Thực trạng một số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Thực trạng một số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên



MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Đặc trưng và tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp 3
1.2 Các bệnh thường gặp của nhà nông 5
1.2.1. Say nóng (hội chứng quá nhiệt cấp) 5
1.2.2. Say nắng (bệnh xạ nhiệt) 6
1.2.3. Ảnh hưởng của khí NH36
1.2.4. Ảnh hưởng của H2S 7
1.2.5. Vi sinh vật trong không khí 8
1.3 Những bệnh vật nuôi lây sang người và cách phòng chống 9
1.3.1. Bệnh đóng dấu lợn 9
1.3.2. Bệnh E.Coli 10
1.3.3. Bệnh lao 11
1.3.4. Bệnh do liên cầu khuẩn 11
1.3.5. Bệnh Listeriosis 12
1.3.6. Bệnh Salmonellosis 13
1.3.7. Bệnh than 13
1.4 Bệnh ở vật nuôi truyền sang người do ký sinh trùng 14
1.4.1. Bệnh sốt hồi quy 14
1.4.2. Bệnh sán lá ruột lợn 15
1.5 Bệnh ở vật nuôi truyên sang người do virus 15
1.5.1. Bệnh dại ở động vật 15
1.5.2. Bệnh cúm gà 16
1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 17
1.6.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 17
1.6.2. Nghiên cứu trong nước 17
Chương 2: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng 21
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.2.1. Địa điểm 21
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Phương pháp 22
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 22
2.3.3 Kỹ thuật nghiên cứu 22
2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu 23
2.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 23
2.4.2. Các chỉ số về bệnh tật của người chăn nuôi lợn 23
2.4.3. Các chỉ số về yếu tố liên quan tới sức khoẻ người lao động 25
2.5 Xử lý số liệu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 27
3.2 Tình hình bệnh trạng ở người chăn nuôi lợn 30
3.3 Một số yếu tố liên quan đến một số bệnh thường gặp ỏ người
chăn nuôi lợn 36
Chương 4: BÀN LUẬN 43



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bệnh tật của
nhân dân sống tiếp giáp với các vùng khai thác mỏ thì những chứng bệnh có
tỷ lệ mắc cao nhất xếp theo thứ tự từ cao đến thấp: đau khớp, viêm mũi, đau
ngực, mỏi cơ, viêm họng mạn, hội chứng thiếu máu, viêm lợi, chảy máu chân
răng, tăng phản xạ, táo bón [10].
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoá chất dùng để khử khuẩn trong
môi trường thường là Formaldehyt. Cho đến nay, nó được coi là chất gây ung
thư cho con người. Dựa trên cấu trúc hoá học và một số nghiên cứu đã chỉ ra
hơi khí Amoniac và Hydrosulfua, Amoniac và Formaldehyt là những chất hoá
học có ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Theo Từ Quang Hiển (1995) tỷ lệ nhiễm trùng trong chăn nuôi luôn
gắn liền với vệ sinh chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng [11].
Theo Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Văn
Quang (1997). Bệnh cầu trùng gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang
bệnh ở dạng mạn tính và là nguồn gieo dắt cho môi trường. Tỷ lệ mắc các
bệnh này ở gà tăng lên vào những tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa thu,
đây là điều kiện môi trường dễ gây bệnh dịch cho gia súc, gia cầm, do vậy
người chăm sóc gia cầm cần biết được để phòng chống bệnh cho gia súc,
gia cầm đồng thời bảo vệ sức khoẻ cho bản thân [18], [25], [30].
Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu nóng
ẩm, trứng sán có thể phát triển thành mao ấu quanh năm. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Lan (1999) tỷ lệ lợn bị nhiễm sán nhiều nhất vào vụ hè thu
và nhiệt độ thích hợp cho các loại sán phát triển vào 18 - 350C, chính vì vậy
người chăn nuôi gia súc, gia cầm cần có thái độ nhìn nhận vấn đề này một
cách cụ thể để phòng lây sang người [15].
Bên cạnh các yếu tố nhiệt độ có, còn phải kể đến các yếu tố về ẩm độ
bởi độ ẩm là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc.
Khi độ ẩm tăng làm cho chất độn trong chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm
mốc làm ảnh hưởng xấu tới người chăm sóc chúng.
Cũng cần kể tới một số chất độc hại tới sức khoẻ tồn tại trong môi
trường chuồng trại chăn nuôi như NH3, H2S. Các chất này có được là do vi
khuẩn trong chuồng nuôi phân huỷ các chất hữu cơ trong phân, nước giải và
chất độn. Các chất này có thể làm tổn thương đến nhiều hệ thống cơ quan như
hệ hô hấp, tiêu hoá, da của người và các loại gia súc, gia cầm, vật nuôi
khác...Trong các công trình nghiên cứu của Trần Thanh Hà, Tạ Tuyết Bình,
Phạm Ngọc Quỳ và cộng sự đều cho thấy công nhân chăn nuôi bò sữa, gà,
lợn... luôn chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố độc hại như NH3, H2S,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Formaldehyt, bụi tổng hợp, mùi khó chịu, ô nhiễm vi sinh vật ở mức độ cao.
