Một số kết quả phòng trừ bệnh chết nhanh gây hại hồ tiêu tại Đak Nông - pdf 15

Download miễn phí Một số kết quả phòng trừ bệnh chết nhanh gây hại hồ tiêu tại Đak Nông



Nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh cây hồ tiêu sinh sản và phát triển mạnh trong điều kiện có nước. Vì vậy, biện pháp tưới vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát sinh và gây hại của bệnh trên đồng ruộng. Theo dõi chế độ tưới và tiêu nước, cho thấy việc làm bồn theo tập quán của người dân trồng tiêu để chứa nước tưới vào mùa khô, trong mùa mưa, khả năng thoát nước rất kém, vì vậy ở các công thức làm bồn bệnh phát triển nhanh và tỷ lệ bệnh cao (từ 18,7 – 22 %) so với các công thức không làm bồn (9,3 – 11,3 %). Kết quả này là phù hợp với kết quả điều tra trên đồng ruộng, ở tất cả các diện tích trồng tiêu có đào bồn sâu quanh gốc, nhiều ruộng cho tỷ lệ bệnh rất cao (80 – 85%),



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MộT Số KếT QUả PHòNG TRừ
BệNH CHếT NHANH GÂY HạI Hồ TIÊU TạI ĐAK NÔNG
MANAGEMENT FOR THE QUICK WILT DISEASE on BLACK PEPPER IN DAKNONG
Phạm Ngọc Dung(1), Ngô Vĩnh Viễn(1),
Nguyễn Văn Tuất(1), Nguyễn Thị Ly(1),
Trần Ngọc Khánh(1), Hồ Gấm(2)
Nguyễn Quang Tuấn(3)
Abstract
All Phytophthora species require free water in the environment to become active. Management of water is one of the most important culturae to control diseases. The first step in preventing the disease is to plant on well-drain sites. Mulching (straw, café peel, dry weed) stimulates plant root growth, increase nutrient uptake, decreases evaporation from the soil. The application of organic and antagonistic microorganism (Trichoderma hazianum) and microorganism fertilize (MT1 and Komic) encourage the development of microorganisms that are antagonistic to Phytophthora capsici. Removal of diseased vines, followed by application AGRI-FOS 400 (0.5 – 1%) around the diseased roots to prevent spread to other vines. Application of AGRI-FOS 400 is recommended at the beginning of the wet season (in April and May), with follow-up spray at 15 day intervals.
I. Đặt vấn đề
1. Viện Bảo vệ thực vật
2. Sở Khoa học công nghệ Tỉnh Đăk Nông
3. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Nông
Việt Nam hiện nay là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Các vùng trồng hồ tiêu chủ yếu ở nước ta tập trung từ Quảng Trị đến các vùng đất đỏ cao nguyên Trung bộ, Đông Nam bộ và Đảo Phú Quốc. Từ năm 1995 trở lại đây, cây hồ tiêu được phát triển với qui mô và tốc độ khá lớn, điển hình là các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Bình Dương, Bình Phước, Quảng Trị, Phú Quốc và Đồng Nai. Chỉ tính riêng hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông thì từ năm 1995 cho đến nay, diện tích hồ tiêu mới phát triển lên tới gần 10.000 ha. Định hướng của ngành sản xuất hồ tiêu đến năm 2010 - 2020 giữ diện tích khoảng 50.000 ha, giá trị xuất khẩu đạt trên 240 triệu USD/ năm.
Theo báo cáo của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đăk Nông diện tích hồ tiêu của tỉnh năm 2005 giảm nhiều so với năm 2004 khoảng 1.200 ha, một trong những nguyên nhân quan trọng là do tác hại của sâu bệnh, trong đó phải kể đến hiện tượng chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật năm (2005), tỷ lệ bệnh chết nhanh tại các vùng khoảng: 10 – 15 %, nặng nhất ở 2 xã Đăk Sin và Đạo Nghĩa của huyện ĐăkRLấp, có những vườn tỷ lệ thiệt hại lên tới 80 – 90 %.
Tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng các biện pháp để phòng trừ bệnh này còn rất hạn chế. Để có các giải pháp quản lý bệnh tổng hợp, chúng tui tiến hành các thí nghiệm, thử nghiệm nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh chết nhanh cây hồ tiêu tại Đăk Nông.
II. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến phát sinh và gây hại của bệnh chết nhanh cây hồ tiêu
+ Phương pháp tiến hành: thí nghiệm diện rộng, không nhắc lại, mỗi công thức 200 trụ tiêu.
Nền phân bón : (10 kg phân hữu cơ + 2 kg phân Komic + 400 g Ure + 500g Super lân + 400g Kali clorua)/trụ.
+ Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cây bị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc giữ ẩm cây hồ tiêu khác nhau (Bố trí tương tự thí nghiệm phân bón)
