Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.3 TÍNH THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI
1.4 PHƯƠNG PHÁP PHẠM VI NGHIÊN CỨU & GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.1 Phương pháp luận
1.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.3 Giới hạn của đề tài
CHƯƠNG II - LÝ THUYẾT VỀ Ô NHIỄM VÀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Chất gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất
2.1.2 Các biện pháp đánh giá các tác động và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
2.1.2.1 Biện pháp kỹ thuật
2.1.2.1 Các công cụ kinh tế.
2.1.2.2 Quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường
2.2 SẢN XUẤT SẠCH HƠN.
2.2.1 Sản xuất sạch hơn là gì ?
2.2.2 Các Giải Pháp SXSH
2.2.2.1 Giảm chất thải tại nguồn
2.2.2.2 Tuần hoàn chất thải
2.2.2.3 Cải tiến sản phẩm
2.2.2 Các lợi ích của SXSH
CHƯƠNG III - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÁN SỢI ÉP MDF TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
3.1 TÍNH ƯU VIỆT CỦA VÁN SỢI ÉP MDF.
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÊN THẾ GIỚI
3.3 TÍNH HÌNH SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
3.3.1 Hiện trạng ngành chế biến gỗ và sản xuất ván sợi ép MDF Việt Nam
3.3.1.1 Các cơ sở sản xuất hiện nay
3.3.1.2 Nguồn nguyên liệu gỗ
3.3.1.4 Tình hình đầu tư, xây dựng cơ bản trong ngành ván MDF
3.3.1.5 Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
3.3.2 Vấn đề môi trường
3.3.2.1 Chất thải rắn
3.3.2.2 Khí thải và bụi
3.3.2.3 Nước thải
3.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
CHƯƠNG IV - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY VÁN SỢI ÉP MDF GIA LAI
4.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THỊ XÃ AN KHÊ
4.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
4.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội
4.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
4.2.1 Quá trình hình thành
4.2.2 Vị trí nhà máy
4.3 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ MÁY MDF
4.3.1 Cơ sở hạ tầng
4.3.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty
4.3.2.1 Các cấp quản lý
4.3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý
4.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
4.4.1 Công nghệ và thiết bị
4.4.1 Nguyên nhiên vật liệu và các loại hoá chất
4.4.1.1 Nguyên liệu gỗ
4.4.2.2 Hoá chất sử dụng trong sản xuất ván MDF
4.4.2.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
4.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI.
4.5.1 Hiện trạng môi trường tại nhà máy MDF
4.5.1.1 Hiện trạng môi trường không khí
4.5.1.2 Hiện trạng môi trường nước
4.5.1.3 Hiện trạng tiếng ồn tại khu vực nhà máy
4.5.1.4 Hiện trạng môi trường đất
4.5.1.5 Hiện trạng môi trường sinh thái
4.5.2 Nguồn phát sinh chất thải tại nhà máy MDF
4.5.2.1 Nguồn sản xuất
4.5.2.2 Nguồn sinh hoạt
4.6 TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
4.6.1 Tác động lên môi trường không khí
4.6.2 Tác động nên môi trường nước
4.6.2.1 Về nước thải sản xuất
4.6.2.2 Về nước thải sinh hoạt
4.6.3 Tác động nên môi trường đất
4.6.4 Tác động lên sinh vật
4.6.5 Tác động lên kinh tế của nhà máy
4.6.6 Tác động lên sức khoẻ cộng đồng
CHƯƠNG V - CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI VÀ CÁC MẶT HẠN CHẾ
5.1 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI
5.1.1 Các giải pháp công nghệ
5.1.2 Biện pháp quản lý
5.1.3 Biện pháp hỗ trợ
5.2 PHÂN TÍCH CÁC MẶT HẠN CHẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI
CHƯƠNG VI - ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY VÁN ÉP MDF GIA LAI
6.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT
6.2 ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG VÀ HOÁ CHẤT
6.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN PHÁT THẢI.
6.3.1 Cân bằng vật liệu và các hoá chất cho 1 m3 ván thành phẩm
6.3.2 Cân bằng nước cho 1 m3 ván thành phẩm
6.3.2.1 Cân bằng nước ở công đoạn rửa dăm gỗ
6.3.2.2 Cân bằng nước hơi và làm mát
6.3.3 Cân bằng khối lượng và năng lượng ở lò hơi
6.3.3.1 Cân bằng khối lượng
6.3.3.2 Cân bằng năng lượng
6.3.4 Định giá dòng thải
6.3.5 Phân tích các nguyên nhân của dòng thải và các giải pháp SXSH
6.3.5.1 Các giải pháp thực hiện đối với quá trình sản xuất chính
6.3.5.2 Các giải pháp thực hiện đối với nước công nghệ, làm mát và nước thải
6.3.5.3 Các giải pháp thực hiện đối với lò hơi
6.4 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÁC GIẢI PHÁP
6.4.1 Đối với các giải pháp của quá trình sản xuất chính .
