Phát triển hệ thống tái sinh ở cây đậu xanh (vigna radiata (l.) wilczek) phục vụ chọn dòng chịu hạn và chuyển gen - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Phát triển hệ thống tái sinh ở cây đậu xanh (vigna radiata (l.) wilczek) phục vụ chọn dòng chịu hạn và chuyển gen



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục. iii
Những chữ viết tắt. vi
Danh mục các bảng. vii
Danh mục các hình. . viii
Mở đầu. . 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu. 3
1.1. Sơ lược về cây đậu xanh.
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại.
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam .
1.2. Ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong cải tiến giống cây trồng. 7
1.2.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật.
1.2.1.1. Cơ sở tế bào học của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật .
1.2.1.2. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nuôi cấy
mô tế bào thực vật .
1.2.2. Hệ thống nuôi cấy để chọn dòng . 10
1.2.3. cách chọn dòng . . 12
1.2.4. Tái sinh cây . 13
1.3. Nghiên cứu chọn giống cây trồng bằng kỹ thuật chọn dòng soma và hệ
thống tái sinh ở thực vật và cây đậu xanh.
1.3.1. Nghiên cứu chọn giống cây trồng bằng kỹ thuật chọn dòng tế bào soma .
1.3.2. Nghiên cứu hệ thống tái sinh ở thực vật và ở cây đậu xanh
Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu . 18
2.1. Vật liệu nghiên cứu . 18
2.1.1.Vật liệu thực vật . 18
2.1.2. Hoá chất và thiết bị . 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 19
2.2.1. Nhóm phương pháp nuôi cấy in vitro. 20
2.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng chịu mất nước của mô sẹo.
2.2.2.1. Phương pháp xử lý mô sẹo bằng thổi khô .
2.2.2.2. Chọn lọc mô sẹo sống sót sau khi xử lý bằng thổi khô và tái sinh cây .
2.2.2.3. Tạo cây hoàn chỉnh từ mô sẹo chọn lọc
2.2.2.4. Phương pháp ra cây
2.2.3. Phương pháp tạo đa chồi từ mắt lá mầm . 24
2.2.4. Phương pháp xử lý kết quả và tính toán số liệu. 24
Chương 3. Kết quả và thảo luận . 26
3.1. Hệ thống tái sinh cây đậu xanh từ mô sẹo . 26
3.1.1. Ảnh hưởng nồng độ các chất đến kết quả khử trùng hạt . 26
3.1.2. Ảnh hưởng của các chất 2.4D, BAP,GA3, NAA đến khả năng tạo
mô sẹo và tái sinh cây từ mô sẹo.
3.1.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4 D đến khả năng tạo mô sẹo từ phôi đậu xanh .
3.1.2.2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh cây từ mô sẹo phôi đậu xanh .
3.1.2.3. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng kéo dài chồi của đậu xanh.
3.1.2.4. Ảnh hưởng của α- NAA đến khả năng ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh .
3.1.3. Nhận xét về môi trường nuôi cấy mô cây đậu xanh 37
3.2. Độ mất nước và khả năng chịu mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh
các giống nghiên cứu 37
3.2.1.Mức độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh của các giống nghiên cứu. 37
3.2.2. Khả năng chịu mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau khi xử lý bằng thổi khô .39
3.2.3. Nhận xét về khả năng chịu mất nước của mô sẹo sau khi xử lý bằng
thổi khô của các giống đậu xanh nghiên cứu 42
3.3. Kết quả tái sinh cây đậu xanh từ mắt lá mầm. 43
3.3.1.Môi trường nảy mầm của hạt . 43
3.3.2. Môi trường tạo đa chồi 43
3.3.3. Môi trường kéo dài chồi. 45
3.3.4. Môi trường ra rễ . 46
3.3.5. Ra cây và chế độ chăm sóc . 46
3.3.6. Nhận xét về môi trường tái sinh từ mắt lá mầm. 47
Kết luận và đề nghị. 48
Công trình công bố liên quan đến luận văn . 49
Tài liệu tham khảo. 50



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t sau chọn lọc được nhiều khi đó chỉ là các mô
sẹo được trải qua quá trình huấn luyện.
Hệ thống tế bào được sử dụng là các tế bào nuôi dịch lỏng hay trộn tế
bào vào môi trường thạch chứa chất chọn lọc hay cấy trực tiếp lên môi trường
chọn lọc. Điều kiện chọn lọc ở đây là sự có mặt của tác nhân chọn lọc với nồng
độ hay mức độ khác nhau gây tác động trực tiếp lên sinh trưởng của tế bào.