Các tác giả cũng cho rằng các nguy cơ về sức khoẻ lâu dài luôn luôn tiềm ẩn,
đặc biệt là sự gia tăng các bệnh về hô hấp, tiêu hoá, ngoài da [7], [16].
Để công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người nông dân được tốt
đặc biệt là người chăn nuôi cần nhiều những công trình nghiên cứu và đầu tư
hơn nữa vì cho đến nay những công trình nghiên cứu như thế vẫn chưa nhiều.
Các công trình nghiên cứu về sức khoẻ của người nông dân chăn nuôi lợn qui
mô nhỏ tại các vùng nông thôn hầu như đang bị lãng quên do vậy một đề tài
nghiên cứu có tính hệ thống cũng là rất cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người lao động trong các hộ gia đình chăn nuôi
lợn quy mô nhỏ. Các hộ chăn nuôi với mức thường xuyên có 20 con lợn trở
lên (hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ là hộ thường xuyên chăn nuôi từ 20 đến <
200 con lợn), ở đây sẽ có môi trường đặc thù do ảnh hưởng của chăn nuôi,
người lao động sẽ phải mất nhiều thời gian vào công việc chăn nuôi (> 4h /1
ngày). Các cá nhân trong hộ sẽ được chọn là những người thường xuyên làm
công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, thu gom phân và chất
thải của lợn (lao động chính; lao động trong vòng 1/2 ca trong một ngày).
Thông thường mỗi gia đình sẽ có từ 1-3 người là lao động chăn nuôi chính.
Các hộ chăn nuôi mà người chăn nuôi làm việc với thời gian lao động < 4h sẽ
không được chọn vào đối tượng nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
Địa điểm nghiên cứu được chọn chủ đích là huyện Phú Bình. Đây là một
huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, gồm 23 xã và một thị trấn.
Huyện có điều kịên kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; là huyện thuần nông,
không có gì đặc biệt về kinh tế, chính trị, xã hội so với các huyện đồng bằng
khác. Huyện có tỷ lệ các hộ gia đình chăn nuôi lợn chiếm 70 - 80%, các hộ
gia đình chăn nuôi từ 10 con trở lên chiếm tỷ lệ 10 - 12 %. Xã Kha Sơn có
diện tích 1.041 ha, có số dân là 1.900 hộ, số hộ chăn nuôi lợn là 1.615 hộ,
trong đó số hộ có chăn nuôi lợn từ 20 con trở lên là 183 hộ, chiếm tỷ lệ
11,5%. Xã Kha Sơn phía Bắc giáp thị trấn Hương Sơn - Phú Bình, phía Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
giáp xã Thanh Vân - Hiệp Hoà - Bắc giang, phía Đông giáp xã Thanh Ninh -
Phú Bình, phía Tây giáp xã Đồng Tân - Hiệp Hoà - Bắc Giang.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Tháng 5 - 2007 đến tháng 7 - 2008.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang nhằm
mô tả tình trạng bệnh lý và một số yếu tố liên quan đối với bệnh thường gặp ở
người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ.
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu tính theo công thức:
Do tỷ lệ các nhóm bệnh ở người chăn nuôi có thể dao động chúng tui
chọn p = 0,5.
Với p = 0,5 thì:
q = 1- p = 1 - 0,5 = 0,5
Với d = 0,05, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 400 (n = 400).
- Chọn mẫu: chủ đích l
xã Kha Sơn - Phú Bình - Thái Nguyên, sau đó chọn
ố người chăn nuôi trong khu vực nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn mẫu.
2.3.3 Kỹ thuật nghiên cứu
- Lâm sàng: khám phát hiện bệnh cho người chăn nuôi lợn do các bạn sỹ
chuyên khoa sâu tại trường Đại học Y khoa Thái Nguyên và bệnh viện đa
khoa Trung ương Thái Nguyên thăm khám. Tổ chức khám 02 ngày tại trạm y
tế Kha Sơn - Phú Bình (02-03/03/2008); với 07 bàn khám (Tim mạch, Hô
hấp, Tiêu hoá, Cơ Xương Khớp, Da liễu, Mắt, Tai Mũi Họng). Tiêu chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
chẩn đoán xác định các nhóm bệnh dựa theo phân loại bệnh quốc tế ICD 10
và tiêu chuẩn phân loại bệnh của Bộ Y tế Việt Nam năm 1997.
* Một số định nghĩa về bệnh:
- Mắc triệu chứng/bệnh: là những trường hợp ốm, đau (có tổn thương
cơ năng, thực thể) của những người mắc ít nhất một triệu chứng bệnh hay
một bệnh điều tra có ảnh hưởng đến lao động, học tập, sinh hoạt của bản thân.
- Bệnh cấp tính là bệnh có triệu chứng kéo dài dưới 3 tháng thường
trong vòng 1-2 tuần th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status