Báo cáo Thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố Lạng Sơn - pdf 15

Download miễn phí Báo cáo Thực tập và đo vẽ bản đồ khu vực thành phố Lạng Sơn



Lạng Sơn là vùng có diện tích rộng trong toàn quốc, nơi đây là một vị trí chiến lược hét sức quan trọng, là đầu mối giao thông lớn giữa Việt Nam – Trung Quốc. Vùng thành phố lạng Sơn nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam có đặc điểm khá đặc biệt về mặt kiến tạo cũng như lịch sử phát triển địa chất. Nơi đây phân bố các thành tạo carbonat, lục nguyên, magma phun trào axit và mafic có tuổi khác nhau từ Cacbon đến Neogen.
Khu vực nghiên cứu nằm trong phân mảng lục địa hoạt hoá kiến tạo Trung Việt trong thời kì cuối Proterozoi – cuối Pleozoi. Sau đó hoạt động tách dãn nội mạng dọc theo đới sông Mã - Sông Đà đã tác động đến vùng nghiên cứu, làm xuất hiện một số đứt gãy sâu – rift theo phương ĐB – TN. Trong vùng hình thành các mảng trùng với cá hoạt động magma dọc theo các đứt gãy đã nêu. vào cuối Trias vùng chịu tác động dồn ép, nâng cao, khép kín các đới căng võng trầm tích, chuyển vùng sang chế độ lục địa. Tuy nhiên ở phía ĐN hoạt động hạ võng trầm tích khép kin các đới căng võng vẫn tiếp tục diễn ra từ Jura qua Creta đến đầu Paleogen tạo nên các dải trầm tích lục địa, các phun trào axit. Một số nơi phát hiện các thành tạo magma bazan liên quan đến các lò ở dưới sâu dạng hotspot.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rong khu vực Thành Phố Lạng Sơn,xem set các khu vực xung quanh và căn cứ vào các thành tạo khác già hơn xếp các đá trên vào hệ tầng Đồng Đăng có tuổi Pecmi muộn.
Quan hệ dưới là bất chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng Bắc Sơn. Quan hệ trên là quan hệ chỉnh hợp trên các đá cát kết, bột kết của hệ tầng Lạng Sơn. Chiều dày của hệ tầng khoảng 150m.
II. Giới Mesozoi (MZ):
1. Hệ Trias - Thống dưới - Bậc Indi - Hệ tầng Lạng Sơn (T1ils):
Điệp Lạng Sơn do Dovjieov xác lập cho các trầm tích lục nguyên.Cha các hoá đá của hệ tầng này có:
Phần trên:Claraia aurita,C.stachei,Koninckites.
Phần giữa:Claraia kipáiovae,C.retnamica,C.aurita,Lytophiceras.
Phần dưới:Claraia aurita,C.cf.gervillaeformis,C.Kiparisovae,C.stachei,Lytophiceras sp,Posidonia sp,Gyromitida,Eumorphotis sp,Koninckité sp.
Tuy nhiên hiện nay xếp vào hệ tầng Lạng Sơn.
Qua các lộ trình khảo sát cùng với sự thu thập tài liệu của các nhóm khác cho thấy phạm vi lộ ra của hệ tầng Lạng Sơn khoảng 9km2, phân bố ven thành phố Lạng Sơn thành các dải kéo dài. Dải phía Tây kéo dài khoảng 3,5km, dải phía Đông kéo dài theo hướng TB - ĐN dài 8km, phần phía TN thành phố diện phân bố của hệ tầng mở rộng, diện tích gần 10 km2.
Mặt cắt quan sát của hệ tầng này dọc theo tuyến lộ trình Đông Kinh - Bản lỏng và một số tuyến khác. Mặt cắt bao gồm các đá cát kết, bột kết, sét kết có cấu tạo phân nhịp điển hình. Các lớp có chiều dày từ vài cm đến 70-80 cm. Cấu tạo gặp là cấu tạo phân lớp gợn sóng, cấu tạo phân lớp song2 hay xiên chéo.Quan hệ dưới với hệ tầng Đồng Đăng là quan hệ chỉnh hợp, đôi nơi có bất chỉnh hợp cục bộ. Quan hệ phía trên là quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Kỳ Cùng.