Những tế bào sống sót phân chia thành cụm mô sẹo mới. Dòng chống chịu
thường xuất hiện từ một phần của khối tế bào nuôi cấy này.
Điểm hạn chế lớn nhất trong chọn dòng bằng nuôi cấy mô sẹo là chọn lọc không triệt
để do kích thước lớn và không đồng nhất của khối mô. Vì vậy để đạt được hiệu quả
cao người ta phải sử dụng các khối mô có kích thước nhỏ và đều nhau [25].
Chọn lọc gián tiếp: Chọn lọc gián tiếp đôi khi là chọn lọc mô sẹo có khả
năng sống sót nhờ một khuyết tật nào đó của tế bào trên môi trường có chứa tác
nhân chọn lọc.
Chọn lọc tổng thể: Các tế bào dị dưỡng thường được chọn theo phương
pháp xử lý đột biến và nuôi trên môi trường có chứa yếu tố dinh dưỡng cần
thiết.
1.2.4. Tái sinh cây
Tái sinh cây được xem là khâu mấu chốt quyết định thành công trong
chọn dòng tế bào, nhiều nhà nghiên cứu thực nghiệm thu được các tế bào sống
sót nhưng lại không tái sinh được cây hoàn chỉnh. Nguyên nhân là chưa xác
định một cách đầy đủ đặc điểm quá trình phân hoá hình thái của sự tái sinh cây.
Hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy mô và tái sinh cây là khâu quan trọng đầu
tiên khi bắt tay vào công việc chọn dòng biến dị soma. Theo Raghava và Nabors
(1985) [32] cần chú ý đến các yếu tố sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
(1) Nguồn mẫu vật nuôi cấy có tế bào sinh trưởng với tốc độ nhanh (mô phân
sinh, phôi non…).
(2) Môi trường và điều kiện nuôi cấy: pH, chiếu sáng, nhiệt độ…
(3) Nồng độ và tỷ lệ thích hợp của auxin và cytokinin.
(4) Số lần cấy chuyển.
(5) Tỷ lệ giữa khối lượng mô sẹo và điều kiện chọn lọc.
(6) Sự có mặt của các yếu tố bắt buộc ở môi trường chọn lọc.
Tái sinh cây được xem là khâu quyết định thành công trong chọn dòng tế
bào. Nhiều tác giả sau khi chọn được dòng tế bào đột biến từ nuôi cấy mô sẹo đã
không tái sinh được cây hoàn chỉnh.
Nguồn gốc mô sẹo là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tái sinh
[12]. Mức bội thể của mô sẹo cũng là nguyên nhân gây nên sự khác nhau trong
quá trình tái sinh cây. Mô sẹo đơn bội từ đoạn thân hay mảnh lá của Dautura
innoxia tái sinh chồi nhanh hơn mô sẹo cùng loài của cây lưỡng bội. Ở cây
khoai lang tỷ lệ tái sinh cây từ mô sẹo có nguồn gốc từ lá, thân, rễ, cuống lá là
rất thấp. Mô sẹo có nguồn gốc từ củ khoai lang bị lục hoá mạnh, tạo nhiều rễ và
hầu như không có khả năng tái sinh cây [4].
Khả năng tái sinh cây chịu ảnh hưởng lớn bởi thành phần và nồng độ các
chất kích thích sinh trưởng thực vật được bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Khả
năng tái sinh cây từ mô sẹo có hiệu quả cao ở nhiều đối tượng cây trồng khi bổ
sung các chất sinh trưởng thuộc nhóm cytokinin. Theo nghiên cứu của Dix
(1990), mô sẹo có khả năng phân hoá tốt trên môi trường MS cơ bản có bổ sung
α – NAA (0,4mg/l) BAP (10mg/l). Sau đó chuyển sang nuôi cấy ở môi trường
MS cơ bản không có chất kích thích sinh trưởng các mô này vẫn có khả năng tái
sinh cao [28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Khả năng tái sinh cũng chịu ảnh hưởng của thành phần môi trường nuôi
cấy. Nghiên cứu của Poddar (1998) cho thấy, hàm lượng amonium nitrat có ảnh
hưởng đến khả năng tái sinh cây ở cây Eleusine coracana [39]. Bổ sung
Spemidine trong quá trình nuôi cấy mô sẹo lúa với thời gian dài 12 tháng đã làm
tăng khả năng tái sinh cây [9], Abdul và cs (1999) đã phát hiện sự gia tăng hàm
lượng α – amylase ở những mô có khả năng tái sinh cao ở lúa [18].
