Phát triển công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn - pdf 15

Download miễn phí Phát triển công nghiệp nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn



Phát triển kỹ thuật và công nghệ tiên tiến là yếu tố đảm bảo mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; hướng tới đưa công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại
vào sản xuất công nghiệp. Cho nên các cơ sở doanh nghiệp cần có kế hoạch
đổi mới công nghệ và thiết bị hàng năm.
Phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đăng ký chất lượng sản
phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế (HACCP, ISO, TQM), đăng ký bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp, đăng ký thương hiệu
Hỗ trợ tín dụng giúp các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch nâng cao
chất lượng sản phẩm; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường,
đặc biệt là các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu cần liê tục nâng cao chất
lượng sản phẩm, từng bước bắt kịp trình độ khu vực và thế giới, bằng cách triển
khai áp dụng các mô hình sả xuất tiên tiến.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệ quản lý đất đai.
1.1.3. Những mối quan hệ chủ yếu cần quan tâm khi quy hoạch phát triển nông
thôn:
Quy hoạch phát triển nông thôn phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, vào chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng
vùng, từng địa phương.
Sự kết hợp gắn bó giữa quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ trong sản
xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm phải khai thác được
các lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương trên từng ngành sản xuất
và lĩnh vực quản lý.
Quy mô cơ cấu vùng nguyên liệu phải cân đối với quy mô và cơ cấu các cơ sở
chế biến nông sản phẩm để tránh tình trạng thừa hay thiếu nguyên liệu cung
cấp cho nhà máy.
Trong quy hoạch vùng phát sinh nhiều mối liên hệ giữa các ngành, cần được
giải quyết một cách có hiệu quả, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các ngành trên
cùng địa bàn.
Trong mỗi vùng nông thôn, các kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội (giao thông,
thuỷ lợi, điện, cơ sở chế biến, y tế, giáo dục…) có nhiều mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, cần có sự kết hợp một cách phù hợp các điều kiện kinh tế xã hội tại
vùng đó.
Trên lãnh thổ của đất nước thường chia ra nhiều vùng có điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội khác nhau cho nên cần có sự hỗ trợ nhau cùng phát triển, thể
hiện trên sự quy hoạch mạng lưới đường sá giao thông, kênh thuỷ lợi, hệ thống
điện, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở chế biến nông sản phẩm mang tính liên
vùng.
Sự liên hệ và kết hợp nhiều vùng trong quy hoạch có tầm quan trọng đặc biệt để
tiết kiệm vốn đầu tư, cơ sở vật chất – kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả
trong xây dựng và phát triển nông thôn.
Có sự quan hệ và phân cấp đầu tư cho các cấp chính quyền và nhân dân, các
tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế, giữa Trung ương và địa phương trong quy
hoạch, tổ chức xây dựng, tổ chức quản lý các công trình, từ khâu sử dụng đến
khâu bảo vệ các công trình. Việc đảm bảo thực hiện các luật lệ, các quy định
cần thiết trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn cũng đòi
hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ sở.
Sự kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân, giữa Trung ương và địa phương phải
xuyên suốt toàn bộ các khâu từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn và các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn. Ngay cả khi điều chỉnh quy hoạch cũng phải có sự thống nhất giữa
Trung ương và địa phương và thể hiện trong luật, pháp lệnh.
1.1.4. Trình tự và phương pháp xây dựng quy hoạch phát triển nông thôn
Đánh giá thực trạng tình hình nông thôn một cách khách quan, chính xác, toàn
diện trên các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội theo từng vùng, từng địa phương tỉnh,
huyện, xã, doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy được những khó khăn và thuận lợi
của điều kiện tự nhiên để phát triển cây trồng, vật nuôi hay ngành nghề sản xuất
thích hợp; thấy được những điều kiện, các nguồn lực về kinh tế, trình độ phát
triển của xã hội trên các mặt, làm rõ mức độ ô nhiễm về môi trường và có biện
pháp bảo vệ môi trường ở nông thôn.
