Nghiên cứu tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2 với công suất 1500m3/ngày đêm - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Nghiên cứu tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2 với công suất 1500m3/ngày đêm



MỤC LỤC
1.1 LỜI CẢM ƠN I
1.2 MỤC LỤC II
1.3 DANH MỤC CÁC TƯ VIẾT TẤT III
CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU
1.4 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.5 MỤC TIÊU 2
1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.6.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6.3 Thời gian thực hiện 3
1.7 NỘI DUNG .3
1.8 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .3
1.9 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG AN 5
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP. .5
2.1.1 Vị trí địa lý .5
2.1.2 Điều kiện tự nhiên của KCN 5
2.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP 7
2.2.1 Hệ thống giao thong 7
2.2.2 Hệ thống cấp thoát nước 8
2.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KCN ĐỒNG AN 13
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI, CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ ĐẶC TRƯNG NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA KCN ĐỒNG AN 15
3.1 CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI 15
3.1.1 Các thông số vật lý 15
3.1.2 Các thông số hóa học 16
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI .20
3.2.1 Phương pháp cơ học 20
3.2.2 Phương pháp hóa lý 22
3.2.3 Phương pháp hóa học 26
3.3 Phương pháp sinh học 27
3.4 Xử lý bùn cặn 29
3.5 MỘT SỐ HỆ THỐNG XLNT ĐANG ÁP DỤNG TẠI CÁC KCN 31
3.5.1 Khu công nghiệp Tân Tạo 31
3.5.2 Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) 33
3.5.3 Khu chế xuất Linh Trung 1 35
3.6 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI 37
3.6.1 Chất lượng nước mặt kênh D 37
3.6.2 Chất lượng nước sông Sài Gòn 40
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHÙ HỢP CHO KCN ĐỒNG AN 43
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 43
4.2THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI TẠI KCN ĐỒNG AN 43
4.3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHÙ HỢP 47
4.3.1. Phương án 1 48
4.3.2 Phương án 2 49
4.3.3 Thuyết minh quy trình công nghệ lựa chọn 51
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ . 53
5.1 MỨC ĐỘ CẦN THIẾT XỬ LÝ VÀ THÔNG SỐ TÍNH TOÁN 53
5.1.1. Mức độ cần thiết xử lý 53
5.1.2. Xác định các thông số tính toán 54
5.2. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 54
5.2.1. Bể thu gom .54
5.2.2. Lưới lọc tinh 56
5.2.3. Bể điều hòa 57
5.2.4. Bể keo tụ 63
5.2.5. Bể tạo bông 66
5.2.6. Bể lắng I 71
5.2.7. Bể Aerotank 77
5.2.8. Bể lắng II 88
5.2.9 Bể chứa trung gian 93
3.3.10 Bể lọc áp lực 94
5.2.11. Bể tiếp xúc khử trùng 101
5.2.12. Bể nén bùn 202
5.2.13. Máy ép bùn 106
5.2.14. Tính toán hóa chất 107
CHƯƠNG 6: TÍNH KINH TẾ 110
6.1. DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG 110
6.2 CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG 116
CHI PHÍ HOÁ CHẤT 117
CHI PHÍ 1M3 THẢI 118
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 119
7.1KẾT LUẬN 119
7.2 KIẾN NGHỊ 119
PHỤ LỤC 120
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ảo vệ chất lượng nước kênh D khu vực trên yêu cầu nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn(QCVN 24 :2 009 Loại A) trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, giảm thiểu tối đa tải lượng chất chất ô nhiễm đổ vào kênh.
