Quản lý và giảm nhẹ tác động của lũ Đồng bằng sông Cửu Long - pdf 15

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I. SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3
II. TỔNG QUAN VỀ LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3
II.1. Lũ là gì 3
II.2. Tình hình lũ lụt ở DBSCL 4
II.3. Nguyên nhân gây lũ ở DBSCL 5
II.4. Một số ảnh hưởng của lũ 9
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA LŨ ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở DBSCL 12
III.1. Biện pháp công trình 12
III.2. Biện pháp phi công trình 18
IV. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA LŨ Ở ĐBSCL 19
IV.1. Biện pháp công trình 19
IV.2. Biện pháp phi công trình 19
KẾT LUẬN 21
Tài Liệu Tham Khảo 22
NỘI DUNG
I. SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hay miền Tây Nam Bộ hay theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây.
ĐBSCL thuộc lãnh thổ Việt Nam là phần cuối cùng của lưu vực sông Mê Kông, nơi dòng sông Mê Kông dài 4.800 km bắt nguồn từ địa phận Trung Quốc gặp biển Đông.
ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 734km², chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 13 tỉnh và thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre và thành phố Cần Thơ. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
ĐBSCL là một trọng điểm kinh tế của nước ta, trong đó dân số chiếm gần 21% (khoảng 16 triệu người), hàng năm đóng góp trên 53% trữ lượng lúa gạo, 95% lượng lương thực và 57% thủy sản cho xuất khẩu, tạo ra một khoản giá trị chiếm 27% GDP của cả nước.
II. TỔNG QUAN VỀ LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
II.1. Lũ là gì
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần.(Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia)
Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp trên lưu vực sông, làm cho nước sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sông, suối. Vào các tháng mùa mưa có các trận mưa lớn, cường độ mạnh, nước mưa tích luỹ nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê), chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng. Lũ lớn và đặc biệt lớn nhiều khi gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cải.

0j45IfAY0W0Y52n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status