Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư hiệp thành III, cho 5.000 dân - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư hiệp thành III, cho 5.000 dân



MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP I
LỜI CẢM ƠN II
LỜI CAM ĐOAN III
MỤC LỤC IV
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG IX
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH X
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới Thiệu Chung: 1
1.2 Mục Tiêu Luận Văn 3
1.3 Nội Dung Luận Văn 3
1.4 Cơ Sở Tính Toán 3
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 4
2.1. Nguồn Gốc Phát Sinh Nước Thải Sinh Hoạt 4
2.2 Thành Phần Và Đặc Tính Nước Thải Sinh Hoạt 4
2.2.1 Thành Phần Nước Thải Sinh Hoạt: 4
2.2.2 Tính Chất Nước Thải Sinh Hoạt 5
2.2.3 Tác Hại Đến Môi Trường. 7
2.2.4 Bảo Vệ Nguồn Nước Mặt Khỏi Sự Ô Nhiễm Do Nước Thải. 8
2.3 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý cặn. 9
2.3.1 Phương Pháp Cơ Học. 9
2.3.1.1 Song Chắn Rác, Lưới Lọc 9
2.3.1.2 Bể Lắng Cát 10
2.3.1.3 Bể Lắng. 11
2.3.1.4 Bể Vớt Dầu Mơ. 11
2.3.1.5 Bể Lọc. 12
2.3.2 Phương Pháp Hóa Lý 13
2.3.2.1 Phương Pháp Kết Tủa Tạo Bông Cặn 13
2.3.2.2 Phương Pháp Tuyển Nổi 14
2.3.2.3 Quá Trình Hấp Phụ Và Hấp thụ 15
2.3.3 Phương Pháp Sinh Học 15
2.3.3.1 Xử Lý Nước Thải Trong Điều Kiện Tự Nhiên 17
a. Cánh Đồng Tưới 17
b. Ao Sinh Học. 18
c. hồ Sinh Học 18
2.3.3.2 Xử Lý Nước Thải Trong Các Công Trình Nhân Tạo 20
a. Xử Lý Trong Các Aerotank. 20
b. Bể Lọc Sinh Học. 20
2.3.4 Khử Trùng Nước Thải 21
2.3.5 Xử Lý Cặn Nước Thải 21
CHƯƠNG III. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC DỰ ÁN 23
3.1 Điều Kiện Tự Nhiên. 23
3.1.1 Vị Trí Địa Lý 23
3.1.2. Khí Hậu 24
3.1.3 Thủy Văn 25
3.1.4 Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội 26
CHƯƠNG IV. CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN 27
4.1 Xác định lưu lượng. 27
4.2 Nồng độ các chất trong nước thải. 28
4.3 Xác định mức độ cần thiết xử lý 29
CHƯƠNG V. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 31
5.1 Nhiệm Vụ Thiết Kế 31
5.2 Quy Trình Công Nghệ 32
5.2.1 Phương An 1 32
5.2.1.1 Sơ Đồ Công Nghệ 32
5.2.1.2 Thuyết Minh Sơ Đồ Công Nghệ: 33
5.2.1.3 Ưu Nhược Điểm Của Phương An 1 33
5.2.2 Phương An 2 35
5.2.2.1 Sơ Đồ Công Nghệ 35
5.2.2.2 Thuyết Minh Sơ Đồ Công Nghệ Phương An 2. 36
5.2.2.3 Ưu nhược điểm của phương án 2 37
5.2.3 Phương An 3. 38
5.2.3.1 Sơ đồ công nghệ. 38
5.2.3.2 Thuyết minh 38
5.2.3.3 Ưu Nhược Điểm Phương An 2 39
5.2.4 Cơ Sở Lựa Chọn Phương An 40
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 41
6.1 Song Chắn Rác 41
6.1.1 Nhiệm Vụ: 41
6.1.2 Tính Toán Thiết Kế 42
6.2 Hầm Bơm Tiếp Nhận 44
6.2.1 Nhiệm Vụ: 44
6.2.2 Tính Toán Thiết Kế 44
6.3 Bể Lắng Cát Thổi Khí 45
6.3.1 Nhiệm Vụ 45
6.3.2 Tính Toán Thiết Kế 45
6.4 Sân Phơi Cát 48
6.4.1 Nhiệm vụ: 48
6.4.2 Tính toán thiết kế 48
6.5 Mương Oxy Hoá 48
6.5.1 Nhiệm vụ 48
6.5.2 Tính toán thiết kế 48
6.6 Bể Lắng II 55
6.6.1 Nhiệm vụ: 55
6.6.2 Tính toán thiết kế 55
6.7 Sân phơi bùn 58
6.7.1 Nhiệm vụ: 58
6.7.2 Tính toán thiết kế 58
6.8 Tính toán các thiết bị phụ 59
CHƯƠNG VII. TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ 61
7.1. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu 61
7.2 Chi Phí Quản Lý Và Vận Hành 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
Kết Luận 64
Kiến Nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
Xã hội Việt Nam đang chuyển mình để hòa nhập vô nền kinh tế thế giới, quá trình CNH-HĐH không ngừng phát triển, đương nhiên kéo theo Đô Thị Hóa. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các đô thị mới đang và sắp được hình thành đều gặp nhiều vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và sinh hoạt gây ra. Dân số tăng nhanh nên các khu dân cư dần dần được quy hoạch và hình thành. Bên cạnh đo,ù việc quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt chưa được triệt để dẫn đến nguồn nước mặt bị ô nhiễm và nguồn nước ngầm cũng dần dần bị ô nhiễm theo làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Hiện nay, việc quản lý nước thải kể cả nước thải sinh hoạt là vấn đề nan giải của các nhà quản lý môi trường trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ngòai việc thiết kế hệ thống thu gom và xử lý lý rất cần thiết cho các khu dân cư, ngay cả khu dân cư mới quy hoạch nhằm cải thiện môi trường đô thị và phát triển theo hướng bền vững.
