Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình ảnh
Đặt vấn đề 1
Chương I: Khái quát chung về mai vàng 2
1.1. Phân loại thực vật 2
1.2. Đặc điểm sinh học và hình thái 2
1.2.1. Mai Tứ Quý 2
1.2.2. Mai vàng 3
1.3. Điều khiện sinh trưởng và phát triển 3
1.4. Sơ lược về các loài Mai vàng phổ biến ở nước ta 4
1.4.1. Mai vàng 5 cánh 4
1.4.2. Mai ghép nhiều cánh 5
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ 7
Chương II: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm 8
2.1. Kỹ thuật trồng Mai vàng 8
2.1.1. Trồng trên đất 8
2.1.1.1. Kỹ thuật làm đất 8
2.1.1.2. Kỹ thuật trồng 8
2.1.2. Trồng trong chậu 9
2.1.2.1. Chậu trồng 9
2.1.2.2. Chất trồng 9
2.1.2.3. Kỹ thuật trồng 10
2.2. Chăm sóc cây Mai trưởng thành 11
2.2.1. Tưới nước 11
2.2.1.1. Chế độ tưới 11
2.2.1.2. Phương pháp và kỹ thuật tưới 12
2.2.2. Bón phân 12
2.2.2.1. Các loại phân có thể sử dụng cho cây Mai 12
2.2.2.2. Phương pháp bón phân 13
2.2.2.3. Những nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật 13
2.2.2.4. Bón phân cho cây Mai 13
2.2.3. Phòng trừ sinh vật hại 15
2.2.3.1. Sâu hại 15
a) Sâu tơ 15
b) Sâu đục thân 16
2.2.3.2. Sinh vật chích hút 17
a) Rệp 17
b) Bọ trĩ (bù lạch) 18
c) Nhện đỏ 19
2.2.3.3. Bệnh 20
a) Bệnh vàng lá 20
b) Bệnh đốm lá 21
c) Bệnh cháy lá 22
d) Bệnh nấm hồng 23
e) Bệnh rỉ sắt 23
f) Bệnh thán thư 24
i) Bệnh đốm đồng tiền 25
2.3. Các phương pháp nhân giống Mai vàng 26
2.3.1. Giâm cành 27
2.3.1.1. Những yêu cầu kỹ thuật 27
2.3.1.2. Quy trình thực hiện 27
2.3.1.3. Chăm sóc cành giâm 28
2.3.2. Chiết cành 29
2.3.2.1. Những yêu cầu kỹ thuật 29
2.3.2.2. Quy trình thực hiện 29
2.3.2.3. Chăm sóc cành chiết 30
2.3.3. Phương pháp ghép 30
2.3.3.1. Những yêu cầu kỹ thuật 31
2.3.3.2. Quy trình thực hiện 31
a) Ghép nêm 31
b) Ghép mắt 34
2.3.3.3. Chăm sóc mắt ghép và cành ghép 36
2.4. Điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm 36
2.4.1. Quá trình nở hoa của Mai vàng 36
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của Mai vàng 37
2.4.3. Điều khiển Mai vàng ra hoa 38
2.4.3.1. Kìm hãm và thúc đẩy sự lão hóa của lá Mai 38
2.4.3.2. Chọn thời điểm lảy lá Mai 38
2.4.3.3. Các biện kìm hãm và thúc đẩy Mai ra hoa 39
Chương III: Kết luận và kiến nghị 41
Tài liệu tham khảo
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ùi không phù hợp có thể là một trong những nguyên nhân làm cây Mai bị bệnh, suy yếâu và chết. Do đó số lần và lượng nước tưới cho cây Mai trong ngày (đặc biệt là cây trồng trong chậu) cần thật linh động sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của môi trường: những ngày nhiều nắng, nhiều gió, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí giảm, sự thoát hơi nước của cây tăng cần tưới nhiều và ngược lại.
- Vào mùa nắng có thể tưới mai từ 2 – 3 lần 1 ngày. Mùa mưa có thể 2 ngày 1 lần hay không cần tưới nếu chậu trồng vẫn đảm bảo đủ độ ẩm.