Dựa trên sự phân tích đánh giá tình hình nông thôn như trên và những quan
điểm cơ bản để xây dựng phương hướng, xây dựng quy hoạch phát triển nông
thôn; những quan điểm chủ yếu khi quy hoạch phát triển nông thôn là:
+ Quy hoạch phát triển nông thôn nhất thiết phải có hiệu quả kinh tế - xã hội và
môi trường, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá,
+ Phải dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng và có tính đến lợi
thế của từng vùng.
+ Quy hoạch phát triển nông thôn theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Từ đó xây dựng phương hướng phát triển nông thôn một cách toàn diện, giàu
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, được cụ thể hoá bằng các chỉ
tiêu về mặt kinh tế, về mặt xã hội, về mặt môi trường; đề ra một hệ thống các
giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu và phương hướng.
1.2. Quy hoạch công nghiệp nông thôn.
1.2.1. Ý nghĩa của việc quy hoạch công nghiệp nông thôn
Quy hoạch công nghiệp nông thôn là phân bố các ngành công nghiệp chế biến
nông sản phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
các ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn nông thôn.
Quy hoạch công nghiệp nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy
hoạch phát triển nông thôn. Nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ ở
nông thôn muốn phát triển một cách ổn định và bền vững phải có quy hoạch
phù hợp, tạo một thể thống nhất và đồng bộ. Ví dụ, quy hoạch công nghiệp chế
biến phải gắn với vùng nguyên liệu nông thuỷ sản và ngược lại quy hoạch vùng
nguyên liệu nông thuỷ sản không thể tách rời công nghiệp chế biến.
Nếu trong quy hoạch phát triển nông thôn mà bỏ qua hay xem nhẹ quy hoạch
công nghiệp nông thôn thì không những kinh tế nông thôn mà từng ngành nông
nghiệp và dịch vụ cũng không thể phát triển được.
1.2.2. Những căn cứ quy hoạch công nghiệp nông thôn
Phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau đây:
Nguyên liệu: cần quan tâm về số lượng và chất lượng vùng nguyên liệu.
Nguyên liệu ở gần các cơ sở công nghiệp cho phép giảm được chi phí vận
chuyển và giữ được chất lượng nguyên liệu, thuận tiện việc thu mua, sơ chế và
tồn trữ. Quy hoạch và bố trí sản xuất công nghiệp phải gắn với nguồn nguyên
liệu của nó và quy mô phù hợp. Việc chế biến gạo với quy mô bao nhiêu phải
dựa vào sản lượng lúa ở từng vùng sản xuất lúa. Để có nhiều nguyên liệu nông
sản chất lượng tốt, giá thành hạ; cần quy hoạch, đầu tư những vùng nguyên
liệu nông sản tập trung, chuyên môn hoá và hình thành các loại cơ sở công
nghiệp chế biến có thể sử dụng nguyên liệu và tận dụng các phế phẩm. Chẳng
hạn như cùng với quy hoạch vùng nguyên liệu trồng mía đường là việc đầu tư
nhà máy đường, cơ sở làm rượu từ mật đường và chế tạo ván ép từ xác bã
mía… Sử dụng, khai thác các nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất, chế biến vật liệu
xây dựng như đá sỏi, nung vôi, làm gạch ngói…
Truyền thống sản xuất: là nhân tố quan trọng ban đầu để phát triển công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn nước ta. Ở mỗi vùng đều có những ngành
nghề đặc biệt như nghề dệt, may mặc, thêu ren, đóng đồ gỗ cao cấp, chạm
khắc gỗ, khảm trai, sơn mài, gốm sứ, đan tre, mây cói, làm giấy, chế tạo công
cụ cầm tay… Những kinh nghiệm sản xuất, lựa chọn các nguyên liệu chất lượng
cao, tài khéo léo, óc thẩm mỹ tạo nhiều mẫu mã đa dạng phong phú, kết hợp
với khoa học và công nghệ hiện đại là các nhân tố hết sức quan trọng để phát
triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn nước ta.
Vốn: là điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp nông thôn. Muốn đủ vốn
cần có nhiều giải pháp huy động các nguồn vốn từ cá nhân, các tổ chức t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status