Thị Xã Thủ Dầu Một – Trung Tâm Tỉnh Lỵ của Bình Dương đã và đang chuyển biết sâu rộng trong các mặt kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh của Tỉnh.
Thị xã thủ dầu một có 12 đơn vị hành chính, gồm:
+3 Xã : Tân An, Tương Bình Hiệp, Chánh Mỹ.
+có 9 Phường: Hiệp Thành, Phú Lợi, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Thọ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Phú Mỹ , Hiệp An.
Thị Xã Thủ Dầu Một là đô thị loại bốn , nằm trong chùm đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, với vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các Huyện trong Tỉnh và cả Nước qua Quốc Lộ 13, đường Bắc – Nam và cách Tp. Hồ Chí Minh 30 km.
Với nhiều đặc điểm thuận lợi, Thị Xã Thủ Dầu Một thu hút khá đông nhà đâu tư trong và ngoài nước. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh, Các khu dân cư mới được hình thành và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ Môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Trong những năm gần đây, tình trạng mắc một số bệnh chính liên quan đến nước không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng như bệnh tiêu chảy, bệnh tả. Tác nhân gây bệnh qua môi trường nước không kém nguy hiểm và phổ biến là chất hóa học. Các chất hoá học này xuất phát từ chất thải do hoạt động của con người như hóa chất công nghiệp, các kim loại nặng, thuốc trừ sâu và kể cả những chất hóa học có sẵn trong lòng đất...
Tại Thị Xã Thủ Dầu Một, nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất thải, đặc biệt là chất thải sinh hoạt khu dân cư, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, nông nghiệp và các hành vi, thói quen không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân.
Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt ngày càng dễ dàng hơn để phù hợp đến sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nặng nề nên đề tài “Tính tóan thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư hiệp thành III” là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý nước thải đô thị ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường đô thị ngày càng sạch đẹp hơn.
1.2 MỤC TIÊU LUẬN VĂN
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư hiệp thành III, cho 5.000 dân.
1.3 NỘI DUNG LUẬN VĂN
• Đánh giá về thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt.
• Nêu phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt, các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong và ngoài nước.
• Tổng quan về khu vực dự án Khu Dân Cư Hiệp Thành III (Phường Hiệp Thành, Tx Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương)
• Đề xuất phương án tối ưu, tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý đó.
1.4 CƠ SỞ TÍNH TOÁN
• Thu thập số liệu, tra cứu tài liệu.
• Tìm hiểu thực tế hiện trạng hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải của khu vực
• Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 14 : 2008/BTNMT.







CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

2.1 NGUỒN GỐC PHÁT SINH NƯỚC THẢI SINH HOẠT.
Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hay thoát bằng biện pháp tự thấm.
2.2 THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.2.1 Thành Phần Nước Thải Sinh Hoạt:
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
• Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
• Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status