, chủ hộ thường vừa là người điều hành quản lý đồng thời lại là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp cao.
Do kinh tế nông hộ thường được tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác nên sự điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ. Đồng thời thời tăng khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì hộ tập trung nhân lực, thậm chí còn bớt khẩu phần tất yếu của mỗi thành viên để mở rộng quy mô sản xuất. Còn nếu gặp khó khăn thì thu hẹp quy mô sản xuất bằng cách quay về sản xuất tự cung tự cấp.
Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động. Do mọi thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế và huyết tộc nên kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế nông hộ.
Sự phân loại kinh tế nông hộ:
Kinh tế nông hộ được chia thành bốn loại căn cứ vào tính chất, đặc diểm sau:
a) Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động:
Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không phản ứng với thị trường: loại hộ này có mục tiêu là tối đa hoá lợi ích, tự cấp tự túc những sản phẩm cần thiết để phục vụ trong gia đình.
Hộ nông dân bắt đầu có phản ứng với thị trường: loại hộ này còn gọi là “ nửa tự cấp ”, ở đây hộ có phản ứng với thị trường , giá cả nhưng ở mức độ thấp.
Hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: loại hộ này mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn, đất đai, lao động...
b) Theo tính chất sản xuất:
Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
Nông hộ kiêm: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp.
Nông hộ chuyên: là loại hộ làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp ( cơ khí, mộc, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải...)
Nông hộ buôn bán: loại hộ này tập trung ở nơi đông dân cư, họ có quầy hàng riêng hay buôn bán ở chợ.
Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép.
c) Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ:
Hộ giàu
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ nghèo
Hộ đói
Sự phân biệt này thường dựa vào quy định chung hay quy định riêng ở từng địa phương.
d) Căn cứ vào tính chất ổn định của tình trạng ăn ở và canh tác:
Hộ du canh du cư
Hộ du canh định cư
Hộ định canh du cư
Hộ định canh định cư
Sư phân loại này tồn tại ở các huyện vùng cao phía Bắc, ở Tây Nguyên...
1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế hộ nông dân với ngành nông nghiệp – nông thôn Việt Nam
Muốn phát triển nông nghiệp – nông thôn không thể không bàn đến nông dân, nhất là với các nước chưa phát triển như nước ta.Nông dân quản lý và sử dụng đại đa số các nguồn lực sản xuất: đất đai, lao động, tư liệu sản xuất ( chiếm khoảng 80% dân số và trên 70% lao động xã hội ). Mức GDP trong nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 35% so với tổng thu nhập . Do đó khi nghiên cứu nền kinh tế quốc dân ta không thể không nghiên cứu kinh tế hộ nông dân ( kinh tế nông hộ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status