Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn hiện na - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam,
người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, chiến sĩ xuất sắc của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người là nhà chiến lược thiên
tài đã tìm ra con đường cứu nước, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cuộc đời, sự nghiệp của Người vô cùng trong sáng đẹp đẽ, cao
thượng và hết sức vĩ đại. Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một
kho tàng lý luận hết sức quý giá đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam...". Một trong những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh đó là tư

tưởng về quân sự.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh bao gồm những quan điểm, luận
điểm của Người về cách mạng bạo lực, về khởi nghĩa vũ trang và chiến
tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng hậu
phương và nền quốc phòng toàn dân, về chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật
quân sự ở một nước vốn là thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Trong khuôn khổ tiểu luận này, chúng tui xin chỉ đề cập đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và vận
dụng tư tưởng của Người trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
2
Phần thứ nhất
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng của Lênin về xây dựng quân
đội cách mạng, được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng phải bắt đầu từ việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, trên
cơ sở đó mà xây dựng và phát triển lực lượng quân sự; từ đấu tranh chính
trị tiến lên kết hợp đấu trnah chính trị với đấu tranh vũ trang. Người chỉ
rõ: "Muốn có quân đội vũ trang, phải có đội quân tuyên truyền vận động,
đội quân chính trị trước đã, nên phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị
ngày càng đông. Phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện vác
súng thì mới thắng được".
Nêu cao ngọn cờ đại nghĩa, Người chăm lo giáo dục cho toàn dân
hiểu rõ tại sao phải cách mạng, tại sao phải kháng chiến. Người xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân trong một mặt
trận dân tộc thống nhất. Một nền quốc phòng toàn dân hùng mạnh với sự
tham gia của các ngành, các giới, các lực lượng đã góp phần quyết định
sự thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ và bảo vệ miền Bắc
xã hội chủ nghĩa. Công việc quân sự không phải là riêng của quân đội mà
được đồng bào cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh
vũ trang không còn là lĩnh vực giành riêng cho những đội quân chuyên
nghiệp, toàn dân đã tự giác đứng lên chiến đấu. Hành động quân sự được
thể hiện bằng nghệ thuật toàn dân đánh giặc với lòng dũng cảm phi
thường và trí thông minh sáng tạo tuyệt vời.
3
Đánh giặc bằng sức mạnh của toàn dân, nhưng phải có lực lượng

vũ trang làm nòng cốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến việc
tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đó là đội quân kiểu mới
của Đảng và của dân tộc, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu,
"Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân". Hồ Chí Minh chủ trương
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong đó, bộ phận bộ đội chủ lực
và bộ đội địa phương hợp thành quân đội nhân dân Việt Nam. Tư tưởng
của Người về xây dựng ba thứ quân được thể hiện rõ trong chỉ thị thành
lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tháng 2 năm 1944).
"Về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng".
"Trong khi tập trung lực lượng để thành lập một đội quân đầu tiên cần
phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành
động và giúp đỡ về mọi phương diện".
Đó là đội quân chiến đấu, công tác và sản xuất. Thực tiễn cách
mạng đã chứng tỏ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm
nòng cốt cho toàn dân đánh giặc là hình thức tổ chức phù hợp nhất để
phát huy sức mạnh của cả dân tộc, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh ở
nước ta, phù hợp với nghệ thuật quân sự và cách đánh của chiến tranh
nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân
dân Việt Nam thành một quân đội cách mạng vững mạnh về mọi mặt,
từng bước chính quy, hiện đại. Trước hết, Người chú trọng xây dựng quân
đội vững mạnh về chính trị, trong đó vấn đề cốt lõi là tăng cường bản chất
giai cấp công nhân, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
quân đội, đảm bảo cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với mục
tiêu lý tưởng cách mạng. Người nhấn mạnh xây dựng quân đội vững
mạnh về chính trị là cơ sở, nền tảng để xây dựng quân đội vững mạnh
4
toàn diện, "chính trị là vận mệnh của quân đội cách mạng". Vì vậy "cần
phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Phải tăng cường
giáo dục tư tưởng chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho
toàn quân". Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm xây dựng tinh thần dân chủ,
kỷ luật, đoàn kết cho bộ đội. Người dạy: "Kỷ luật là sức mạnh của quân
đội". "Bộ đội phải nêu cao tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế".
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng quân đội ta thật sự
là quân đội của dân, do dân, vì dân. Người thường xuyên nhắc nhở "Phải
nhớ rằng, nhân dân là chủ. Dân như nước, mình như cá, lực lượng bao
nhiêu là nhờ ở dân hết". "Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội".
"Mình đánh giặc là vì dân nhưng không phải là cứu tinh của nhân dân, mà
mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân". Người chỉ rõ: "phải dựa vào
dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được". Chỉ có
dựa vào dân quân đội ta mới có thể phát triển nhanh chóng, vững mạnh.
Quân đội ta có sức mạnh vô địch vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng
và Bác Hồ xây dựng, lãnh đạo và giáo dục.
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội là
lấy việc bồi dưỡng, xây dựng con người là chính "người trước, súng sau".
Theo Hồ Chí Minh "Bộ đội có tư tưởng vững vàng, kỷ luật khá, thân thể
khoẻ mạnh thì nhất định thắng". Còn nếu "chính trị khá nhưng quân sự
kém, hay chính trị quân sự đều khá nhưng cơ thể yếu đuối thì cũng
không thể thắng được". Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ ra
sức phấn đấu để có phẩm chất và năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng. Đề cao vai trò con người nhưng
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao trình độ, vũ khí, trang bị. Người
xác định quân đội phải "tiến lên chính quy, hiện đại", bao gồm nhiều
quân, binh chủng, có quy mô tổ chức và số lượng hợp lý, có chất lượng
ngày càng cao. Người đặc biệt quan tâm đến việc nuôi dưỡng bộ đội,


/file/d/0B7jXck ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status