Bảng 3.2 : Kết quả nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mặt kênh D cách họng xả KCN khoảng 2km
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN 08 : 2008 (mức A2)
pH
-
6,04
6 – 8,5
Nhiệt độ
Oc
30,4
-
Màu
Pt - Co
69
-
Mùi
-
Không mùi
-
COD
mg/l
61
15
BOD5
mg/l
18
6
SS
mg/l
45
30
Tổng N
mg/l
22,4
-
N-NH3
mg/l
14,9
0,2
Tổng P
mg/l
0,39
-
Phenol
mg/l
KPH(<0,005)
0,005
Fe
mg/l
6,89
1
Sn
mg/l
0,028
-
Pb
mg/l
0,223
0,02
Cr3+
mg/l
0,119
0,1
Cr6+
mg/l
KPH(<0,01)
0,02
Cu
mg/l
0,525
0,2
Hg
mg/l
KPH(<0,001)
0,001
As
mg/l
0,024
0,02
Ni
mg/l
0,625
0,1
Zn
mg/l
10,5
1
Mn
mg/l
KPH(<0,05)
-
Cd
mg/l
0,001
0,005
S2-
mg/l
0,27
-
F-
mg/l
1,09
1,5
Cl-
mg/l
274
400
Cl dư
mg/l
0,19
-
CN-
mg/l
KPH(<0,01)
0,01
Dầu mỡ khoáng
mg/l
KPH
0,02
Coliforms
MPN/100ml
2,3x103
5000
Nguồn : Viện Môi trường và Tài Nguyên
Nhận xét: Kết quả phân tích nước kênh D cách KCN khoảng 2km cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm COD, BOD5, SS, Cu, Zn vượt quy chuẩn QCVN 08 : 2008 (mức A2).
Chất lượng nước sông Sài Gòn
Để đánh giá chất lượng nước thải nguồn tiếp nhận chúng tui dựa trên số liệu quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn từ năm 2000 đến năm 2007 do Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp.HCM tổng hợp và phân tích đánh giá chất lượng nước.
Diễn biến pH
Giá trị pH trung bình năm 2007 đo được tại các trạm đầu nguồn sông Sài Gòn dao động trong khoảng từ 5,6 – 6,4. Trong đó, tại trạm Bến Củi – sau cửa xả của hồ Dầu Tiếng đạt tiêu chuẩn cho phép nguồn loại A. Giá trị pH giảm dần về phía hạ lưu và không đạt giá trị cho phép tại các trạm Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường, và Rạch Tra. Giá trị pH tăng dần tại 02 trạm phía hạ lưu là Bình Phước và Phú An. Nhìn chung, giá trị pH trung bình năm 2007 đo đạc ở các trạm đầu nguồn sông Sài Gòn có sự biến đổi theo thuỷ triều trong năm.
Nhu cầu oxy hoà tan (DO)
Giá trị DO trung bình dao động trong khoảng 2,1 – 5,0 mg/l, có xu hướng giảm dần về phía hạ lưu, không đạt tiêu chuẩn cho phép. Giá trị DO trung bình năm 2007 tại khu vực đầu nguồn sông Sài Gòn có xu hướng tăng khoảng 1,2 – 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2006 và đã giảm dần so với cùng kỳ năm 2000 – 2004.
Nhu cầu oxy sinh hoá BOD5
Trong năm 2007, giá trị BOD5 trung bình dao động trong khoảng 1,9 – 2,7 mg/l, không đạt tiêu chuẩn cho phép nguồn loại A tại trạm Phú An. Từ trạm Bến Củi đến trạm Phú Cường, nồng độ BOD5 rất thấp. Tuy nhiên, giá trị BOD5 trung bình năm 2007 từ trạm Rạch Tra đến Bình Phước và Phú An lại có xu hướng tăng dần về phía hạ lưu. Giá trị BOD5 có xu hướng tăng so với năm 2005 và 2006 khoảng 1,1 – 1,5 lần nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ từ năm 2000 – 2005.
Nồng độ Dầu
Trong năm 2007 thì hàm lượng dầu tại các trạm đầu nguồn trên sông Sài Gòn dao động trong khoảng từ 0,032 – 0,064 mg/l, không đạt tiêu chuẩn cho phép và có xu hướng tăng dần về phía hạ lưu. Trong đó, nồng độ dầu đạt giá trị cao nhất tại hai trạm Bình Phước và Phú An (0,64 – 0,61 mg/l tương ứng). So với cùng kỳ năm 2006 thì nồng độ dầu trung bình năm 2007 tại các trạm đầu nguồn sông Sài Gòn (Phú Cường, Bình Phước và Phú An) có xu hướng tăng khoảng từ 1,9 – 2,1 lần.
Ô nhiễm vi sinh
Trong năm 2007, hàm lượng Coliform trung bình dao động trong khoảng 12.500– 520.000 MPN/100ml, vượt tiêu chuẩn từ 5,0 – 71 lần. Hàm lượng coliform trung bình năm 2007 tại các trạm khu vực đầu nguồn sông Sài Gòn có xu hướng gia tăng khoảng từ 3,0 – 71 lần so với cùng năm 2006 và cao hơn so với cùng kỳ từ năm 2000 – 2005.
