Đánh giá mô hình ghép chồi cải tạo giống cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta) tại vùng chuyên canh cà phê ở Đăk Lăk - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Đánh giá mô hình ghép chồi cải tạo giống cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta) tại vùng chuyên canh cà phê ở Đăk Lăk



MỤC LỤC
Lời Thank i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục bảng v
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Đặc điểm nông sinh học cây cà phê vối 4
2.2. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép 14
2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật ghép chồi thay thế trên thế giới, Việt Nam và ở Đăk Lăk 26
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. Nội dung 31
3.2. Đối tượng nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1. Điều tra đánh giá thực trạng canh tác cây cà phê ở Đăk Lăk 34
4.1.1. Hiện trạng các vườn cà phê vối ghép chồi thay thế ở Đăk Lăk 34
4.1.2. Hiện trạng các vườn cà phê chưa ghép chồi thay thế ở Đăk Lăk 38
4.2. Kết quả đánh giá mô hình ghép cải tạo 44
4.2.1. Sinh trưởng của các dòng vô tính sau ghép 36 tháng tại 2 điểm điều tra 44
4.2.2. Năng suất lý thuyết của 5 dòng vô tính tại 2 địa điểm điều tra 45
4.2.3. Phẩm chất quả, hạt của các dòng vô tính và đối chứng tại 2 địa điểm (kế thừa) 48
4.2.4. Đánh giá khả năng nhiễm bệnh gỉ sắt của các dòng vô tính và đối chứng (kế thừa) 51
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g (không cưa). Các cành của cây không mong muốn được cắt đi, để lại một hay hai cành có đỉnh và ghép lên chồi mong muốn. Sau khi ghép thành công và nơi ghép đã liền lại việc cắt ngọn thân chính phía trên vết ghép (Cramer, 1924) có thể được thực hiện từ tháng 9 - 10 để làm tăng sinh trưởng của chồi ghép.
Một thí nghiệm được tiến hành ghép thành công trên cây cà phê không cắt ngọn, cho thấy rằng việc ghép trên cây có nửa tán có ảnh hưởng có ý nghiã đến chiều cao, chiều dài lóng và chu vi thân của cây ghép khi so với cây có đủ tán.
Ghép
Nhiều phương pháp ghép đã được thử nghiệm ở Kenya: ghép chẻ, ghép bên, ghép nêm bên ... Trong số đó ghép bên có tỉ lệ thành công cao nhất so với các phương pháp khác (Wamatu và King' oro, 1993). Ở Ấn Độ, phưong pháp ghép đơn giản nhất và thực tiễn nhất là ghép nêm chẻ được áp dụng rộng rãi ở các nông trường cà phê. Kỹ thuật này được trình bày chi tiết dưới đây.
Vật liệu ghép
+ công cụ ghép
Cưa tay, kéo cắt cành và dao ghép. Cưa tay được sử dụng để cưa gốc ghép. Kéo cắt cành được dùng để loại bỏ các chồi vượt không cần thiết mọc từ gốc đã cưa và dao ghép được dùng để tạo nêm ở chồi ghép và vết chẻ trên gốc ghép. Ngoài ra có một số vật liệu khác như dây nilon, túi nilon dùng để cột và che phủ lên cây sau ghép.
+ Khử trùng dao ghép
Trước khi dùng dao ghép cần được khử trùng bằng cồn. Vì quá trình ghép được thực hiện trong mùa mưa, cây và cành mang rất nhiều bào tử nấm có thể ảnh hưởng đến bề mặt vết cắt của chồi và gốc ghép nếu không tuân thủ biện pháp giữ vệ sinh.
+ Tạo nêm và vết chẻ
Có 2 loại gỗ được sử dụng cho ghép ngoài đồng đối với cà phê, đó là chồi ghép có gỗ mềm và gỗ nửa cứng. Chồi lấy từ cây non khoẻ mạnh cho kết quả ghép tốt hơn cây già. Chồi vượt > 6 tháng tuổi có màu nâu không thích hợp cho ghép vì cho tỉ lệ thành công thấp. Chồi vượt được cắt thành những đoạn cành có 1 đốt, có 2 cành ngang ở nách lá, giữ lại một diện tích là còn một nửa hay 1/3. Dạng khác của chồi ghép là chồi đỉnh có diện tích lá giảm đi 1/2 hay 1/3 kích thước. Chồi ghép nửa cứng cho tỉ lệ ghép tốt hơn trong mùa mưa.
Sau khi tạo hình ở cổ rễ, những chồi mới nảy nở và sẵn sàng cho ghép trong tháng 6 - 7. Chỉ giữ lại 2 chồi khoẻ ở vị trí giữa của gốc ghép còn những chồi khác được vặt đi.
Để tạo một vết chẻ trên gốc ghép, chọn 2 chồi khoẻ trên cây cưa được cắt ngang phía dưới của đốt đầu tiên ở độ cao 5-10 cm và chẻ một đường dọc từ trên xuống ở giữa gốc ghép. ở Kenya, sự để lại lá hay ngay cả cặp cành ngang trên chồi gốc ghép phía dưới vết ghép giúp tăng cao tỉ lệ ghép thành công (Cramer, 1957).