- Bên cạnh đó, việc tưới nước cho cây mai cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản là:
+ Tưới khi cây cần nước: ở đa số thực vật nói chung và cây Mai vàng nói riêng, khi có ánh nắng, khí khổng trên lá cây sẽ mở để thoát hơi nước và quang hợp nên khi đó cây sẽ hút nước. Do vậy, để việc tưới nước đạt hiệu quả cao nhất nên tưới thật đẫm cho cây sau 8 giờ sáng. Những lần sau (khoảng 11 – 15 giờ) có thể tưới bổ sung và tưới giảm nhiệt.
+ Tưới đủ nước: vào những ngày nắng nóng kéo dài, cây thoát hơi nước nhiều mà lượng nước cung cấp không đầy đủ, sự cân bằng nước sẽ bị phá hủy, sự sinh trưởng của cây sẽ ngừng trệ, lá mau bị lão hoá và rụng à ảnh hưởng đến sự ra hoa vào những tháng cuối năm. Vì vậy, để tránh tình trạng trên cần cung cấp đầy đủ nước cho cây Mai.
+ Cây bị suy yếu, ít lá cần lượng nước ít hơn so với cây phát triển tốt, có nhiều lá. Riêng cây Mai vừa bứng, nhu cầu về nước không nhiều chỉ nên tưới vừa ẩm bầu đất.
- Ngoài ra vào những buổi trưa nắng nóng, nhiệt độ quá cao, cây Mai sẽ ngừng quang hợp nên tưới giảm nhiệt nhằm tạo ra khí hậu tiểu vùng với mục đích: tăng độ ẩm môi trường và giảm nhiệt độ giúp cho cây quang tổng hợp tốt.
2.2.1.2. Phương pháp và kỹ thuật tưới:
Tưới phun mưa lên lá và vào mặt chậu là phương pháp thích hợp cho đa số các loài cây được trồng trong chậu nói chung và cây Mai nói riêng vì đáp ứng được yêu cầu: phân phối lượng nước thấm đều khắp bề mặt chất trồng trong chậu, lực của giọt nước rơi xuống mặt chậu nhẹ nhàng.
2.2.2. Bón phân
2.2.2.1. Các loại phân có thể sử dụng cho cây Mai
- Phân hữu cơ: là loại phân có hàm lượng N-P-K thấp nhưng rất cần thiết cho cây Mai nhờ cung cấp đầy đủ các chất khoáùng đa lượng và vi lượng, tạo môi trường thuận lợi cho hệ rễ hoạt động và phát triển, có đặc điểm là phân giải chậm nhưng cây hấp thu dễ dàng và triệt để.
Các loại phân hữu cơ thường được sử dụng cho cây Mai gồm: phân chuồng, phân rác, các phụ phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp như bánh dầu,…
- Phân vô cơ: là phân bón hoá học có tác dụng nhanh và hữu hiệu, có tính chuyên biệt cao, ổn định về hàm lượng tuy nhiên nếu sử dụng không đúng kỹ thuật sẽ gây hại cho cây.
Phân vô cơ gồm có 2 thành phần chính là: khoáng đa lượng (đạm – N, lân – P, kali – K) và khoáng vi lượng (Mn, Zn, Cu,…)
- Phân vi sinh: có nguồn gốc từ phân hữu cơ nhưng được bổ sung thêm những vi sinh vật có ích làm cho đấât trồng tơi xốp, phì nhiêu hơn và rễ cây hoạt động tốt hơn. Nhược điểm của loại phân này là khi sử dụng cần hạn dùng thuốc bảo vệ thực vật.
2.2.2.2. Phương pháp bón phân
- Bón trực tiếp vào đất: phân bố lượng phân đều quanh rìa vành chậu hay quanh gốc tương ứng với tán cây phía trên và lấp đất.
- Tưới phân lên đất: hoà tan phân và tưới đều khắp mặt chậu hay vùng đất quanh gốc cây.
- Phun phân lên lá: vơí những cây Mai có bộ rễ yếu hay vào mùa mưa đất trồng luôn ẩm ướt việc phun phân qua lá sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cần tránh phun phân khi trời nắng gắt, nhiều gió,…
2.2.2.3. Những nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật
- Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây cần cân đối và hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển ổn định, bền vững.
- Không bón phân quá gần gốc cây và bón dư.
- Không nên bón quá nhiều phân trong một lần mà nên chia nhỏ lượng phân bón thành nhiều lần, cây sẽ hấp thu tốt hơn và hạn chế tình trạng dư phân.