2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến phát sinh và gây hại của bệnh chết nhanh trên hồ tiêu
+ Phương pháp tiến hành: Thí nghiệm diện hẹp, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, 30 trụ/ 1 lần nhắc. Bố trí theo khối nhẫu nhiên tuần tự.
+ Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cây bị bệnh chết nhanh (thối rễ) trên cây hồ tiêu
2.4. Hiệu quả ức chế của một số chế phẩm sinh học đối với bệnh chết nhanh
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên tuần tự, nhắc lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm:48 trụ/ô thí nghiệm
2.5.Tìm hiểu hiệu lực của thuốc hoá học đến bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây nên trên đồng ruộng
Các thuốc Aliette, Ridomil gold, Fungal, Agrifos 400 đã được sử dụng trong thí nghiệm phòng trừ bệnh chết nhanh cây hồ tiêu, các loại thuốc đều được tưới 2 lần vào đầu mùa mưa (20/4), lần 2 cách lần 1 là 15 ngày. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, nhắc lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm: 35 trụ/ 1 ô thí nghiệm
2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý thuốc AGRI-FOS 400 đến bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây nên
Phương pháp tiến hành: thí nghiệm diện rộng không nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 300 trụ. Tiến hành theo dõi vào các tháng: 1, 2, 3, 4, 5 sau xử lý.
2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm xử lý thuốc AGRI-FOS 400 đến bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây nên
Phương pháp tiến hành: thí nghiệm diện rộng không nhắc lại, mỗi công thức 200 trụ. Tưới quanh gốc cây, nồng độ 1%, lượng dùng 5l/trụ. Xử lý vào các thời gian đã nêu ở trên.
III. Kết quả và thảo luận
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới, tiêu nước
Nấm Phytophthora gây bệnh chết nhanh cây hồ tiêu sinh sản và phát triển mạnh trong điều kiện có nước. Vì vậy, biện pháp tưới vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát sinh và gây hại của bệnh trên đồng ruộng. Theo dõi chế độ tưới và tiêu nước, cho thấy việc làm bồn theo tập quán của người dân trồng tiêu để chứa nước tưới vào mùa khô, trong mùa mưa, khả năng thoát nước rất kém, vì vậy ở các công thức làm bồn bệnh phát triển nhanh và tỷ lệ bệnh cao (từ 18,7 – 22 %) so với các công thức không làm bồn (9,3 – 11,3 %). Kết quả này là phù hợp với kết quả điều tra trên đồng ruộng, ở tất cả các diện tích trồng tiêu có đào bồn sâu quanh gốc, nhiều ruộng cho tỷ lệ bệnh rất cao (80 – 85%), (Kết quả bảng 1).
Bảng 1. ảnh hưởng của chế độ tưới, tiêu nước đến mức độ nhiễm bệnh chết nhanh
(Gia Nghĩa-Đăk Nông)
TT
Công thức
TLB % qua các tháng điều tra
15/6/07
15/7/07
15/8/07
15/9/07
15/10/07
15/11/07
15/12/07
1
CT1
0,0
2,0
8,0
16,0
22,0
10,7
5,3
2
CT2
0,7
1,3
2,7
6,0
11,3
4,7
1,3
3
CT3
0,0
2,7
4,0
12,7
18,7
8,0
4,0
4
CT4
0,0
1,3
2,0
3,3
9,3
3,3
2,0
Ghi chú:
CT1: Tưới gốc + làm bồn đắp bờ xung quanh gốc
CT2 : Tưới gốc + không làm bồn
CT3 : Tưới phun + làm bồn đắp bờ xung quanh gốc
CT4 : Tưới phun + không làm bồn
3.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc
Tủ gốc để giữ ẩm cho gốc cây hồ tiêu vào đầu mùa khô giúp cho bộ rễ của cây phát triển tốt, bổ sung thêm chất hữu cơ cho cây, tăng độ xốp của đất và tạo điều kiện cho đất thoát nước dễ dàng hơn trong mùa mưa. Kết quả cho thấy biện pháp tủ gốc thì tỷ lệ bệnh thấp hơn (8,0% sau 12 tháng) so với công thức đối chứng không tủ gốc tỷ lệ bệnh là 12,0%. (Kết quả biểu hiện ở bảng 2).
Bảng 2. ảnh hưởng của vật liệu tủ gốc đến bệnh chết nhanh
(Đak Nia-Đăk Nông,2006)
TT
Công thức thí nghiệm
Tỷ lệ bệnh (%)
Trước
tủ gốc
Sau 6 tháng
Sau 9 tháng
Sau 12 tháng
1
Phủ vỏ trấu + 1/3 phân chuồng hoai
1,3
2,7
5,3 a
6,0 a
2
Phủ rơm
1,3
3,3
6,0 a
6,7 a
3
Phủ vỏ cà phê ủ hoai
1,3
2,7
6,0 a
8,0 a
4
Không tủ gốc
0,7
4,7
11,3 b
12,0 b
LSD (%)
3,6
3,4
CV (%)
26,7
22,4
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng của cây và tỷ lệ bệnh
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và khả năng hạn chế bệnh đối với câ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status