Haemophilus influenzae tiết men beta-Lactamase - kết quả nghiên cứu đa trung tâm trên 248 chủng phân lập được tại Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Haemophilus influenzae tiết men beta-Lactamase - kết quả nghiên cứu đa trung tâm trên 248 chủng phân lập được tại Việt Nam



Nguyên nhân của các sự khác biệt này có phải là do tỷ lệ khác nhau về nguồn gốc bệnh phẩm phân lập được vi khuẩn hay không? Phân tích trên bảng 2 trình bày về nguồn gốc các vi khuẩn H. influenzae phân lập được theo các bệnh viện và tỷ lệ tiết men beta-lactamase tương ứng, chúng ta thấy sự khác biệt về tỷ lệ tiết beta-lactamase của H. influenzae theo bệnh viện không có mối quan hệ rõ nét với nguồn gốc vi khuẩn là invasive hay non-invasive.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uẩn H. influenzae kháng ampicillin bằng cơ chế tiết men b-lactamase gia tăng hơn gấp đôi: từ 15%(9,10) lên đến 42% và thậm chí ở vài bang lên đến trên 50%(11). Ngoài sự gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng ampicillin bằng cơ chế tiết men b-lactamase, H. influenzae còn có thể có các cơ chế khác giúp đề kháng kháng sinh như cơ chế biến đổi protein gắn penicillin (PBP) để đề kháng ampicillin(12,13), amoxicillin/clavulanate(14) và các cephalosporin thế hệ 2 khác(15), cơ chế tăng thải và biến đổi ribosome để đề kháng các macrolides(9)...Chính những khuynh hướng đề kháng này đã khiến H. influenzae trở thành một đối tượng vi khuẩn rất cần được giám sát không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả phạm vi quốc tế để giúp các nhà y học có thể có được các chiến lược phòng chống cũng như điều trị kháng sinh hợp lý và hữu hiệu hơn trước các trường hợp nhiễm khuẩn H. influenzae, một nhiễm khuẩn rất thường gặp đối với các nhà lâm sàng.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đa trung tâm với hai bệnh viện tại miền Bắc là Bệnh viện Bạch Mai và Viện Lâm Sàng Bệnh Nhiệt Đới, một bệnh viện tại miền Trung là Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, bảy bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh là Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện An Bình và Bệnh viện Tai Mũi Họng. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 1/2003 đến 6/2005. Đối tượng là vi khuẩn H. influenzae với tiêu chuẩn đưa vào là các chủng phân lập được từ các bệnh phẩm gửi đến xét nghiệm vi sinh thường qui tại các phòng thí nghiệm vi sinh các bệnh viện kể cả các bệnh phẩm là quệt họng nếu trên mặt thạch phân lập, vi khuẩn H. influenzae chiếm đa số. Tiêu chuẩn loại trừ không đưa vào nghiên cứu là các chủng vi khuẩn được phân lập trước tháng 1/2003 và được lưu trữ tại phòng thí nghiệm trước thời gian này, hay là các chủng phân lập được trên cùng một bệnh nhân ở hai vị trí lấy bệnh phẩm khác nhau hay là ở hai thời điểm khác nhau, hay là các chủng phân lập từ quệt họng của bệnh nhân khoẻ mạnh hay không bị nhiễm khuẩn hô hấp. Các chủng H. influenzae phân lập được từ các bệnh viện được cấy giữ trên mặt các ống thạch nâu (CA) chế từ máu ngựa và gửi ngay trong vòng không quá một tuần đến trung tâm nghiên cứu là phòng thí nghiệm vi sinh của Bộ môn Vi Sinh, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tại trung tâm nghiên cứu, các chủng H. influenzae được cấy phân lập lại trên mặt các hộp thạch nâu chế từ máu ngựa và ủ trong bình nến ở 37oC qua đêm, sau đó định danh xác định lại là H. influenzae dựa trên nhu cầu X và V với các que X và V mua từ hãng Becton Dickenson (BD). Để thuận tiện cho việc nghiên cứu hàng loạt, các chủng được khẳng định là H. influenzae được trung tâm nghiên cứu giữ chủng trong các ống môi trường TSB (trypticase soy broth) có 20% glycerol và lưu trữ ở -70oC. Khi làm thử nghiệm hàng loạt, các chủng H. influenzae lưu trữ được cấy lại trên môi trường thạch nâu máu ngựa và sau đó được làm kháng sinh đồ theo phương pháp khuếch tán kháng sinh trong thạch theo các chuẩn mực của NCCLS với các đĩa kháng sinh ampicillin (10mcg), amoxicillin-clavulanic acid (10-5mcg), cefuroxime (30mcg), cefaclor (30mcg), azithromycin (15mcg) và sulfamethoxazol-trimethoprim (27.75-1.25mcg) mua từ hãng Biorad. Môi trường làm kháng sinh đồ là môi trường HTM (Haemophilus Test Media) do trung tâm nghiên cứu pha chế theo hướng dẫn của NCCLS từ môi trường thạch Mueller Hinton Agar mua từ hãng BD, yếu tố V và bovine hemin mua từ Sigma. Song song với làm kháng sinh đồ, vi khuẩn H. influenzae cũng được làm thử nghiệm phát hiện men beta-lactamase bằng đĩa giấy cefinase cũng mua từ hãng BD theo qui trình hướng dẫn kèm theo. Vi khuẩn được dùng kiểm tra chất lượng các đĩa kháng sinh và qui trình kháng sinh đồ phương pháp khuếch tán kháng sinh trong thạch là H. influenzae ATCC 49247 và H. influenzae ATCC 49766; vi khuẩn được dùng kiểm tra chất lượng đĩa Cefinase và qui trình phát hiện beta-lactamase là S. aureus ATCC 29213 và S. aureus ATCC 25922. Các thử nghiệm kiểm tra chất lượng được làm song song với mỗi lần làm thử nghiệm hàng loạt. Các kết quả được ghi nhận đồng thời trên giấy và trên file Exel để dễ dàng cho việc thồng kê và phân tích sau này.
