Thiết kế bể lắng ngang và bồn lọc áp lực xử lý nước ngầm huyện Nhà Bè - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Thiết kế bể lắng ngang và bồn lọc áp lực xử lý nước ngầm huyện Nhà Bè



Nhiệm vụ của giàn mưa là:
Hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ , Mn2+ thành Mn4+ để dễ dàng kết tủa, dễ lắng đọng.
Khử khí CO2 , H2S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân Sắt và Mangan, nâng cao năng suất của các công trình lắng và lọc.
Tăng lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rị cao là chất xúc tác rất tốt trong quá trình oxy hóa khử mangan cũng như khử sắt. Cặn hyđroxit mangan hóa trị IV Mn(OH)4 có màu hung đen.
Trong thực tế cặn và chất lắng đọng trong đường ống, trên các công trình là do hợp chất sắt và mangan tạo nên, vì vậy, tùy thuộc vào tỷ số của chúng, cặn có thể có màu từ hung đỏ đến màu nâu đen. Quá trình oxy hóa diễn ra ngay với các chất dễ oxy hóa, do vậy , để oxy hóa hàm lượng mangan xuống đến 0,2 mg/l, pH của nước phải có giá trị xấp xỉ bằng 9.
Kết quả thực nghiệm cho thấy khi pH < 8 và không có chất xúc tác thì quá trình oxy hóa mangan (II) thành (IV) diễn ra rất chậm, độ pH tối tưu thường trong khoảng từ 8,5 đến 9,5.
Với hàm lượng tương đối thấp, ít khi vượt quá 5 mg/l. Tuy nhiên, với hàm lượng mangan trong nước lớn hơn 0,1 mg/l sẽ gây nhiều nguy hại trong việc sử dụng giống như trường hợp nước chứa sắt với hàm lượng cao
Đặc tính của nước ngầm
Những đặc tính cơ bản của nước ngầm thường thấy là pH thấp, hàm lượng Sắt, hàm lượng Mangan và hàm lượng CO2 cao. Độ khoáng hóa, độ đục, độ màu ít hay không thay đổi. Một số nơi, nước ngầm có độ cứng khá cao, đôi khi bị nhiễm nitrat, nhiễm mặn, silic, asen, E.coli, Coliform….
Ưu-nhược điểm của việc lựa chọn nước ngầm cho mục đích cấp nước
Ưu điểm:
Nước ngầm là một tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của những yếu tố khí hậu như hạn hán. Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước mặt.
Chủ động trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa vì nước ngầm có thể khai thác với nhiều công suất khác nhau. Nước ngầm còn có thể khai thác tấp trung như các nhà máy nước ngầm, các xí nghiệp, hay khai thác phân tán ở các hộ dân cư. Đây chính là ưu điểm nổi bật của nước ngầm trong vấn đề cấp nước nông thôn.
Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung rẻ hơn so với xử lý nước mặt.
Nhược điểm:
Khai thác nước ngầm với nhịp độ cao sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp xuống, một mặt việc này dẫn đến quá trình xâm nhập mặn, mặt khác làm cho nền đất bị võng xuống gây hư hại cho các công trình xây dựng và đó cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng sụt lún đất.
Việc khai thác nước ngầm với quy mô và nhịp độ quá cao sẽ làm cho hàm lượng muối trong nước tăng lên và dẫn đến tăng chi phí xử lý cho việc xử lý nước trước khi đi vào sử dụng.
Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Các chỉ tiêu về chất lượng nước
Các chỉ tiêu lý học
Nhiệt độ: nhiệt độ nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nước và nhu cầu tiêu thụ.
Độ màu: độ màu thường là do các chất bẩn trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt, mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ. Các chất mùn humic gây ra màu vàng. Còn các loại thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay công nghiệp thường có màu xanh đậm hay đen.
Độ đục: Nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt, khi trong nước có các vật lạ như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật…thì khả năng truyền ánh sáng bị giảm đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng là một đại lượng tương quan đến độ đục của nước.
Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hay các sản phẩm từ các các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có thể có mùi đất, mùi tanh, mùi hôi. Nước sau khi khử trùng với các hợp chất clo có thể bị nhiễm mùi clo hay clophenol.
Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, đắng, chát…
Độ nhớt: độ nhớt là đại lượng biểu thị lực ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng với nhau. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các muối hòa tan trong nước tăng, giảm khi nhiệt độ tăng.
Độ dẫn điện: độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng của các chất khoáng hòa tan trong nước, và dao động theo nhiệt độ.
Tính phóng xạ: Tính phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ có trong nước tạo nên. Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán phân hủy rất ngắn nên nước thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ từ nước thải và không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt quá giới hạn cho phép.
Các chỉ tiêu hóa học
Thành phần ion của nước thiên nhiên: Trong đại đa số các trường hợp thành phần ion của nước thiên nhiên được xác định bởi các ion: Ca2+, Mg2+, K+, HCO3-, SO42-, Cl-. Các ion còn lại chiếm số lượng rất bé, tuy đôi khi chúng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước.
Hàm lượng oxi hòa tan(DO): oxi hòa tan trong nước phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, thành phần, tính chất nguồn nước. Áp suất tăng, độ hòa tan của oxi của nước tăng, ngược lại khi nhiệt độ tăng độ hòa tan của oxi vào nước giảm. Hàm lượng oxi hòa tan trong nước tuân theo định luật Henry. Thông thường, nồng độ oxi hòa tan ở thời điểm tới hạn là 8mg/l.
Độ pH: Đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước (pH = -log(H+), phản ánh tính chất của nước là axit, trung tính hay kiềm.
Độ kiềm: đặc trưng bởi các muối của axit hữu cơ như bicacbonat, cacbonat, hydrat… Người ta cũng phân biệt độ kiềm theo tên gọi của các muối. Độ kiềm có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả xử lý nước. Trong một số trường hợp, khi độ kiềm thấp, cần thiết phải bổ sung hóa chất để kiềm hóa nước.
Độ oxi hóa: (BOD) thường tính bằng mg/l O2, đặc trưng bởi nồng độ các chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ dễ oxi hóa.
Hàm lượng Sắt: nước ngầm ở nước ta thường có hàm lượng sắt lớn.
Hàm lượng Mangan: thường gặp trong nước ngầm cùng với sắt ở dạng bicacbonat Mn2+.
Axit Silic: trong nước ngầm thường gặp nồng độ silic cao, khi 6,5£pH£7,5 gây khó khăn cho việc khử sắt. Nồng độ axit silic lớn cản trở việc sử dụng nước cho nồi hơi áp lực cao.
Các hợp chất của Nitơ : các hợp chất hữu cơ có trong nước thường tồn tại dưới dạng amoniac, nitrit, nitrat và nito tự do. Tồn tại những hợp chất này chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải. Có NH3 chứng tỏ nước đang bị nhiễm bẩn rất nguy hiểm đặc biệt cho cá; có HNO2, HNO3 chứng tỏ nước nhiễm bẩn đã lâu, các quá trình oxi hóa đã kết thúc.
Clorua và Sunfat: có trong nước thiên nhiên thường dưới dạng các muối nitrit, canxi và magie. Ion Cl- có trong nước tự do hòa tan các muối khoáng hay do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Nước chứa ion Cl- có tính xâm thực đối với bêtông.
Các hợp chất phốt phát: trong nước hàm lượng phốt pho cao sẽ thúc đẩy quá trình phú dưỡng hóa.
Iot và Florua: có trong nước thiên nhiên dưới dạng ion, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Florua cho phép tới 1mg/l. Thiếu florua sinh bệnh đau răng, thừa gây hỏng men răng. Iot cho phé...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status