- Nếu cây Mai đang trong giai đoạn đâm chồi, có lá non khi bón không nên xới đất.
- Những cây Mai sinh trưởng mạnh có nhiều cành lá cần lượng phân bón cao hơn so với cây sinh trưởng kém ít cành lá.
- Bón phân khi cây có lá và lá đã trưởng thành, không bị sâu bệnh.
- Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây sau khi bón.
2.2.2.4. Bón phân cho cây mai
Trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mai có 3 thời kỳ quan trọng và có ảnh hưởng lẫn nhau là:
- Thời kỳ 1: từ tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch). Đây là giai đoạn phục hồi và sinh trưởng mạnh của cây Mai. Thời kỳ này cây cần lượng dinh dưỡng lớn để phục hồi và tạo cành, nhánh mới. Do đó cần cung cấp nhiều đạm cho cây. Và nên sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu hay có thể phối hợp với các loại phân hoáù học có hàm lượng đạm cao.
- Thời kỳ 2: từ tháng 6 đến tháng 9. Từ cuối tháng 5, lá cây Mai đã thành thục và sung mãn, nụ hoa bắt đầu phân hoá và hình thành. Vậy nên nhu cầu về lân của cây trong giai đoạn này rất cao. Nếu bón thừa đạm thiếu lân trong giai đoạn này những mầm ở nách lá sẽ phát triển thành chồi mới à số lượng nụ hoa hình thành không nhiều, hoa nở muộn và chất lượng không cao. Đồng thời khả năng chống chịu của cây sẽ thấp, cây dễ bị bệnh.
- Thời kỳ 3: từ tháng 10 đến tết Nguyên Đán. Đây là giai đoạn hình thành hoa. Cuối tháng 9 bộ lá cây Mai đã lão hóa và hầu như ngừng sinh trưởng. Nó bắt đầu chuyển màu, bề mặt lá không còn xanh bóng (Hình 2.3), chất dinh dưỡng đang dần được trả lại cho cây để nuôi dưỡng nụ. Vì vậy, giai đoạn này nếu quá trình lão hóa của cây diễn ra chậm cần cung cấp Kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây mau lão hóa và thúc đẩy nụ hoa chín đều; hoa nở rộ, đẹp, lâu tàn.
Hình 2.3: Lá Mai bị mất màu xanh bóng
Bảng 2.1: Lịch bón phân chi tiết cho cây Mai vào các thời kỳ
Tháng (âm lịch)
Loại phân bón
Ghi chú
1 - 5
- Bánh dầu + Dyamic (tỷ lệ 2 :1)
- Bánh dầu + lân hữu cơ sinh học Sông Gianh (tỷ lệ 2 :1)
- Phân chuồng (đã ủ hoai)
Chỉ sử dụng một trong 3 dạng bên. Nếu phối hợp với dạng khác phải đảm bảo lượng N cao hơn P và K
6 - 9
- Lân hữu cơ sinh học Sông Gianh + Dynamic (tỷ lệ 3 : 1)
10 – 12
- Seaweed (rong biển)
- KNO3
Cả 2 loại phân bên đều là phân bón qua lá.
tuỳ từng trường hợp quá trình lão hóa của lá mai mà chọn lựa loại phân và số lần phun thích hợp.
2.2.3. Phòng trừ sinh vật hại
2.2.3.1. Sâu hại
Sâu là một trong những đối tượng gây hại cho cây Mai, nhất là trong giai đoạn Mai ra lá non, đọt non. Nó làm gián đoạn sự phát triển thân và cành của cây Mai.
Trên cây Mai thường có thể có nhiều loại sâu như : sâu tơ, sâu lông, sâu cuốn lá, sâu đục thân,… Nhưng phổ biến nhất là sâu tơ và sâu đục thân.
a) Sâu tơ (Delias aglaia)
- Thuộc Bộ Cánh Vẩy: Lepidoptera
- Họ Bướm phấn: Pieridae
Ÿ Đặc điểm hình thái:
- Sâu trưởng thành là loài bướm phấn đen đốm trắng, dài khoảng 20 – 25 mm, sải cánh rộng 60 – 70 mm. Thân và cánh màu đen, trên cánh có nhiều đốm màu trắng, ở cánh sau có hai đốm màu vàng hình bầu dục...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status