6.4.1.1 Về mặt kinh tế
6.4.1.2 Về mặt kỹ thuật
6.4.1.3 Về mặt môi trường
6.4.2 Đối với việc sử dụng nước
6.4.2.1 Về mặt kinh tế
6.4.3.1 Về mặt kỹ thuật
6.4.2.3 Về mặt môi trường
6.4.3 Đối với hoạt động đốt lò hơi
6.4.3.1 Về mặt kinh tế
6.4.3.2 Về mặt kỹ thuật
6.4.3.2 Về mặt môi trường
6.4 Lựa chọn các giải pháp đề xuất
6.4.1 Tiêu chí lựa chọn các giải pháp
6.4.2.1 Trọng số các giải pháp
 
CHƯƠNG VII - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

được Bộ Y tế TCBYT 1992.
4.5.1.4 Hiện trạng môi trường đất
Thành phần cơ giới
Phân loại theo thànhphần cơ giới là thuộc loại đất cát xốp.
Trọng lượng riêng của đất tương đối cao 2,73 – 2,81 g/cm3; độ ẩm thấp 0,53 -0,85%; thành phần hạt thô chiếm ưu thế 95,3% còn nhiều khoáng vật trầm tích đang phong hoá dở dang; cùng kiệt mùn; khả năng dự trữ nước kém; khả năng thoát nước trong đất cao; thế oxy hoá trong đất lớn.
Độ phì và chất lượng đất
pHKCl dao động từ 3,95 – 4,45chứng tỏ đất rất chua.
Nitơ thuỷ phân (Ntp) dao động từ 0,188 - 0,281 mg/100g, đất được coi là cùng kiệt Ntp và cùng kiệt lân.
Hàm lượng P2O5 dao động từ 0,34 – 0,52mg/100g, hàm lượng ở mức trung bình 3,37 – 10,11mg/100g.
Đất không bị nhiễm mặn, Cl- dao động từ 0,00091 – 0,00064%; SO42- dao động từ 0,0072 – 0,009%; Mg2+ và Ca2+ dao động từ 3,45 – 4,61me/100g và đều lớn hơn 2me/100g chứng tỏ đất có hàm lượng kiềm cation trao đổi khá.
Hàm lượng Cd và Pb thấp tương ứng dao động từ 0,03 – 0,04 mg/kg và từ 0,145 – 0,253mg/kg .
Hàm lượng Zn ở mức trung bình dao động từ 1,733 - 3,695mg/kg.
Nhìn chung, đất khu vực nhà máy MDF Gia Lai chưa có biểu hiện bị ô nhiễm.
4.5.1.5 Hiện trạng môi trường sinh thái
Hiện trạng khai thác rừng cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy:Sử dụng nguồn gỗ khai thác từ các từ công ty trồng rừng Gia Lai các lâm trường, các hộ gia đình trong địa bàn tỉnh, bên cạnh đó nhà máy tận thu các sản phẩm gỗ do người dân địa phương trong diện tích đất lâm nghiệp mà họ quản lý. Các sản phẩm tận thu từ tỉa thưa, vệ sinh rừng và nguồn nguyên liệu từ các tỉnh lân cận như Bình Định, Kon Tum… cũng được huy động thu mua.
4.5.2 Nguồn phát sinh chất thải tại nhà máy MDF
4.5.2.1 Nguồn sản xuất
Nước thải
Sơ đồ 1.4 Hệ thống thoát nước của nhà máy
Sơ đồ 2.4 Sự tuần hoàn nước ở khâu rửa dăm
Nước thải chủ yếu sinh ra từ khâu rửa dăm chứa nhiều tạp chất của gỗ: mủ, tanin, nhớt, nhựa của cây…..
Mặc dầu, nhà máy đã sử dụng tuần hoàn trở lại và1 tuần xả toàn bộ ra một lần song theo đánh giá cảm quan nước thải ở đây có mùi nồng, màu nâu thải chung với nước thải sinh hoạt hay nước vệ sinh thiết bị máy móc và nước mưa theo cống chung ra các bể lắng, lọc và bể yếm khí rồi từ đó thải ra suối Đá Bàn.
Hệ thống nước làm mát một phần được sử dụng trở lại sau khi qua tháp giải nhiệt tự nhiên, một phần xả ra bể chứa để bổ sung vào bể tuần hoàn để rửa dăm còn lại trở bể chứa sử dụng làm mát tuần hoàn.
Nước thải từ việc xử lý tro bụi của lò đốt của nồi hơi cũng được xả ra cùng với các loại nước thải rửa dăm của nhà máy thường xả cả cặn và nước thải khi vệ sinh máy móc thiết bị, nhà xưởng hàng tháng.
Năm 2004, nhà máy MDF đã họp với Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Đà Nẵng lập dự án khả thi hệ thống xử lý nước thải.
