Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội


Chương 1

Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân Hàng Thương Mại

1.1 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế
1.1.1.1 Các khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân được tổ chức ra để hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định với mục
đích công ích hay thu lợi nhuận. Thông thường cần có 3 điều kiện sau để được công nhận
là một doanh nghiệp :
- Có tư cách pháp nhân đầy đủ ( doanh nghiệp được Nhà nước thành lập, công nhận hay
cho phép hoạt động ) .
- Có vốn pháp định dể kinh doanh.
- Có tên gọi và hoạt động với danh nghĩa riêng, chịu trách nhiệm độc lập về mọi hoạt
động kinh doanh của mình.
Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú, có thể
phân loại các doanh nghiệp theo các tiêu chí sau :
Thứ nhất: dựa vào quan hệ sở hữa về vốn và tài sản, các doanh nghiệp được chia thành
doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp.
- Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập,đầu tư vốn và quản lý
nó với tư cách là chủ sở hữu.
- Doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp do cá nhân đầu tư vốn và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp là các doanh nghiệp có sự đan xen của các hình thức sở
hữu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp.
Cách phân loại này chỉ rõ quan hệ sở hữu về vốn và tài sản trong các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau. Đồng thời là một trong các căn cứ để Nhà nước có chính
sách kinh tế và định hướng phát triển phù hợp đối với từng loại doanh nghiệp.
Thứ hai: dựa vào mục đích kinh doanh nười ta chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích.

- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập hay
thừa nhận, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.Mục tiêu số một là thu lợi nhuận
tối đa.
- Doanh ghiệp hoạt động công ích ( thường là doanh nghiệp Nhà nước ) là tổ chức kinh
tế thực hiện các hoạt động về sản xuất, lưu thông hay cung cấp các dịch vụ công cộng, trực
tiếp thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước hay thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc
phòng. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp này là hiệu quả kinh tế và xã hội.
Phân loại theo hình thức này là cơ sở để chọn tiêu thức đánh giá lợi ích xã hội của doanh
nghiệp cho hợp lý và là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chính sách tài trợ
của Nhà nước.
Thứ ba: dựa vào lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có thể chia làm hai loại là doanh
nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính.
- Doanh nghiệp tài chính là các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng thương
mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm...Những doanh nghiệp này có khả năng cung ứng
cho nền kinh tế các loại dịch vụ về tài chính, tiền tệ, tín dụng, bảo hiểm...
- Doanh nghiệp phi tài chính là các doanh nghiệp lấy sản xuất kinh doanh sản phẩm làm
hoạt động chính.
Phân loại theo tiêu thức này chỉ ra chức năng của từng loại doanh nghiệp. Chức năng chủ
yếu của các doanh nghiệp tài chính là làm môi giới thu hút và chuyển giao vốn từ nới thừa
vốn đến nơi thiếu để đầu tư phát triển kinh tế. Đối với các doanh nghiệp phi tài chính, chức
năng chủ yếu là cung cấp các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ phi tài chính đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Qua tiêu thức phân loại này Nhà nước có thêm căn cứ để
hoạch định các chính sách quản lý phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp trong từng
ngành nghề,
Thứ tư: dựa vào quy mô kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành các loại doanh
nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.
Việc quy định thế nào là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ là tuỳ từng trường hợp vào điều kiện kinh tế
xã hội cụ thể của từng nước và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát
triển kinh tế. Tại nước ta, tiêu chí phân loại DNVVN đã được quy định tạm thời tại công
văn ssố 681/CP – KTN ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định tại công

[hr:1fz7vxrg][/hr:1fz7vxrg]Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status