Khả năng sinh trưởng và tái sinh cây tăng lên ở các mô sau khi xử lý các
điều kiện cực đoan đã được nhiều tác giả đề cập (Nabors và cs, 1983) [37].
Nguyễn Hoàng Lộc, 1992 cũng thu được kết quả tương tự khi tái sinh cây ở các
mô chịu muối và mất nước ở thuốc lá [9]. Nguyên nhân của hiện tượng này có
thể là dưới tác động của các điều kiện cực đoan ở một mức độ và thời gian nhất
định những mô hay tế bào “yếu” thường chết, chỉ còn những tế bào có sức sống
cao mới sống sót và cho hiệu quả tái sinh cao.
1.3. NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG BẰNG KỸ THUẬT CHỌN
DÒNG TẾ BÀO SOMA VÀ HỆ THỐNG TÁI SINH Ở THỰC VẬT VÀ CÂY
ĐẬU XANH
1.3.1. Nghiên cứu chọn giống cây trồng bằng kỹ thuật chọn dòng tế bào soma
Cho đến nay kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được ứng dụng rộng
rãi trong lĩnh vực chọn dòng tế bào, đặc biệt là chọn dòng chống chịu stress môi
trường như chịu hạn, chịu lạnh, chịu muối NaCl, chịu nhôm [2]. Mundy và cs
(1988) đã tiến hành gây mất nước mô sẹo lúa và đã nhận thấy ABA là chất tăng
khả năng giữ nước và chịu mất nước của mô sẹo lúa [35]. Bằng việc bổ sung
PEG8000 vào môi trường nuôi cấy mô sẹo giống lúa Khao Dawk Mali 105,
Adkins và cs (1995) đã chọn được dòng lúa chịu hạn có những tính trạng nông
học quan trọng và khả năng chịu hạn được duy trì và ổn định ở thế hệ R2 [19].
Bằng phương pháp thổi khô mô sẹo lúa, Đinh Thị Phòng và cs (1998, 2001) đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
chọn tạo được 3 giống lúa DR1, DR2, DR3 cho năng suất cao, ổn định, có khả
năng chịu hạn, chịu lạnh hơn hẳn giống gốc [12].
Lê Trần Bình và cs (1998) đã chọn được hai dòng có khả năng chịu muối là C0
và C8. Bằng phương pháp nuôi cấy tế bào huyền phù từ mô sẹo lúa trong môi
trường có bổ sung AlCl3 ở nồng độ từ 0 – 600pPhần mềm có pH tương ứng từ 5,8 –
2,71, tác giả cũng chọn được một số giống địa phương như pokaly, cườm, chiêm
bầu và một cố giống lúa lai như tép lai, CR203 có khả năng chống chịu [2].
Ngoài ra khi xử lý nhiệt độ thấp tác giả cũng chọn được một số dòng lúa từ các
loài phụ Japonica, Javanica và Indica có khả năng chịu lạnh (10C). Xử lý nhiệt
độ cao ở giai đoạn mô sẹo của một số giống lúa, Nguyễn Thị Tâm (2004), đã tạo
được 197 dòng mô có khả năng chịu nóng ở 400C, 420C và 520 dòng cây xanh [14].
Bằng kỹ thuật nuôi cấy mô sẹo thuốc lá kết hợp với việc tiền xử lý bằng ABA,
manitol và saccharose, Nguyễn Hoàng Lộc (1993) [9] cũng thu được 3 dòng
thuốc lá SC1, SC2, SC3 (của các giống BV23-5, BG, NTH tương ứng) có khả
năng chịu được sự mất nước cực đoan (mô mất nước trên 90% so với khối lượng
tươi). Kết quả phân tích về các đặc điểm sinh lý – sinh hoá ở các dòng thuốc lá
này cho thấy tính chịu mất nước được điều khiển bởi một nhóm gen.
1.3.2. Nghiên cứu hệ thống tái sinh ở thực vật và ở cây đậu xanh
Trong thực tế đậu xanh được sản xuất dễ dàng và hoàn toàn không có nhu
cầu nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status