Bề dày của hệ tầng lớn hơn 300m.
IV.2.2. Hệ Trias - Thống dưới - Bậc Olenec - Hệ tầng Kỳ Cùng (T1okc):
Do Đoàn Kỳ Thạch xác lập năm 1977 trên cơ sở tách biệt Lạng Sơn do A.E Dovjicov xác lập năm 1965 làm hai phần:phần dưới là hệ Lạng Sơn(T1ils),phần trên là hệ tầng Kỳ Cùng (T1o kc)
Phạm vi phân bố của hệ tầng Kỳ Cùng khoảng 1km2 tạo thành hai dải kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam.
+ Dải thứ nhất nằm ở phía Tây thành phố dài khoảng 6 km.
+ Dải thứ hai nằm ở phía Đông thành phố dài khoảng 2, 5 km.
Mặt cắt địa tầng được quan sát rõ ràng theo lộ trình Đông Kinh - Nà Pàn. ở khu vực Bản Nà Pàn cấu trúc hệ tầng gồm:
+Phần dưới hệ tầng là các đá vôi màu xam sáng,thành phần chủ yếu là Caco3chứa nhiều tập chất sét.Đá có cấu trúc hạt mịn khá đồng nhất,phân lớp mỏng dày từ 1-2 Cm dến 5-7 Cm.
+Phần giữa của hệ tầng lại xuất hiện tập đá vôi phân lớp mỏng như phần dưới chiều dày10-15 Cm.Ngoài ra còn phân bố các lớp cát kết,bột kết,sét kết,phân nhịp như trên.
+ Phần trên hệ tầng có tập đá vôi dày từ 10-20 Cm phân lớp,dổ về phía Tây Bắc thế nằm 295/_35°.Nằm trên tập đá vôi là lớp sét kết,bột kết hạt mịn,màu vàng,hồng nâu,có thế nằm 300/_15°.Một số nơi trong hệ tầng này gặp các đá như Nodophicerassp,Tritolotes như ở Nà Chuông.
Hệ tầng chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng Lạng Sơn,nằm dưới các đá phun trào xen đá lục nguyên của hệ tầng Sông Hiến chứa các hoá đá định tuổi T2a sh.
Hệ tần này có các hoá đá :Conodonta,Prosphingites sp,Columbites sp,Ammonoidea.
Căn cứ vào hoá đá trong hệ tầng,vào quan hệ hệ tầng và giới hạn xác định tuổi địa tầng có tuổi Olenxi ,xếp vào hệ tầng Kỳ Cùng.Quan hệ trên bị các phun trào xen lục nguyên của hệ tầng Sông Hiến phủ chỉnh hợp lên trên.
Chiều dày của hệ tầng này khoảng 250m
IV.2.3. Hệ Trias - Thống giữa - Bậc Anizi - Hệ tầng Khôn Làng (T2 akl):
Năm 1962, Batle xếp phun trào ở đồng bằng Bắc Bộ vào hệ Triat và cũng trong năm 1962 Boarret gọi là miền Khôn Làng.Hệ tầng Khôn Làng do Vaxilepxkaia lập năm 1962 cho trầm tích núi lửa của đới Khôn làng
Phạm vi của hệ tầng Khôn Làng lộ ra khoảng 15 km2, phân bố ở khu vực phía Tây, phía Đông thành phố. ở phía Tây diện lộ khoảng 18 km2, phía Đông kéo dài dạng hình cung hướng về phía Đông.
Mặt cắt của hệ tầng gồm hai phần:
+ Phần dưới chủ yếu ryolit, tuf, tufit. Đá ryolit cấu tạo khối, có màu xám xanh, xanh lục, rắn chắc.
+ Phần trên chủ yếu là cát, bột kết, tufit và cuội kết.