Một chồi vượt nửa cứng, khoẻ mạnh có đường kính bằng cây bút chì được thu từ cây được đánh dấu là xuất sắc và một cành giâm có một đốt được chuẩn bị làm chồi ghép. Để tạo nêm người ta dùng một dao sắc tạo hai vết cắt xiên ở phần thấp hơn của cành giâm một đốt. Lá được cắt đi để lại 1/2-1/3 diện tích lá nhằm ngăn chặn sự thoát hơi nước quá mức thông qua hoạt động hô hấp.
+ Đặt nêm vào trong vết chẻ
Phần nêm của chồi ghép được đặt vào trong vết chẻ của gốc ghép với sự ép nhẹ từ trên xuống và được buộc chặt bằng một dây polythene rộng 1-1,5 cm và chiều dài thích hợp. Cần cẩn thận trong khi quấn dây polythene lên cây ghép nhằm tránh nước mưa xâm nhập có thể gây thối cây ghép.
+ Che phủ cây ghép
Lúc ghép, nếu thời tiết tiếp tục sáng sủa, các cây ghép nên được che phủ bằng những bao polythene không khoan lỗ (kích thước 8 " x 5 ") để bảo đảm thành công tốt hơn và bảo vệ chúng khỏi bị mặt trời đốt cháy. Trong khi che phủ, bề mặt bên trong của túi polythene được phun nước và được che phủ phía trên cành ghép để giữ ẩm bên trong. Phun nước bằng bình phun sương là rất tốt để đảm bảo thành công tốt hơn.
Ở Kenya, túi polythen màu sữa được sử dụng cho tỉ lệ ghép thành công cao hơn. Một que được chèn vào bên trong phía trên cây ghép và đầu thấp hơn của ở cổ rễ được cột chặt lại và giữ ẩm, sau đó phần phía trên hơn của vết ghép cũng được cột lại bằng cách dùng một que chống cho gốc ghép được ghép phía bên. Người ta tuân theo qui trình này để tạo ẩm độ thích hợp giúp ghép thành công tốt hơn (Van der Vossen, 1977).
+ Tháo bỏ dây polythene
Sau ghép 1 tháng, một vài chồi mới phát sinh từ chồi ghép, cho biết việc ghép đã thành công. Dây buộc polythene nên được tháo ra sau ghép 45- 60 ngày để tạo điều kiện cho cây ghép phát triển. Việc chậm bỏ dây buộc gây một thắt eo cho cây ghép, dẫn đến gãy chồi ghép ở phần bị thắt eo.
Thành công này phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép, điều kiện môi trường, tình trạng sinh lý, sinh hóa của gốc ghép và chồi ghép, cũng như là đặc tính của cây được sử dụng. Tuy nhiên, ở Kenya, tỉ lệ sống đạt 85% ở những cây ghép có chụp bao plastic và được che chắn bởi giấy màu nâu (Van der Vossen, 1977).
Sau khi sự hợp nhất đã xảy ra, thông thường có 2 chồi vượt được phát sinh từ phần đốt của chồi ghép, trong đó một chồi mọc nhanh hơn và một chồi mọc chậm. Chồi mọc khoẻ được giữ lại, chồi yếu hơn được vặt đi. Sức sống và khả năng phát chồi mới phụ thuộc vào kích thước và tuổi của gốc ghép cũng như mùa ghép.
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc ghép
- Sự tương hợp, dạng cây, nhiệt độ, ẩm độ, điều kiện Oxy, sự hành thạo của người ghép,kỹ thuật ghép, sức khoẻ của gốc ghép và chồi ghép, tuổi của chồi ghép và gốc ghép, tình trạng sinh lý và sinh hóa, đặc điểm thực vật của gốc ghép và chồi ghép
+ Tính tương hợp (compatibility) là khả năng của hai cây khác nhau, được ghép chung, tạo ra được sự tiếp hợp thành công tốt và về sau phát triển tốt thành một cây hỗn hợp hoàn chỉnh. Dĩ nhiên, hiện tượng ngược lại thì gọi là tính không hợp (incompatibility), giữa một tiếp hợp ghép hợp với không hợp không có ranh giới rõ rệt. Một mặt, gốc và chồi ghép của những cây quan hệ gần dễ dàng kết hợp và mọc thành một cây. Mặt khác, gốc và chồi của hai cây không có quan hệ ghép chung thì hầu như hoàn toàn không kết hợp. Nhiều phối hợp ghép nằm giữa hai thái cực này, trong đó thoạt đầu chúng có tiếp hợp, thành công thấy rõ, nhưng dần dần bộc lộ những triệu chứng suy thoái theo thời gian, do tiếp hợp bị hư hỏng hay xuất hiện kiểu sinh trưởng bất thường.
+ Triệu chứng của sự ghép không tương hợp.
Sự tiếp hợp không tốt nơi ghép do sự không hợp thường luôn có đi kèm với một số triệu chứng bên ngoài. Dưới đây là các triệu chứng đi kèm với các tổ hợp ghép không phù hợp:
- Không thành lập được sự hợp nhất trong khi ghép.
- Tỉ lệ ghép thành công thấp.
- Cây ghép chết ngay cả sau khi sự hợp nhất đã xảy ra.
- Lá vàng và rụng trong giai đoạn chưa thành thục.
- Triệu chứng thiếu dinh dưỡng.
- Sinh trưởng tốt hay xấu ở phía trên và dưới vết ghép.
- Tạo những khối u (sưng phồng quá mức) ở vết ghép.
- Gãy cây ở vết ghép.
+ Các lý do của sự không tương hợ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status