Kết luận : Từ kết quả quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn cho thấy chất lượng nước tại khu vực sông Sài Gòn có chiều hướng gia tăng ô nhiễm từ thượng nguồn (sau hồ Dầu Tiếng) xuống về phía hạ lưu và cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhưng nhìn chung, chất lượng nước tại các trạm trên sông Sài Gòn (tại trạm Phú Cường) đã có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, giá trị ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh đã có chiều hướng giảm so với cùng kỳ từ năm 2000 – 2005. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực sông Sài Gòn là do các hoạt động gây ô nhiễm từ quá trình sản xuất, hoạt động sống của dân cư đô thị, nuôi trồng thuỷ và nước thải từ các khu công nghiệp đổ ra. Vì KCN Đông An 1 xả ra kênh D và nước từ kênh D chảy ra sông Sài Gòn. Nên cần xử lý tiêu chuẩn đầu ra KCN Đồng An đạt tiêu chuẩn xả thải loại A (QCVN 24 : 2009).
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHÙ HỢP CHO KCN ĐỒNG AN
CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
Đề xuất công nghệ xử lý nước thải dựa vào
- Công suất trạm xử lý.
- Chất lượng nước sau xử lý.
- Thành phần, tính chất nước thải khu công nghiệp.
- Những quy định xả vào cống chung và vào nguồn nước.
- Hiệu quả quá trình.
- Diện tích đất sẵn có của khu công nghiệp
- Quy mô và xu hướng phát triển trong tương lai của khu công nghiệp.
- Yêu cầu về năng lượng, hóa chất, các thiết bị sẵn có trên thị trường.
THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI TẠI KCN ĐỒNG AN
Công ty cổ phần Thương Mại – Sản Xuất – Xây dựng Hưng Thịnh được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp giấy kinh doanh số 3700147483 ngày 03 tháng 10 năm 2008, làm chủ đầu tư KCN Đồng An với diện tích 132 ha. KCN Đồng An đã được Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1066/QĐ – MTg ngày 12 tháng 08 tháng 1997. Hiện nay, khu công nghiệp này đã lấp đầy trên 99% diện tích cho cả 2 giai đoạn. KCN Đồng An đã đi vào hoạt động và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp với các ngành nghề như :
Công nghiệp điện tử, sản xuất sơn, sản xuất ốc, đinh vít, sản xuất bao bì carton, tách rửa, bảo trì máy, sản xuất công cụ thể thao, sản xuất hóa chất, sản xuất xe nôi, xe đẩy trẻ em, sản xuất bo mạnh điện tử PC, sản xuất bao bì PP, PE, sản xuất phụ tùng xe gắn máy, sản xuất bếp gas, sản xuất giày xuất khẩu, sản xuất bột mỳ, sản xuất rượu, sản xuất khung kèo thép, sản xuất bóng đèn, sản xuất kinh doanh sợi ngành dệt, sản xuất kinh doanh mỹ phẩm, sản xuất bao bì giấy, làm kho, sản xuất que hàn, cơ khí, sản xuất thuốc thú y thủy sản, sản xuất bột sơn tĩnh điện, cơ khí - xây dựng, sản xuất tay nắm cửa kim loại, sản xuất kinh doanh dầu bóng, đồ gỗ, sản xuất hàng lưu niệm, sản xuất hóa mỹ phẩm, sản xuất bột tẩy đường, sản xuất sản phẩm cao su, sản xuất VLXD, dệt – nhuộm, cơ khí kết cấu, may, giặt quần áo công nghiệp, sản xuất hàng len, sản xuất kinh doanh dược phẩm, khai thác kho vận, sản xuất bao bì carton, sản xuất cao su, mút xốp, sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản xuất nhựa, sản xuất ruột + yếm xe, sản xuất chất tẩy rửa, dầu gội đầu, chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất khuôn mẫu thép, sản xuất sắt thép các loại, sản xuất máy nông cơ, sản xuất ống nhựa luồn dây điện, sản xuất khăn lau bằng vải, sản xuất phụ liệu giày, sản xuất gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status