Kết quả
Trong thời gian từ 1/2003 đến 6/2005, có 248 chủng H. influenzae được thu nhận từ 10 bệnh viện khác nhau, bao gồm: Viện Lâm Sàng Bệnh Nhiệt Đới (33 chủng), Bệnh Viện Bạch Mai (50 chủng), Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định (39 Chủng), Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng (17 chủng), Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch (62 chủng), Bệnh Viện Nhi Đồng 1 (28 chủng), Bệnh Viện Chợ Rẫy (9 chủng), Bệnh Viện An Bình, Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương, và Bệnh Viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh (10 chủng). Xét về nguồn gốc bệnh phẩm, có 194 chủng được coi là chủng không xâm lấn (nin-INV=non-invasive) vì được phân lập chủ yếu từ các bệnh phẩm là đàm, dịch phế quản hay dịch tị hầu (trẻ em) lấy từ bệnh nhân bị viêm phổi hay là mủ xoang lấy từ các bệnh nhân bị viêm xoang; 54 chủng còn lại là các chủng xâm lấn (INV=invasive) vì được phân lập chủ yếu từ dịch não tuỷ hay máu lấy từ các bệnh nhân bị viêm màng não mủ với hầu hết là trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi, hay từ tràn dịch màng phổi lấy từ bệnh nhân bị viêm phổi, hay mủ tai giữa lấy từ các bệnh nhân bị viêm tai giữa. Về lứa tuổi của các bệnh nhân, có 92 chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh nhân 2 tháng đến 2 tuổi, 22 chủng phân lập từ bệnh nhân trên 2 tuổi đến 15 tuổi, 79 chủng phân lập từ bệnh nhân 16 đến 69 tuổi, và 55 chủng phân lập từ bệnh nhân trên 60 tuổi. Xét về giới tính, 133 chủng phân lập từ bệnh nhân nam và 115 phân lập từ bệnh nhân nữ.
Phân tích tình hình đề kháng kháng sinh của các 248 chủng H. influenzae nghiên cứu được, chúng tui nhận thấy có 49% (122 chủng) các chủng là tiết được men beta-lactamase, và gần như 100% các chủng tiết beta-lactamase là đề kháng với Ampicillin. Kết quả về tính hình vi khuẩn tiết beta-lactamase và đề kháng các kháng sinh khác được trình bày trong biểu đồ 1 sau đây:
Qua phân tích trên biểu đồ 1, chúng tui nhận thấy 100% các chủng H. influenzae là nhạy cảm với Amoxicillin/clavulanic acid. Không có chủng nào là kháng với cefuroxime và chỉ có 1 chủng được ghi nhận là đề kháng cefaclor. Xét về tỷ lệ nhạy cảm thì có đến 99% là nhạy cảm và 1% là trung gian với cefuroxime, 92% nhạy cảm và 8% là trung gian với cefaclor. Có 8% các chủng đề kháng với azithromycin, 48% kháng ampicillin, và 60% kháng sulfamethxazol-trimethoprim.
Bảng 1 theo sau đây trình bày tỷ lệ tiết men beta-lactamse và đề kháng một số kháng sinh của H. influenzae theo các bệnh viện tham gia nghiên cứu. Phân tích chi tiết chúng tui nhận thấy các vi khuẩn H. influenzae phân lập từ các bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai và Viện Lâm Sàng Nhiệt Đới có tỷ lệ tiết men beta-lactamase cao nhất, 78% và 61%; kế đó là các chủng H. influenzae phân lập từ các bệnh nhân bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, 59%. Tại TP. Hồ Chí Minh, các chủng H. influenzae phân lập từ các bệnh nhân tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện Nhân Dân Gia Định có tỷ lệ tiết men beta-lactamase thấp hơn khá nhiều, 27% v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status