Cơ sở để xác định tuổi cho các đá phun trào là quan hệ của nó với các đá nằm trên và nằm dưới trong vùng.Thấy rõ hiện tượng xuyên cắt gây biến chất tiếp xúc các đá trầm tích của hệ tầng Lạng Sơn.Về cơ bản hệ tầng này nằm phía trên hệ tầng Kỳ Cùng và bị hệ tầng Nà Khuất phủ lên. Chiều dày của hệ tầng là khoảng 450m.
IV.2.4. Hệ Trias – Thống giữa - Bậc Ladini - Hệ tầng Nà Khuất (T2 lnk):
Năm 1964, Proficove đặt tên các trầm tích màu tím là hệ tầng Nà Khuất. Năm 1977, Trần Văn Trị xếp chúng vào bậc Ladini.
Năm 1984, Trần Đăng Tuyết xếp các trầm tích nói trên vào hệ tầng Nà Khuất.
Theo các nghiên cứu của Bộ môn Địa chất Trường Đại học Mỏ - Địa Chất thì các trầm tích lục nguyên cát, bột, sét kết màu vàng, màu tím được xếp vào hệ tầng Nà Khuất. Hệ tầng có diện lộ khoảng 6, 5 km2, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc Thành phố Lạng Sơn. Các đá là cát, bột, sét kết có màu vàng, màu tím hay màu nâu đỏ. Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng này là tuyến Cao Lộc - Bản Cảm và Đông Kinh - Lộc Bình. Các đá ở đây phần lớn đổ về phía Đông, ĐN cấu tạo phân lớp từ 20-30cm đến gần 1m có tính phân nhịp khá rõ nét.
Căn cứ vào tuổi của các hoá đá trong cát, bột, sét kết của hệ tầng như chân rìu(Castatoria,Myophria), chân đầu xác định các trầm tích ở đây có tuổi Ladini và xếp vào hệ tầng Nà Khuất. Hệ tầng có quan hệ chỉnh hợp trên hệ tầng Khôn Làng và chỉnh hợp phía dưới với hệ tầng Mẫu Sơn.
Chiều dày của hệ tầng >800m
IV.2.5. Hệ Trias - Thống trên - Bậc Cacni - Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms):
Hệ tầng Mẫu Sơn được Dovjicov xác lập vào năm 1965 hệ tầng này gồm các đá trầm tích có màu đỏ,đỏ nâu.
Phạm vi phân bố khoảng 7km2, nằm chủ yếu ở phía ĐB Thành phố. Mặt cắt quan sát tốt nhất là lộ trình Cao Lộc - Bản Cẳm và Nà Chuông - Còn Lượt, đặc điểm thường thấy hệ tầng này là lớp dăm kết, sạn, cuội kết hạt thô phân lớp dày màu đỏ,đỏ nâu,sau đó là các tập cát kết,bột kết màu sắc tương tự.Phần lớn là các đá đổ về phía Đông- Đông Bắc,Đông nam ,góc dốc 20-60°
Trong hệ tầng thấy các hoá đá :Cá giáp,(Gnathestaca),ngành chân khớp thuộc lớp xác cứng(Crustaceae),Eustheria sp,Pserdosthetia sp.
Trầm tích có một số đặc điểm phân biệt với hệ tâng Nà Khuất như màu sắc sặc sỡ hơn,độ hạt lớn hơn,độ mài mòn kém hơn,phân lớp có chiều dày lớn hơn,lên tới hàng trăm mét,góc dốc có thể đạt 60-70°,tính phân nhịp giảm so với hệ tầng Nà Khuất
Quan hệ trên cho thấy hệ tầng Mẫu Sơn được chuyển tiếp từ từ trên hệ tầng Nà Khuất chỉnh hợp lên trên hệ tầng này.Quan hệ này ở ngoài vùng nghiên cứu bị các trầm tích tuổi Jura phủ bất chỉnh hợp lên trên
Chiều dày của hệ tầng khoảng trên 500m.
IV.2.VI. Hệ Jura - Thống trên - Hệ Creta - Hệ tầng Tam Lung (J3-Ktl):
Hệ tầng Tam Lung được các nhà địa chất của Cục Địa chất xác định khi thành lập bản đồ địa chất 1: 200.000, 1: 50.000 khu vự...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status