Như vậy chất lượng nước thải của nhà máy sau hệ thống xử lý sơ bộ không đạt yêu cầu. Hơn nữa khi thải vào Suối Đá Bàn từ đó chảy vào suối Lớn rồi nhập vào sông Ba và là con sông lớn nhất ở Nam Trung Bộ. Điều đó đã gây ra hậu quả sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng bởi hàm lượng COD khá cao và khả năng phân huỷ sinh học kém
Khí và bụi thải
Khí thải chủ yếu là Urea Formaldehyde (UF) tự do, một trong những thành phần đặc biệt của keo Dynea và Better với hàm lượng UF tự do thấp hơn 1,5% (keo Better) khối lượng được sử dụng trong sản xuất ván. Khí này sinh ra ở khâu trộn keo với sợi gỗ và ở công đoạn ép nhiệt, hiện nay loại khí này chưa có điều kiện xác định được nồng độ trong không khí nhưng nó gây ra hiện tượng làm cay mắt thậm chí chảy nước mắt .
Khí thải sinh ra từ lò hơi do việc đốt dầu FO với hàm lượng S 2.91% khối lượng và vụn thải ở khâu cắt cạnh và bột đánh nhẵn (chà nhám) sinh ra các khí SO2, CO, CO, NO2, Hydrocarbon,…không được xử lý mà thải ra môi trường qua ống khói
Bụi, tro sinh ra ở lò hơi đươc xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng kết hợp với nước
Hệ thống hút bụi và xử lý bằng phương pháp lọc bụi túi vải ở khâu chà nhám chỉ có hiệu suất cao với các loại hạt bụi thô có kích thước lớn, không thể kiểm soát đối với các loại bụi có kích thước hạt rất nhỏ, kể cả khâu trải thảm bụi lơ lửng nhiều. Lượng bụi dư do không sử dụng hết đốt lò hơi và chưa kịp thu gom để bán, thải bỏ ra ngoài gặp gió và các phương tiện qua lại chúng bắt đầu phân tán trong khí gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường.
Hệ thống thông gió tự nhà máy lắp đặt không dựa trên yêu cầu thực tế để thiết kế nên không đạt hiệu quả thông gió như mong muốn.
Thêm vào đó hàng ngày có hơn 100 chiếc xe vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu có trọng tải nặng từ 11-13 tấn ra vào nhà máy cũng gây ô nhiễm môi trường không khí trong nhà máy cũng như các khu vực xung quanh.
Tiếng ồn
Tiếng ồn xảy ra ở các công đoạn của quá trình sản xuất như sau:
Vận chuyển nguyên liệu vào bãi chứa, vận chuyển sản phẩm xuất kho đi các nơi, các xe tải chở keo, wax, dầu đốt, làm mát hay bôi trơn….
Khu vực băm dăm (khu vực gây tiếng ồn lớn nhất) bởi các động cơ, máy băm gỗ, một phần ở nhà rửa dăm do thiết bị, động cơ sàng tuyển, sàn rung, bơm nước, bơm vận chuyển dăm,… gây ra.
Lò đốt lò hơi các bơm nước, quạt gió,… và của các thiết bị như ,máy khí nén, máy cắt, máy ép nhiệt, máy chà nhám, các loại xe xúc đổ, các xe nâng …Hiện nay hệ thống quan trắc chưa được thành lập nên mức ồn chưa được đánh giá chính xác để có biện pháp khắc phục để đảm bảo môi trường làm việc cho người công nhân.
Chất thải rắn
Để đạt được chất lượng sản phẩm tốt, quá trình lựa chọn nguyên liệu cũng như các khâu băm dăm, sàng dăm, nghiền dăm và khâu sấy sợi được thực hiện khá kỹ lưỡng.
Chất thải rắn như các mảnh gỗ, dăm,sợi gỗ không đủ tiêu chuẩn kích thước đều bị loại bỏ, thêm vào đó là khối lượng bụi hạt lớn từ khâu chà nhám.
Hiện nay thể tích 2 thùng chứa bột ván chà nhám và ván cắt cạnh là 100m3, tuy nhiên vẫn còn lượng dư khá lớn vì thế mà chất thải sinh ra cũng lớn. Nhà máy đem các phế phẩm này bán cho lò gạch làm chất đốt nhưng đó cũng không phải là các giải pháp tối ưu vì khi đốt chúng cũng sinh ra các loại khí thải và tro muội gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Các nguồn khác
Rò rỉ dầu mỡ của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, trong quá trình bơm dầu FO vào bồn chứa cũng như việc trong lúc vận chuyển hàng hóa. Dầu FO, DO vương vãi ra vùng đất xung quanh ngấm xuống đất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Khi có nước mưa chảy tràn các chất này theo đó đi và nguồn nước mặt cụ thể là các con suối, sông nằm trên địa bàn.
Nguy cơ rò rỉ các chất phóng xạ trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, vận hành. Chất phóng xạ sử dụng ở nhà máy gồm 2 loại thuộc nguồn Cs -137 do hãng CDC 800 Nycomed Amersham của Anh sản xuất nhằm mục đích kiểm tra mức dăm trong bình áp suất nhiệt. Nếu có sơ suất xảy ra sẽ rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng con người.
Nguy cơ c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status